Chứng khoán toàn cầu biến động khó lường
Các thị trường châu Á đi lên mạnh mẽ, trong khi Mỹ và châu Âu giảm điểm đầy kịch tính
Phiên giao dịch ngày 9/3, chứng khoán toàn cầu biến động trái chiều, với sự đi lên mạnh mẽ của các thị trường châu Á và kết quả giảm điểm đầy kịch tính của khu vực Mỹ và châu Âu.
Tại Mỹ, chốt phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 1,29 điểm (-0,01%) xuống 12.213,09 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,8 điểm (-0,14%) xuống 1.320,02 điểm và Nasdaq hạ 14,05 điểm (-0,51%) xuống 2.751,72 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq chỉ đạt có 7,04 tỷ cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010.
Hôm qua, Phố Wall kỷ niệm hai năm ngày thị trường này rớt xuống mức thấp của khủng hoảng tài chính (9/3/2009 - 9/3/2011). Việc giá dầu thô tăng trở lại đã khiến tâm lý nhà đầu tư mất cân bằng về tình trạng kinh tế.
Thêm vào đó, cổ phiếu của các công ty sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô giảm tới 1,17%, mạnh nhất so với các nhóm ngành khác, cũng tác động tới kết quả tăng giảm của các chỉ số.
Chỉ số Nasdaq mất điểm mạnh nhất trong 3 chỉ số chính, do sự đi xuống của nhóm cổ phiếu doanh nghiệp sản xuất chip. Chỉ số bán dẫn PHLX hạ 3%. Ngược lại, đà giảm của Dow Jones được ngăn lại nhờ mức tăng 2,2% của cổ phiếu IBM.
Khu vực chứng khoán châu Âu diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,63% xuống 5.937,30 điểm, DAX của Đức giảm 0,46% và CAC 40 của Pháp hạ 0,55%.
Trong khi, ngoại trừ thị trường Singapore và Australia giảm nhẹ, hầu hết các sàn chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương vẫn giữ vững đà tăng trong phiên giao dịch ngày 9/3.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản vượt ngưỡng cản quan trọng 10.500 điểm khi tăng 0,61% lên 10.589,50 điểm vào cuối phiên. Tương tự, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc cũng vượt 3.000 điểm lần đầu tiên trong gần 4 tháng.
Tại thị trường Hồng Kông, lạc quan về lợi nhuận doanh nghiệp đã giúp chỉ số Hang Seng đạt mức điểm cao nhất trong một tháng qua, ở 23.810,10 điểm. Thị trường Hàn Quốc cũng đi lên nhờ nhóm cổ phiếu tài chính, chỉ số Kospi chốt ở 2.001,47 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số All Ordinaries của Australia giảm 0,8% xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng, do nhà đầu tư lo ngại tình hình Trung Đông và nợ công châu Âu. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,35%.
Tại Mỹ, chốt phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 1,29 điểm (-0,01%) xuống 12.213,09 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,8 điểm (-0,14%) xuống 1.320,02 điểm và Nasdaq hạ 14,05 điểm (-0,51%) xuống 2.751,72 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq chỉ đạt có 7,04 tỷ cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010.
Hôm qua, Phố Wall kỷ niệm hai năm ngày thị trường này rớt xuống mức thấp của khủng hoảng tài chính (9/3/2009 - 9/3/2011). Việc giá dầu thô tăng trở lại đã khiến tâm lý nhà đầu tư mất cân bằng về tình trạng kinh tế.
Thêm vào đó, cổ phiếu của các công ty sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô giảm tới 1,17%, mạnh nhất so với các nhóm ngành khác, cũng tác động tới kết quả tăng giảm của các chỉ số.
Chỉ số Nasdaq mất điểm mạnh nhất trong 3 chỉ số chính, do sự đi xuống của nhóm cổ phiếu doanh nghiệp sản xuất chip. Chỉ số bán dẫn PHLX hạ 3%. Ngược lại, đà giảm của Dow Jones được ngăn lại nhờ mức tăng 2,2% của cổ phiếu IBM.
Khu vực chứng khoán châu Âu diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,63% xuống 5.937,30 điểm, DAX của Đức giảm 0,46% và CAC 40 của Pháp hạ 0,55%.
Trong khi, ngoại trừ thị trường Singapore và Australia giảm nhẹ, hầu hết các sàn chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương vẫn giữ vững đà tăng trong phiên giao dịch ngày 9/3.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản vượt ngưỡng cản quan trọng 10.500 điểm khi tăng 0,61% lên 10.589,50 điểm vào cuối phiên. Tương tự, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc cũng vượt 3.000 điểm lần đầu tiên trong gần 4 tháng.
Tại thị trường Hồng Kông, lạc quan về lợi nhuận doanh nghiệp đã giúp chỉ số Hang Seng đạt mức điểm cao nhất trong một tháng qua, ở 23.810,10 điểm. Thị trường Hàn Quốc cũng đi lên nhờ nhóm cổ phiếu tài chính, chỉ số Kospi chốt ở 2.001,47 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số All Ordinaries của Australia giảm 0,8% xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng, do nhà đầu tư lo ngại tình hình Trung Đông và nợ công châu Âu. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,35%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.214,40 | 12.213,10 | 1,29 | 0,01 |
S&P 500 | 1.321,82 | 1.320,02 | 1,80 | 0,14 | |
Nasdaq | 2.765,77 | 2.751,72 | 14,05 | 0,51 | |
Anh | FTSE 100 | 5.974,76 | 5.937,30 | 37,46 | 0,63 |
Pháp | CAC 40 | 4.015,91 | 3.993,81 | 22,10 | 0,55 |
Đức | DAX | 7.164,76 | 7.131,80 | 32,95 | 0,46 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.525,20 | 10.589.50 | 64,31 | 0,61 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.711,70 | 23.810,10 | 98,41 | 0,42 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.999,94 | 3.002,15 | 2,21 | 0,07 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.747,75 | 8.750,02 | 2,27 | 0,03 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.996,32 | 2.001,47 | 5,15 | 0,26 |
Singapore | Straits Times | 3.103,84 | 3.092,90 | 10,94 | 0,35 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |