Chứng khoán thế giới: Cú “sốc” thứ hai ở Trung Quốc
Ngày 14/4, chứng khoán thế giới giảm điểm, đặc biệt là phiên thứ hai chứng khoán Trung Quốc tiếp tục gây “sốc”
Ngày 14/4, chứng khoán thế giới giảm điểm, đặc biệt là phiên thứ hai chứng khoán Trung Quốc tiếp tục gây “sốc”.
Chứng khoán châu Á: Thất vọng và hơn thế nữa…
Thông tin u ám từ Mỹ đã tạo ra những lo lắng cho toàn thị trường châu Á, diễn biến này đang tạo ra làn sóng bán cổ phiếu trước những suy đoán về “điều tồi tệ nhất” có thể xảy ra ở một số thị trường, đặc biệt là Trung Quốc.
Những thông tin đó đã khiến chứng khoán châu Á tạo ra cú sốc lớn khi các chỉ số giảm và giảm như “mất phanh”.
Điều gì đang diễn ra ở các thị trường?
Sau khi tăng điểm ấn tượng phiên giao dịch cuối tuần trước, chứng khoán Nhật phiên này đã “rơi” với biên độ trên 3%. Đồng Yên tăng giá đã khiến giá cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn của nước này tụt giảm.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 giảm 406,22, tương đương -3,05%, kết thúc ngày giao đầu tuần ở mức 12.917,51.
Chuyển qua thị trường chứng khoán Hồng Kông, chỉ số Hang Seng cũng giảm mạnh bởi tác động từ sự tụt giảm của khối ngân hàng. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này giảm 3,47%.
Sự thất vọng của chứng khoán tiếp tục diễn ra tại các thị trường châu Á khác. Chỉ số KOSPI Composite Hàn Quốc phiên này đã giảm 1,85%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,19%.
Trong khi đó, chứng khoán Singapore chứng kiến sự tụt giảm của cổ phiếu khối tài chính khi thông tin dự báo tình hình kinh doanh quý 1/2008 các ngân hàng lớn nước này tụt giảm. Chỉ số Straits Times phiên này giảm 2,68%.
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục có phiên giao dịch gây sốc mạnh khi chỉ số Shanghai Composite có phiên thứ hai trong vòng 10 ngày qua giảm trên 5%.
Điều các nhà đầu tư đang lo lắng nhất là có thể chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện bổ xung các biện pháp nhằm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng thời kìm chế lạm phát đang leo thang.
Tin này như một đòn giáng vào giới đầu tư chứng khoán và làm các nhà đầu tư đẩy mạnh lượng bán khiến chỉ số Shanghai Composite mất 5,62%. Đáng chú ý nhất trong phiên giao dịch này xuất hiện nhiều mã chứng khoán giảm hết biên độ cho phép, 10%.
Chứng khoán Châu Âu: Tiếp tục đi xuống
Chứng khoán châu Âu tiếp tục có thêm phiên giảm điểm sau thông tin Credit Suisse có thể sẽ bơm thêm tiền vào giải quyết các khoản nợ, đồng thời mức dự báo lợi nhuận trong quý 1/2008 của hãng Philips sẽ giảm. Cổ phiếu của ngành sản xuất ô tô cũng giảm trên 3%.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 63,90 điểm, tương đương -1,08%, đóng cửa ở mức 5.831,60. Khối lượng giao đạt 2,2 tỷ cổ phiếu.
Điểm qua chứng khoán Đức và Pháp: chỉ số DAX phiên này giảm 0,74%, khối lượng giao dịch đạt 4,2 tỷ cổ phiếu. Trong khi đó chỉ số CAC 40 giảm 0,66%, khối lượng giao dịch đạt 158 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ: Sáp nhập các hãng hàng không
Tiếp sau các báo cáo lợi nhuận gây thất vọng của General Electric, Alcoa, nay lại đến ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ, Wachovia. Theo đó, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của hãng này giảm 4,5cents/cổ phiếu so với ước lượng trước đó.
Thông tin này đã đẩy giá cổ phiếu Wachovia giảm 8,1% và kéo theo sự giảm điểm của các “đại gia” khác trong lĩnh vực ngân hàng.
Lĩnh vực bán lẻ trong tháng ba tăng 0,2%, trong khi đó phiên giao dịch hôm qua, giá dàu thô tại New York có lúc tiến đến “đỉnh” 112.43 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 111.76 USD/thùng.
Những thông tin trên khiến các chỉ số chính giảm nhẹ:
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 23,36 điểm, tương đương -0,19%, đóng cửa phiên giao dịch cuối ngày ở mức 12.302,06.
Chỉ số Nasdaq cũng giảm 14,42 điểm, tương ứng với -0,63%, đóng ở mức 2.275,82.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 4,51 điểm, tương đương -0,34%, đóng cửa ở mức 1.328,32.
Khối lượng giao dịch trên thị trường New York đạt 1,18 tỷ cổ phiếu trao tay và ở thị trường Nasdaq là 1,63 tỷ cổ phiếu được giao dịch.
Thông tin khác đến từ các vụ sáp nhập, hai hãng không Delta Air Lines và Northwest Airlines đã đi đến thỏa thuận sáp nhập có giá trị hơn 3 tỷ USD. Thương vụ này đưa họ trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, hai hãng hàng không khác là Continental Airlines và United Airlines cũng đang trong quá trình thương thảo để sáp nhập. Theo người phát ngôn của hai hãng này, tiến trình sáp nhập của họ sẽ kết thúc “chóng vánh”.
Chứng khoán châu Á: Thất vọng và hơn thế nữa…
Thông tin u ám từ Mỹ đã tạo ra những lo lắng cho toàn thị trường châu Á, diễn biến này đang tạo ra làn sóng bán cổ phiếu trước những suy đoán về “điều tồi tệ nhất” có thể xảy ra ở một số thị trường, đặc biệt là Trung Quốc.
Những thông tin đó đã khiến chứng khoán châu Á tạo ra cú sốc lớn khi các chỉ số giảm và giảm như “mất phanh”.
Điều gì đang diễn ra ở các thị trường?
Sau khi tăng điểm ấn tượng phiên giao dịch cuối tuần trước, chứng khoán Nhật phiên này đã “rơi” với biên độ trên 3%. Đồng Yên tăng giá đã khiến giá cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn của nước này tụt giảm.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 giảm 406,22, tương đương -3,05%, kết thúc ngày giao đầu tuần ở mức 12.917,51.
Chuyển qua thị trường chứng khoán Hồng Kông, chỉ số Hang Seng cũng giảm mạnh bởi tác động từ sự tụt giảm của khối ngân hàng. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này giảm 3,47%.
Sự thất vọng của chứng khoán tiếp tục diễn ra tại các thị trường châu Á khác. Chỉ số KOSPI Composite Hàn Quốc phiên này đã giảm 1,85%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,19%.
Trong khi đó, chứng khoán Singapore chứng kiến sự tụt giảm của cổ phiếu khối tài chính khi thông tin dự báo tình hình kinh doanh quý 1/2008 các ngân hàng lớn nước này tụt giảm. Chỉ số Straits Times phiên này giảm 2,68%.
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục có phiên giao dịch gây sốc mạnh khi chỉ số Shanghai Composite có phiên thứ hai trong vòng 10 ngày qua giảm trên 5%.
Điều các nhà đầu tư đang lo lắng nhất là có thể chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện bổ xung các biện pháp nhằm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng thời kìm chế lạm phát đang leo thang.
Tin này như một đòn giáng vào giới đầu tư chứng khoán và làm các nhà đầu tư đẩy mạnh lượng bán khiến chỉ số Shanghai Composite mất 5,62%. Đáng chú ý nhất trong phiên giao dịch này xuất hiện nhiều mã chứng khoán giảm hết biên độ cho phép, 10%.
Chứng khoán Châu Âu: Tiếp tục đi xuống
Chứng khoán châu Âu tiếp tục có thêm phiên giảm điểm sau thông tin Credit Suisse có thể sẽ bơm thêm tiền vào giải quyết các khoản nợ, đồng thời mức dự báo lợi nhuận trong quý 1/2008 của hãng Philips sẽ giảm. Cổ phiếu của ngành sản xuất ô tô cũng giảm trên 3%.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 63,90 điểm, tương đương -1,08%, đóng cửa ở mức 5.831,60. Khối lượng giao đạt 2,2 tỷ cổ phiếu.
Điểm qua chứng khoán Đức và Pháp: chỉ số DAX phiên này giảm 0,74%, khối lượng giao dịch đạt 4,2 tỷ cổ phiếu. Trong khi đó chỉ số CAC 40 giảm 0,66%, khối lượng giao dịch đạt 158 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ: Sáp nhập các hãng hàng không
Tiếp sau các báo cáo lợi nhuận gây thất vọng của General Electric, Alcoa, nay lại đến ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ, Wachovia. Theo đó, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của hãng này giảm 4,5cents/cổ phiếu so với ước lượng trước đó.
Thông tin này đã đẩy giá cổ phiếu Wachovia giảm 8,1% và kéo theo sự giảm điểm của các “đại gia” khác trong lĩnh vực ngân hàng.
Lĩnh vực bán lẻ trong tháng ba tăng 0,2%, trong khi đó phiên giao dịch hôm qua, giá dàu thô tại New York có lúc tiến đến “đỉnh” 112.43 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 111.76 USD/thùng.
Những thông tin trên khiến các chỉ số chính giảm nhẹ:
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 23,36 điểm, tương đương -0,19%, đóng cửa phiên giao dịch cuối ngày ở mức 12.302,06.
Chỉ số Nasdaq cũng giảm 14,42 điểm, tương ứng với -0,63%, đóng ở mức 2.275,82.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 4,51 điểm, tương đương -0,34%, đóng cửa ở mức 1.328,32.
Khối lượng giao dịch trên thị trường New York đạt 1,18 tỷ cổ phiếu trao tay và ở thị trường Nasdaq là 1,63 tỷ cổ phiếu được giao dịch.
Thông tin khác đến từ các vụ sáp nhập, hai hãng không Delta Air Lines và Northwest Airlines đã đi đến thỏa thuận sáp nhập có giá trị hơn 3 tỷ USD. Thương vụ này đưa họ trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, hai hãng hàng không khác là Continental Airlines và United Airlines cũng đang trong quá trình thương thảo để sáp nhập. Theo người phát ngôn của hai hãng này, tiến trình sáp nhập của họ sẽ kết thúc “chóng vánh”.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.325,42 | 12.302,06 | -23,36 | -0,19 |
Nasdaq | 2.290,24 | 2.275,82 | -14,42 | -0,63 | |
S&P 500 | 1.332,83 | 1.328,32 | -4,51 | -0,34 | |
Anh | FTSE 100 | 5.895,50 | 5.831,60 | -63,90 | -1,08 |
Đức | DAX | 6.603,57 | 6.554,49 | -49,08 | -0,74 |
Pháp | CAC 40 | 4.797,93 | 4.766,49 | -31,44 | -0,66 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.909,58 | 8.892,68 | -16,90 | -0,19 |
Nhật | Nikkei 225 | 13.323,73 | 12.917,51 | -406,22 | -3,05 |
Hồng Kông | Hang Seng | 24.667,79 | 23.811,20 | -856,59 | -3,47 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.779,71 | 1.746,71 | -33,00 | -1,85 |
Singapore | Straits Times | 3126,87 | 3.042,96 | -83,91 | -2,68 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.492,89 | 3.296,67 | -196,22 | -5,62 |