Chứng khoán thế giới: Bước đột phá từ Nhật
Ngày 2/4, chứng khoán thế giới chứng kiến sự lạc quan mạnh mẽ của châu Á, hồ hởi ở châu Âu nhưng trầm lắng ở Mỹ
Ngày 2/4, chứng khoán thế giới chứng kiến sự lạc quan mạnh mẽ của châu Á, hồ hởi ở châu Âu nhưng trầm lắng ở Mỹ.
Chứng khoán châu Á: Thừa thắng xông lên…
Những thông tin tích cực từ thị trường tài chính Mỹ đã làm tăng hy vọng với các nhà đầu tư châu Á về khả năng cuộc khủng hoảng tín dụng sẽ đi qua. Điều đó đã hối thúc các nhà đầu tư mua vào.
Kết quả ngày giao dịch hôm nay khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi “choáng” khi các chỉ số chính không những tăng mà còn tăng “bất thường”.
Các chỉ số đều tăng trên 2%, riêng chỉ số Nikkei 225 tăng trên 4%, trong khi chỉ số Shanghai Composite cũng thoát khỏi mầu đỏ vốn ngự trị hai phiên đầu tuần.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 tiếp tục tăng 532,94 điểm, tương ứng 4,21%, đóng cửa ở mức 13.189,36. Đây là mức tăng cao nhất trong một tháng qua của chỉ số này.
Cùng tăng điểm mạnh trong ngày giao dịch lại là chỉ số Hang Seng của Hồng Kông, chỉ số này tiếp tục tăng thêm 734,97 điểm, tương ứng với 3,18%. Tiếp đó, chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc cũng tăng thêm 39,94 điểm(2,35%).
Hai chỉ số khác cũng tăng điểm trong ngày giao dịch là chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan, chỉ số Straits Times của Singapore với mức tăng lần lượt là 2,2% và 2,56%.
Cuối cùng, thông tin vui đã đễn với thị trường chứng khoán Trung Quốc khi chỉ số Shanghai Composite đã tìm được màu xanh. Dù trước đó đã giảm tới gần 5% sau thông tin về việc siết chặt hơn trong chính sách tiền tệ của quốc gia này. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này tăng 0,56%.
Chứng khoán Châu Âu: Khối ngân hàng lạc quan hơn
Khối ngân hàng là động lực giúp chứng khoán châu Âu tăng điểm trong phiên giao dịch hôm thứ Tư, điều đáng chú ý là đối với các nhà đầu tư châu Âu, dường như họ đã nghiêng về quan điểm rằng lĩnh vực tài chính sẽ sáng sủa hơn.
Thực tế những nghi ngại liên quan đến ngân hàng UBS của Thuỵ Sỹ đã được “hoá giải” bằng phiên tăng điểm lên đến gần 5% của cổ phiếu này, trong khi màu xanh vẫn hiện lên trên bảng điện tử ba chỉ số chính này.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 63,30 điểm, tương đương 1,08%, đóng cửa ở mức 5.915,90. Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,4 tỷ cổ phiếu, thấp hơn 200 triệu cổ phiếu so với phiên giao dịch trước đó.
Trong khi đó, chỉ số DAX của Đức đã tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch này khi tăng 57,11điểm, tương ứng với 0,85%, đóng cửa ở mức 6.777,44. Khối lượng giao dịch vẫn duy trì như phiên giao dịch trước đó, 4,3 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp, kết thúc ngày giao dịch chỉ số này tăng 0,94%, khối lượng giao dịch đạt 204 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ: Điều chỉnh giảm
Hôm qua, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phát biểu: “Một cuộc suy thoái kinh tế có thể xảy ra đối với nước Mỹ”.
Trong khi đó, giá dầu thô tại New York đã tăng 3,85 USD/thùng hay 3,81%, đóng cửa ở mức 104,83 USD/thùng.
Những thông tin trên cộng với việc tăng điểm mạnh phiên trước đó đã kéo 3 chỉ số chính phiên giao dịch này cùng giảm điểm.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 48,53 điểm, tương đương -0,38%, đóng cửa ở mức 12.605,83.
Chỉ số Nasdaq đã có phiên đảo chiều sau khi tăng mạnh vào phiên trước đó, kết thúc ngày giao dịch chỉ số này giảm 1,35 điểm, tương ứng với -0,06%, đóng ở mức 2.361,40.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 cũng giảm 2,65 điểm, tương đương -0,19%, đóng cửa cuối ngày giao dịch ở mức 1.367,53.
Để nhận định cho phiên giao dịch tới, giới phân tích cho rằng: ngày giao dịch thứ Năm (dự kiến thông bố thông tin) các nhà đầu tư sẽ được biết thông tin cụ thể của thương vụ JP Morgan mua lại Bear Stearns và nếu mọi điều tốt đẹp, có thể thị trường sẽ xanh trở lại…
Chứng khoán châu Á: Thừa thắng xông lên…
Những thông tin tích cực từ thị trường tài chính Mỹ đã làm tăng hy vọng với các nhà đầu tư châu Á về khả năng cuộc khủng hoảng tín dụng sẽ đi qua. Điều đó đã hối thúc các nhà đầu tư mua vào.
Kết quả ngày giao dịch hôm nay khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi “choáng” khi các chỉ số chính không những tăng mà còn tăng “bất thường”.
Các chỉ số đều tăng trên 2%, riêng chỉ số Nikkei 225 tăng trên 4%, trong khi chỉ số Shanghai Composite cũng thoát khỏi mầu đỏ vốn ngự trị hai phiên đầu tuần.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 tiếp tục tăng 532,94 điểm, tương ứng 4,21%, đóng cửa ở mức 13.189,36. Đây là mức tăng cao nhất trong một tháng qua của chỉ số này.
Cùng tăng điểm mạnh trong ngày giao dịch lại là chỉ số Hang Seng của Hồng Kông, chỉ số này tiếp tục tăng thêm 734,97 điểm, tương ứng với 3,18%. Tiếp đó, chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc cũng tăng thêm 39,94 điểm(2,35%).
Hai chỉ số khác cũng tăng điểm trong ngày giao dịch là chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan, chỉ số Straits Times của Singapore với mức tăng lần lượt là 2,2% và 2,56%.
Cuối cùng, thông tin vui đã đễn với thị trường chứng khoán Trung Quốc khi chỉ số Shanghai Composite đã tìm được màu xanh. Dù trước đó đã giảm tới gần 5% sau thông tin về việc siết chặt hơn trong chính sách tiền tệ của quốc gia này. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này tăng 0,56%.
Chứng khoán Châu Âu: Khối ngân hàng lạc quan hơn
Khối ngân hàng là động lực giúp chứng khoán châu Âu tăng điểm trong phiên giao dịch hôm thứ Tư, điều đáng chú ý là đối với các nhà đầu tư châu Âu, dường như họ đã nghiêng về quan điểm rằng lĩnh vực tài chính sẽ sáng sủa hơn.
Thực tế những nghi ngại liên quan đến ngân hàng UBS của Thuỵ Sỹ đã được “hoá giải” bằng phiên tăng điểm lên đến gần 5% của cổ phiếu này, trong khi màu xanh vẫn hiện lên trên bảng điện tử ba chỉ số chính này.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 63,30 điểm, tương đương 1,08%, đóng cửa ở mức 5.915,90. Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,4 tỷ cổ phiếu, thấp hơn 200 triệu cổ phiếu so với phiên giao dịch trước đó.
Trong khi đó, chỉ số DAX của Đức đã tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch này khi tăng 57,11điểm, tương ứng với 0,85%, đóng cửa ở mức 6.777,44. Khối lượng giao dịch vẫn duy trì như phiên giao dịch trước đó, 4,3 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp, kết thúc ngày giao dịch chỉ số này tăng 0,94%, khối lượng giao dịch đạt 204 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ: Điều chỉnh giảm
Hôm qua, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phát biểu: “Một cuộc suy thoái kinh tế có thể xảy ra đối với nước Mỹ”.
Trong khi đó, giá dầu thô tại New York đã tăng 3,85 USD/thùng hay 3,81%, đóng cửa ở mức 104,83 USD/thùng.
Những thông tin trên cộng với việc tăng điểm mạnh phiên trước đó đã kéo 3 chỉ số chính phiên giao dịch này cùng giảm điểm.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 48,53 điểm, tương đương -0,38%, đóng cửa ở mức 12.605,83.
Chỉ số Nasdaq đã có phiên đảo chiều sau khi tăng mạnh vào phiên trước đó, kết thúc ngày giao dịch chỉ số này giảm 1,35 điểm, tương ứng với -0,06%, đóng ở mức 2.361,40.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 cũng giảm 2,65 điểm, tương đương -0,19%, đóng cửa cuối ngày giao dịch ở mức 1.367,53.
Để nhận định cho phiên giao dịch tới, giới phân tích cho rằng: ngày giao dịch thứ Năm (dự kiến thông bố thông tin) các nhà đầu tư sẽ được biết thông tin cụ thể của thương vụ JP Morgan mua lại Bear Stearns và nếu mọi điều tốt đẹp, có thể thị trường sẽ xanh trở lại…
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.654,36 | 12.605,83 | -48,53 | -0,38 |
Nasdaq | 2.362,75 | 2.361,40 | -1,35 | -0,06 | |
S&P 500 | 1.370,18 | 1.367,53 | -2,65 | -0,19 | |
Anh | FTSE 100 | 5.852,60 | 5.915,90 | +63,30 | +1,08 |
Đức | DAX | 6.720,33 | 6.777,44 | +57,11 | +0,85 |
Pháp | CAC 40 | 4.866,00 | 4.911,97 | +45,97 | +0,94 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.419,72 | 8.605,32 | +185,60 | +2,20 |
Nhật | Nikkei 225 | 12.656,42 | 13.189,36 | +532,94 | +4,21 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.137,46 | 23.872,43 | +734,97 | +3,18 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.702,25 | 1.742,19 | +39,94 | +2,35 |
Singapore | Straits Times | 3.046,54 | 3.124,61 | +78,07 | +2,56 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.329,16 | 3.347,88 | +18,72 | +0,56 |