Chứng khoán Trung Quốc ngược dòng lẻ loi
Ngoại trừ thị trường Trung Quốc đảo chiều, hầu hết các sàn chứng khoán chính trên thế giới tiếp tục mất điểm trong phiên 23/2
Ngoại trừ thị trường chứng khoán Trung Quốc đảo chiều tăng điểm, hầu hết các sàn chủ chốt trên thế giới tiếp tục mất điểm trong phiên giao dịch 23/2, do lo ngại tình hình chính trị tại Libya và giá dầu quốc tế bị đẩy cao vọt.
Theo các nguồn tin nước ngoài, nhà lãnh đạo Libya Gaddafi đã ra lệnh cho lực lượng đặc biệt đánh bom các đường ống cung cấp dầu cho các nước khu vực Địa Trung Hải.
Lực lượng này sẽ bắt đầu tấn công các đường ống, ngăn không chuyển dầu đến các cảng ở Địa Trung Hải. Các công ty vận tải đường biển cũng cho biết, tất cả các cảng và trạm trung chuyển ở Libya tạm thời đóng cửa do tình hình bạo lực tiếp diễn.
Hôm 22/2, nhà lãnh đạo này đã chỉ thị cho các lực lượng an ninh đè bẹp cuộc nổi dậy đòi ông phải từ chức. Ông Gaddafi khẳng định sẽ chiến đấu tới "giọt máu cuối cùng". Hiện cuộc bạo động đã làm ít nhất 300 người biểu tình và một số cảnh sát thiệt mạng.
Theo hãng tin AFP, nhiều phần tử chống đối có vũ trang xuất hiện trên tuyến đường cao tốc nối từ biên giới Libya - Ai Cập, chạy dọc theo Địa Trung Hải, tới thành phố Tobruk.
Phong trào phản kháng chính quyền đã chính thức kiểm soát được khu vực từ biên giới Libya - Ai Cập đến Tobruk và khu vực từ thành phố lớn thứ hai Benghazi lớn thứ hai của nước này tới Ajdabiya ở bờ biển phía Tây.
Hôm qua, giá dầu kỳ hạn tương lai đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2008 do nhà đầu tư lo lắng rằng tình hình tại Libya có thể lan sang các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ khác. Từ đó đẩy các chỉ số chứng khoán toàn cầu giảm điểm khá mạnh.
Tại Mỹ, kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 107,01 điểm (-0,88%) xuống 12.105,78 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 8,04 điểm (-0,61%) xuống 1.307,40 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 33,43 điểm (-1,21%) xuống 2.722,99 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 10,32 tỷ cổ phiếu, cao hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 7,99 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay.
Tại châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 73,23 điểm (-1,22%) xuống 5.923,03 điểm. Chỉ số DAX của Đức hạ 123,75 điểm (-1,69%) xuống 7.194,60 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 37,15 điểm (-0,92%) xuống 4.013,12 điểm.
Trong khi đó ở châu Á, ngoại trừ thị trường Trung Quốc đảo chiều đi lên 0,25% chốt ở 2.997 điểm, hầu hết các sàn chủ chốt giảm điểm xuất phát từ cùng một nỗi lo giá dầu leo thang.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 85,6 điểm xuống 10.579 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 8,29 điểm xuống 1.961,63 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm còn 22.907 điểm.
Theo các nguồn tin nước ngoài, nhà lãnh đạo Libya Gaddafi đã ra lệnh cho lực lượng đặc biệt đánh bom các đường ống cung cấp dầu cho các nước khu vực Địa Trung Hải.
Lực lượng này sẽ bắt đầu tấn công các đường ống, ngăn không chuyển dầu đến các cảng ở Địa Trung Hải. Các công ty vận tải đường biển cũng cho biết, tất cả các cảng và trạm trung chuyển ở Libya tạm thời đóng cửa do tình hình bạo lực tiếp diễn.
Hôm 22/2, nhà lãnh đạo này đã chỉ thị cho các lực lượng an ninh đè bẹp cuộc nổi dậy đòi ông phải từ chức. Ông Gaddafi khẳng định sẽ chiến đấu tới "giọt máu cuối cùng". Hiện cuộc bạo động đã làm ít nhất 300 người biểu tình và một số cảnh sát thiệt mạng.
Theo hãng tin AFP, nhiều phần tử chống đối có vũ trang xuất hiện trên tuyến đường cao tốc nối từ biên giới Libya - Ai Cập, chạy dọc theo Địa Trung Hải, tới thành phố Tobruk.
Phong trào phản kháng chính quyền đã chính thức kiểm soát được khu vực từ biên giới Libya - Ai Cập đến Tobruk và khu vực từ thành phố lớn thứ hai Benghazi lớn thứ hai của nước này tới Ajdabiya ở bờ biển phía Tây.
Hôm qua, giá dầu kỳ hạn tương lai đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2008 do nhà đầu tư lo lắng rằng tình hình tại Libya có thể lan sang các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ khác. Từ đó đẩy các chỉ số chứng khoán toàn cầu giảm điểm khá mạnh.
Tại Mỹ, kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 107,01 điểm (-0,88%) xuống 12.105,78 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 8,04 điểm (-0,61%) xuống 1.307,40 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 33,43 điểm (-1,21%) xuống 2.722,99 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 10,32 tỷ cổ phiếu, cao hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 7,99 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay.
Tại châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 73,23 điểm (-1,22%) xuống 5.923,03 điểm. Chỉ số DAX của Đức hạ 123,75 điểm (-1,69%) xuống 7.194,60 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 37,15 điểm (-0,92%) xuống 4.013,12 điểm.
Trong khi đó ở châu Á, ngoại trừ thị trường Trung Quốc đảo chiều đi lên 0,25% chốt ở 2.997 điểm, hầu hết các sàn chủ chốt giảm điểm xuất phát từ cùng một nỗi lo giá dầu leo thang.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 85,6 điểm xuống 10.579 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 8,29 điểm xuống 1.961,63 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm còn 22.907 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.212,80 | 12.105,80 | 107,01 | 0,88 |
S&P 500 | 1.315,44 | 1.307,40 | 8,04 | 0,61 | |
Nasdaq | 2.756,42 | 2.722,99 | 33,43 | 1,21 | |
Anh | FTSE 100 | 5.996,76 | 5.923,53 | 73,23 | 1,22 |
Pháp | CAC 40 | 4.050,27 | 4.013,12 | 37,15 | 0,92 |
Đức | DAX | 7.318,35 | 7.194,60 | 123,75 | 1,69 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.664,70 | 10.579,10 | 85,60 | 0,80 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.990,80 | 22.906,90 | 83,91 | 0,36 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.855,52 | 2.862,63 | 7,12 | 0,25 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.673,67 | 8.528,94 | 144,73 | 1,67 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.969,92 | 1.961,63 | 8,29 | 0,42 |
Singapore | Straits Times | 3.019,12 | 3.001,85 | 17,27 | 0,57 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |