Chứng khoán thế giới: Khối tài chính trên đường… dò đáy?
Ngày 24/7, Phố Wall tràn ngập sắc đỏ với sự sụt giảm của khối tài chính trong khi giá dầu tăng lên 125,49 USD/thùng
Ngày 24/7, Phố Wall tràn ngập sắc đỏ với sự sụt giảm của khối tài chính trong khi giá dầu tăng lên 125,49 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ: Khối tài chính trên đường… dò đáy?
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Chín tại NYMEX trong ngày 24/7 đã tăng thêm 1,05 USD/thùng lên mức 125,49 USD/thùng.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ công bố, trong tuần trước số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng lên 406.000 người, cao hơn 34.000 người so với tuần trước đó. Mức tăng này đã cao hơn nhiều so với mức dự báo 376.000 người mà giới phân tích đưa ra trước đó.
Cùng ngày, Hiệp hội Quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ vừa thông báo, doanh số bán nhà đã qua sử dụng (cũ) giảm 2,6% trong tháng Sáu xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua.
Thị trường chứng khoán Phố Wall sụt giảm hơn 2% sau khi đón nhận thông tin không mấy sáng sủa về số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng nhanh và đáng ngại hơn là tình hình nhà đất vẫn trong vòng xoáy nguy hiểm.
Trong những ngày gần đây, sau khi hàng loạt các ngân hàng thông báo lỗ hoặc lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái và kế hoạch giải cứu hai hãng cho vay thế chấp hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản là Fannie Mae và Freddie Mac được ban bố, cổ phiếu khối tài chính đã tăng mạnh trở lại mang niềm lạc quan đến Phố Wall.
Nhưng với thông tin mới về lĩnh vực bất động sản được công bố, khối tài chính đã bộc lộ những điểm yếu mà từ đó giới đầu tư cho rằng “khối tài chính trên đường… dò đáy” vẫn tiếp diễn. Bởi khối tài chính khi “dính” vào hoạt động cho vay thế chấp, vốn chưa giải quyết hết hậu quả của quá khứ, có mối liên hệ mật thiết với nhau và gây phản ứng dây truyền khi có biến động.
Do đó, đón nhận tin xấu, khối này bất ngờ sụt giảm hàng loạt với biên độ giảm lớn gây thất vọng với giới đầu tư.
Cụ thể, cổ phiếu Washington Mutual giảm 13,33%, cổ phiếu Citigroup giảm 9,75%, cổ phiếu của JPMorgan giảm 6,72%, Bank of America mất 8,37%, Fannie Mae và Freddie Mac có mức giảm lần lượt là 19,87% và 18,43%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 283,10 điểm, tương đương -2,43%, đóng cửa ở mức 11.349,28.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 45,77 điểm, tương ứng -1,97%, chốt ở mức 2.280,11.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 sụt giảm 29,65 điểm, tương đương -2,31%, đóng cửa ở mức 1.252,54.
Chứng khoán châu Âu: Đảo chiều đi xuống
Chứng khoán châu Âu bất ngờ đảo chiều giảm điểm sau khi tăng điểm nhiều phiên ấn tượng trước đó. Giá dầu giảm mạnh khiến cổ phiếu khối này đi xuống và cổ phiếu ngành khai mỏ giảm sâu cũng là tác nhân kéo thị mất điểm.
Bên cạnh đó, cổ phiếu của hai nhà sản xuất ôtô, Daimler và Renault được dự báo kém khả quan trong năm nay nên đã sụt giảm lần lượt là 10% và 4,9%. Tuy vậy, nhờ sức tăng của khối tài chính, trong đó cổ phiếu của Credit Suisse tăng 5,3%, Deutsche Bank tăng 1,5%, đã góp phần níu giữ các chỉ số không giảm sâu hơn.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 87,60 điểm, tương đương -1,61%, đóng cửa ở mức 5,362,30, khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,72 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên giao dịch này đã giảm 1,46%, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 4,29 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp cũng giảm 1,38%, khối lượng giao dịch ở mức 197 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Thị trường tiếp tục lên điểm
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ Năm tiếp tục duy trì đà lên điểm với sắc xanh phủ khắp các thị trường cùng biên độ tăng khá ấn tượng.
Thông tin từ Nhật cho hay, xuất khẩu trong tháng Sáu ở nước này đã giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là lần đầu tiêu sau gần 5 năm qua, xuất khẩu ở Nhật giảm xuống. Trước đó, giới phân tích nhận định rằng xuất khẩu sẽ tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc xuất khẩu giảm đã góp phần đẩy thặng dư thương mại của nước này giảm còn 138,6 tỷ Yên (1,28 tỷ USD), tương đương với -88,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Năm tiếp tục duy trì phiên thứ ba tăng điểm trong tuần với biên độ tăng hơn 2% đưa chỉ số Nikkei 225 lên mức cao nhất trong vòng 4 tuần qua.
Đồng Yên giảm giá so với USD đã giúp cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn như Toyota, Canon tăng mạnh kéo thị trường đi lên.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkie 290,38 điểm, tương đương 2,18%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 13.603,31.
Liên quan đến Singapore, Ngân hàng Trung ương nước này vừa nâng dự báo tỷ lệ lạm phát của quốc đảo này từ 5-6% lên 6-7% trong năm nay do tác động từ giá năng lượng, lương thực – thực phẩm leo thang…
Tuy nhiên mức dự báo về tăng trưởng kinh tế từ 4-6% trong năm nay vẫn được giữ nguyên.Được biết, năm ngoái tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 7,7%.
Chứng khoán Singapore phiên này đã đảo chiều với biên độ giảm của chỉ số Straits Times là 0,19%, chốt ở mức 2.973,21 (tính đến 16h)
Chuyển qua các thị trường khác: Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông phiên này giảm 0,20%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên giao dịch này tăng 0,80%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc phiên này tăng 2,16%.
Chứng khoán Trung Quốc phiên giao dịch ngày 24/7 đã tăng điểm trở lại do cổ phiếu của hãng lọc dầu Sinopec và cổ phiếu khối ngân hàng tăng mạnh giúp thị trường có phiên đảo chiều ấn tượng. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 2,55%.
Chứng khoán Mỹ: Khối tài chính trên đường… dò đáy?
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng Chín tại NYMEX trong ngày 24/7 đã tăng thêm 1,05 USD/thùng lên mức 125,49 USD/thùng.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ công bố, trong tuần trước số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng lên 406.000 người, cao hơn 34.000 người so với tuần trước đó. Mức tăng này đã cao hơn nhiều so với mức dự báo 376.000 người mà giới phân tích đưa ra trước đó.
Cùng ngày, Hiệp hội Quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ vừa thông báo, doanh số bán nhà đã qua sử dụng (cũ) giảm 2,6% trong tháng Sáu xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua.
Thị trường chứng khoán Phố Wall sụt giảm hơn 2% sau khi đón nhận thông tin không mấy sáng sủa về số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng nhanh và đáng ngại hơn là tình hình nhà đất vẫn trong vòng xoáy nguy hiểm.
Trong những ngày gần đây, sau khi hàng loạt các ngân hàng thông báo lỗ hoặc lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái và kế hoạch giải cứu hai hãng cho vay thế chấp hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản là Fannie Mae và Freddie Mac được ban bố, cổ phiếu khối tài chính đã tăng mạnh trở lại mang niềm lạc quan đến Phố Wall.
Nhưng với thông tin mới về lĩnh vực bất động sản được công bố, khối tài chính đã bộc lộ những điểm yếu mà từ đó giới đầu tư cho rằng “khối tài chính trên đường… dò đáy” vẫn tiếp diễn. Bởi khối tài chính khi “dính” vào hoạt động cho vay thế chấp, vốn chưa giải quyết hết hậu quả của quá khứ, có mối liên hệ mật thiết với nhau và gây phản ứng dây truyền khi có biến động.
Do đó, đón nhận tin xấu, khối này bất ngờ sụt giảm hàng loạt với biên độ giảm lớn gây thất vọng với giới đầu tư.
Cụ thể, cổ phiếu Washington Mutual giảm 13,33%, cổ phiếu Citigroup giảm 9,75%, cổ phiếu của JPMorgan giảm 6,72%, Bank of America mất 8,37%, Fannie Mae và Freddie Mac có mức giảm lần lượt là 19,87% và 18,43%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 283,10 điểm, tương đương -2,43%, đóng cửa ở mức 11.349,28.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 45,77 điểm, tương ứng -1,97%, chốt ở mức 2.280,11.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 sụt giảm 29,65 điểm, tương đương -2,31%, đóng cửa ở mức 1.252,54.
Chứng khoán châu Âu: Đảo chiều đi xuống
Chứng khoán châu Âu bất ngờ đảo chiều giảm điểm sau khi tăng điểm nhiều phiên ấn tượng trước đó. Giá dầu giảm mạnh khiến cổ phiếu khối này đi xuống và cổ phiếu ngành khai mỏ giảm sâu cũng là tác nhân kéo thị mất điểm.
Bên cạnh đó, cổ phiếu của hai nhà sản xuất ôtô, Daimler và Renault được dự báo kém khả quan trong năm nay nên đã sụt giảm lần lượt là 10% và 4,9%. Tuy vậy, nhờ sức tăng của khối tài chính, trong đó cổ phiếu của Credit Suisse tăng 5,3%, Deutsche Bank tăng 1,5%, đã góp phần níu giữ các chỉ số không giảm sâu hơn.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 87,60 điểm, tương đương -1,61%, đóng cửa ở mức 5,362,30, khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,72 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên giao dịch này đã giảm 1,46%, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 4,29 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp cũng giảm 1,38%, khối lượng giao dịch ở mức 197 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Thị trường tiếp tục lên điểm
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ Năm tiếp tục duy trì đà lên điểm với sắc xanh phủ khắp các thị trường cùng biên độ tăng khá ấn tượng.
Thông tin từ Nhật cho hay, xuất khẩu trong tháng Sáu ở nước này đã giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là lần đầu tiêu sau gần 5 năm qua, xuất khẩu ở Nhật giảm xuống. Trước đó, giới phân tích nhận định rằng xuất khẩu sẽ tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc xuất khẩu giảm đã góp phần đẩy thặng dư thương mại của nước này giảm còn 138,6 tỷ Yên (1,28 tỷ USD), tương đương với -88,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Năm tiếp tục duy trì phiên thứ ba tăng điểm trong tuần với biên độ tăng hơn 2% đưa chỉ số Nikkei 225 lên mức cao nhất trong vòng 4 tuần qua.
Đồng Yên giảm giá so với USD đã giúp cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn như Toyota, Canon tăng mạnh kéo thị trường đi lên.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkie 290,38 điểm, tương đương 2,18%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 13.603,31.
Liên quan đến Singapore, Ngân hàng Trung ương nước này vừa nâng dự báo tỷ lệ lạm phát của quốc đảo này từ 5-6% lên 6-7% trong năm nay do tác động từ giá năng lượng, lương thực – thực phẩm leo thang…
Tuy nhiên mức dự báo về tăng trưởng kinh tế từ 4-6% trong năm nay vẫn được giữ nguyên.Được biết, năm ngoái tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 7,7%.
Chứng khoán Singapore phiên này đã đảo chiều với biên độ giảm của chỉ số Straits Times là 0,19%, chốt ở mức 2.973,21 (tính đến 16h)
Chuyển qua các thị trường khác: Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông phiên này giảm 0,20%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên giao dịch này tăng 0,80%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc phiên này tăng 2,16%.
Chứng khoán Trung Quốc phiên giao dịch ngày 24/7 đã tăng điểm trở lại do cổ phiếu của hãng lọc dầu Sinopec và cổ phiếu khối ngân hàng tăng mạnh giúp thị trường có phiên đảo chiều ấn tượng. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 2,55%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.632,38 | 11.349,28 | -283,10 | -2,43 |
Nasdaq | 2.325,88 | 2.280,11 | -45,77 | -1,97 | |
S&P 500 | 1.282,19 | 1.252,54 | -29,65 | -2,31 | |
Anh | FTSE 100 | 5.449,90 | 5.362,30 | -87,60 | -1,61 |
Đức | DAX | 6.536,09 | 6.440,70 | -95,39 | -1,46 |
Pháp | CAC 40 | 4.408,74 | 4.347,99 | -60,75 | -1,38 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.309,83 | 7.368,08 | +58,25 | +0,80 |
Nhật | Nikkei 225 | 13.312,93 | 13.603,30 | +290,38 | +2,18 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.134,55 | 23.087,72 | -46,83 | -0,20 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.591,76 | 1.626,14 | +34,38 | +2,16 |
Singapore | Straits Times | 2.978,51 | 2.973,21 | +5,77 | +0,19 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.837,84 | 2.910,29 | +72,44 | +2,55 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |