Chứng khoán thế giới: Sóng gió chưa qua, nỗi lo lại tới
Ngày 7/5, chứng khoán Trung Quốc đi xuống cùng với hoài nghi tương lai trong khi thị trường Mỹ ngược hướng với đà tăng giá dầu
Ngày 7/5, chứng khoán Trung Quốc đi xuống cùng với hoài nghi tương lai trong khi thị trường Mỹ ngược hướng với đà tăng giá dầu.
Chứng khoán châu Á: Hướng về Trung Quốc
Phiên giao dịch hôm thứ tư, chứng khoán Nhật mở cửa trở lại sau ngày Quốc lễ với màu xanh trong khi các thị trường khác giảm điểm nhưng tâm điểm tiếp tục vẫn là thị trường Trung Quốc.
Điểm nổi bật phiên giao dịch này đến từ chứng khoán Nhật khi chỉ số Nikkei 225 tăng 53,22, tương đương 0,38%, đóng cửa ở mức 14,102,48, mức cao nhất trong 4 tháng qua. Như vậy, chỉ số này đã tăng 19,6% so với đáy được thiết lập ngày 17/3.
Trái với diễn biến của chứng khoán Nhật, chứng khoán Hồng Kông đã giảm 2,48% do ảnh hưởng từ sự tụt giảm của chứng khoán Đại Lục. Hơn nữa nhiều blue chip trong phiên giao dịch này giảm điểm đặc biệt là khối tài chính.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tăng 0,78%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,61%. Chỉ số KOSPI Composite Hàn Quốc giảm 0,27%.
Liên quan đến thị trường chứng khoán Trung Quốc, giới đầu tư nước này đang có những quan ngại khi ngày 16/5 tới, sẽ có 13,2 tỷ cổ phiếu trong ngân hàng đưa vào giao dịch.
Trong khi đó, sau phiên giảm điểm không đáng kể trong ngày giao dịch hôm thứ ba, phiên này chứng khoán Trung Quốc bất ngờ tụt giảm. Các cổ phiếu khối tài chính và các blue chip khác đi xuống đã kéo toàn thị trường về gam màu đỏ.
Hơn nữa, sự không chắc chắn trong viễn cảnh kinh tế, những quan ngại về tình hình lạm phát cũng như những động thái tiếp theo của cơ quan quản lý thị trường nước này cũng là nguyên nhân kéo chỉ số Shanghai Composite giảm 4,13%.
Chứng khoán châu Âu: Đồng loạt tăng điểm
Ngân hàng Commerzbank của Đức vừa công bố kết quản kinh doanh quý 1/2008, theo đó, lợi nhuận ròng của hãng đạt 280 triệu Euro, giảm 54% so với quý 1/2007.
Trong khi đó, Tập đoàn năng lượng Total của Pháp vừa công bố kết quả kinh doanh lạc quan trong quý 1/2008, theo Total, lợi nhuận của hãng đạt 3,25 tỷ Euro, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông tin khác từ pháp, Tập đoàn viễn thông France (France Telecom) thông báo lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) đạt 4,79 tỷ Euro trong quý 1/2008, bằng với mức dự báo của giới phân tích và tăng 13 triệu Euro so với quý 1/2007.
Chứng khoán châu Âu hôm thứ tư đã có bước đột phá khi đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng 4 tháng qua. Cổ phiếu những tập đoàn năng lượng, xây dựng và công nghệ tăng mạnh đã kéo toàn thị trưởng đi lên và duy trì gam màu xanh trên bảng điện tử cho đến khi đóng cửa ngày giao dịch.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 phiên này tăng 45,80 điểm, tương đương 0,74%, đóng cửa ở mức 6.261,00, khối lượng giao dịch đạt 2,3 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 0,84%, khối lượng giao dịch đạt 4,3 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,68%, khối lượng giao dịch đạt 148 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ: Dow Jones xuống dưới 13.000 điểm
Phiên giao dịch hôm thứ tư, giá dầu thô giao tháng 5 tại New York Mercantile Exchange đã thiết lập thêm một kỷ lục mới nữa, 123,56 USD/thùng sau đó đóng cửa ở mức 123,53 USD/thùng.
Như vậy trong tuần quan, giá dầu liên tục phá kỷ lục nhưng theo giới phân tích, với báo cáo dự trự dầu ở Mỹ giảm 1,6 triệu thùng so với dự báo trước đó khiến giá dầu còn tiếp tục có kỷ lục mới.
Nhiều chuyên gia kinh tế đã đánh giá rằng, giá dầu tăng cao sẽ là lực cản tăng trưởng kinh tế Mỹ, do đó sự phục hồi của kinh tế Mỹ sẽ chậm hơn.
Liên quan đến kinh tế Mỹ, báo cáo của Chính phủ Mỹ cho biết, khối sản xuất phi nông nghiệp tăng 2,2% trong quý 1/2008, tốt hơn mức dự báo 1,5% trước đó và mức 1,8% của quý 1/2007.
Thông tin liên quan đến Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư Merrill Lynch, John Thain đã đưa ra nhận xét về kinh tế Mỹ : “ Tôi tin rằng tình trạng giá nhà ở suy giảm, giá thực phẩm, năng lượng đang tăng và tình trạng thấp nghiệp cao sẽ đẩy lùi mức tiêu dùng. Do đó, những vấn đề này sẽ còn tiếp tục có những ảnh hưởng đối với nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm”.
Dù chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch này nhưng theo các chuyên gia kinh tế, giá dầu chỉ là một tác nhân khiến chứng khoán Mỹ đi xuống, nguyên nhân cơ bản là do chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh trong nhiều tuần trước đó và thị trường đang điều chỉnh lấy lại thế cân bằng.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 206,48 điểm, tương đương -1,59%, đóng cửa ở mức 12.814,35.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 44,82 điểm, tương ứng -1,80%, đóng cửa ở mức 2.438,49.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 25,69 điểm, tương đương -1,81%, đóng cửa ở mức 1.392,57.
Chứng khoán châu Á: Hướng về Trung Quốc
Phiên giao dịch hôm thứ tư, chứng khoán Nhật mở cửa trở lại sau ngày Quốc lễ với màu xanh trong khi các thị trường khác giảm điểm nhưng tâm điểm tiếp tục vẫn là thị trường Trung Quốc.
Điểm nổi bật phiên giao dịch này đến từ chứng khoán Nhật khi chỉ số Nikkei 225 tăng 53,22, tương đương 0,38%, đóng cửa ở mức 14,102,48, mức cao nhất trong 4 tháng qua. Như vậy, chỉ số này đã tăng 19,6% so với đáy được thiết lập ngày 17/3.
Trái với diễn biến của chứng khoán Nhật, chứng khoán Hồng Kông đã giảm 2,48% do ảnh hưởng từ sự tụt giảm của chứng khoán Đại Lục. Hơn nữa nhiều blue chip trong phiên giao dịch này giảm điểm đặc biệt là khối tài chính.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tăng 0,78%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,61%. Chỉ số KOSPI Composite Hàn Quốc giảm 0,27%.
Liên quan đến thị trường chứng khoán Trung Quốc, giới đầu tư nước này đang có những quan ngại khi ngày 16/5 tới, sẽ có 13,2 tỷ cổ phiếu trong ngân hàng đưa vào giao dịch.
Trong khi đó, sau phiên giảm điểm không đáng kể trong ngày giao dịch hôm thứ ba, phiên này chứng khoán Trung Quốc bất ngờ tụt giảm. Các cổ phiếu khối tài chính và các blue chip khác đi xuống đã kéo toàn thị trường về gam màu đỏ.
Hơn nữa, sự không chắc chắn trong viễn cảnh kinh tế, những quan ngại về tình hình lạm phát cũng như những động thái tiếp theo của cơ quan quản lý thị trường nước này cũng là nguyên nhân kéo chỉ số Shanghai Composite giảm 4,13%.
Chứng khoán châu Âu: Đồng loạt tăng điểm
Ngân hàng Commerzbank của Đức vừa công bố kết quản kinh doanh quý 1/2008, theo đó, lợi nhuận ròng của hãng đạt 280 triệu Euro, giảm 54% so với quý 1/2007.
Trong khi đó, Tập đoàn năng lượng Total của Pháp vừa công bố kết quả kinh doanh lạc quan trong quý 1/2008, theo Total, lợi nhuận của hãng đạt 3,25 tỷ Euro, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông tin khác từ pháp, Tập đoàn viễn thông France (France Telecom) thông báo lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) đạt 4,79 tỷ Euro trong quý 1/2008, bằng với mức dự báo của giới phân tích và tăng 13 triệu Euro so với quý 1/2007.
Chứng khoán châu Âu hôm thứ tư đã có bước đột phá khi đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng 4 tháng qua. Cổ phiếu những tập đoàn năng lượng, xây dựng và công nghệ tăng mạnh đã kéo toàn thị trưởng đi lên và duy trì gam màu xanh trên bảng điện tử cho đến khi đóng cửa ngày giao dịch.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 phiên này tăng 45,80 điểm, tương đương 0,74%, đóng cửa ở mức 6.261,00, khối lượng giao dịch đạt 2,3 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 0,84%, khối lượng giao dịch đạt 4,3 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,68%, khối lượng giao dịch đạt 148 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ: Dow Jones xuống dưới 13.000 điểm
Phiên giao dịch hôm thứ tư, giá dầu thô giao tháng 5 tại New York Mercantile Exchange đã thiết lập thêm một kỷ lục mới nữa, 123,56 USD/thùng sau đó đóng cửa ở mức 123,53 USD/thùng.
Như vậy trong tuần quan, giá dầu liên tục phá kỷ lục nhưng theo giới phân tích, với báo cáo dự trự dầu ở Mỹ giảm 1,6 triệu thùng so với dự báo trước đó khiến giá dầu còn tiếp tục có kỷ lục mới.
Nhiều chuyên gia kinh tế đã đánh giá rằng, giá dầu tăng cao sẽ là lực cản tăng trưởng kinh tế Mỹ, do đó sự phục hồi của kinh tế Mỹ sẽ chậm hơn.
Liên quan đến kinh tế Mỹ, báo cáo của Chính phủ Mỹ cho biết, khối sản xuất phi nông nghiệp tăng 2,2% trong quý 1/2008, tốt hơn mức dự báo 1,5% trước đó và mức 1,8% của quý 1/2007.
Thông tin liên quan đến Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư Merrill Lynch, John Thain đã đưa ra nhận xét về kinh tế Mỹ : “ Tôi tin rằng tình trạng giá nhà ở suy giảm, giá thực phẩm, năng lượng đang tăng và tình trạng thấp nghiệp cao sẽ đẩy lùi mức tiêu dùng. Do đó, những vấn đề này sẽ còn tiếp tục có những ảnh hưởng đối với nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm”.
Dù chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch này nhưng theo các chuyên gia kinh tế, giá dầu chỉ là một tác nhân khiến chứng khoán Mỹ đi xuống, nguyên nhân cơ bản là do chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh trong nhiều tuần trước đó và thị trường đang điều chỉnh lấy lại thế cân bằng.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 206,48 điểm, tương đương -1,59%, đóng cửa ở mức 12.814,35.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 44,82 điểm, tương ứng -1,80%, đóng cửa ở mức 2.438,49.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 25,69 điểm, tương đương -1,81%, đóng cửa ở mức 1.392,57.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 13.020,83 | 12.814,35 | -206,48 | -1,59 |
Nasdaq | 2.483,31 | 2.438,49 | -44,82 | -1,80 | |
S&P 500 | 1.418,26 | 1.392,57 | -25,69 | -1,81 | |
Anh | FTSE 100 | 6.215,20 | 6.261,00 | +45,80 | +0,74 |
Đức | DAX | 7.017,10 | 7.076,25 | +59,15 | +0,84 |
Pháp | CAC 40 | 5.040,92 | 5.075,31 | +34,39 | +0,68 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.857,37 | 8.926,34 | +68,97 | +0,78 |
Nhật | Nikkei 225 | 14.049,26 | 14.102,48 | +53,22 | +0,38 |
Hồng Kông | Hang Seng | 26.262,13 | 25.610,21 | -651,92 | -2,48 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.859,06 | 1.854,01 | -5,05 | -0,27 |
Singapore | Straits Times | 3.248,75 | 3.228,95 | -19,80 | -0,61 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.733,50 | 3.579,15 | -154,36 | -4,13 |