Chứng khoán tuần qua: Một tăng, bốn giảm
Không khí giao dịch tuần qua tiếp tục trầm lắng, giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tiếp tục suy giảm
Không khí giao dịch tuần qua tiếp tục trầm lắng, giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tiếp tục suy giảm.
Chỉ số giá ở 2 sàn biến động cùng chiều, chỉ tăng 1 phiên còn lại 4 phiên giảm với mức giảm khá mạnh. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục giảm ở cả 2 sàn, riêng ở sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài giảm lượng mua vào nhưng tăng lượng bán ra gấp 2 lần tuần trước đó.
Trong tuần qua, tâm lý của nhiều nhà đầu tư trong nước “bất an” do chưa có dấu hiệu nào về sự gia tăng mua bán của nhà đầu tư nước ngoài, họ gần như “án binh” chờ những đợt IPO rất lớn trong 5 tháng cuối năm và quý I/2008. Rất nhiều ý kiến khác nhau về việc giãn hay không giãn tiến độ IPO của 4 ngân hàng thương mại nhà nước và khoảng 20 tập đoàn, tổng công ty lớn trong năm 2007 và đầu 2008.
Tuy nhiên, đa số ý kiến của các chuyên gia trong nước và nước ngoài đều cho rằng nếu giãn tiến độ sẽ bất lợi cho sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán và có thể sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Rất nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đang mong chờ lời giải của bài toán IPO trong 5 tháng cuối năm nay.
Một số chuyên gia cho rằng tổng số tiền 50.000 tỷ đồng dự kiến phát hành lần đầu ra công chúng của 4 ngân hàng thương mại nhà nước và 20 tập đoàn, tổng công ty sẽ chẳng “thấm tháp” gì so với khoảng 4 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ đổ vào Việt Nam từ nay cho đến giữa năm 2008. Tuy nhiên, nếu để các quỹ đầu tư nước ngoài “nằm chờ” lâu quá, họ sẽ chán nản và chuyển vốn đầu tư sang nước khác.
Tại sàn Tp.HCM, trong tuần từ 16/7 đến 20/7, VN-Index lại xuống dốc sau khi đã tăng điểm trở lại trong tuần trước, 3 phiên liên tiếp cuối tuần, VN-Index giảm, mức giảm cả tuần là 24,42 điểm. HASTC -Index biến động cùng chiều với sàn Tp.HCM, duy nhất phiên ngày thứ ba chỉ số giá tăng, còn lại 4 phiên đều giảm và giảm mạnh nhất vào phiên đầu tuần.
Qua 5 phiên, HASTC-Index sụt 9,95 điểm, xuống mức thấp kỷ lục gây sửng sốt cho nhiều nhà đầu tư, tuy nhiên, nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt các cổ phiếu thuộc nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng đang có xu hướng tăng giá. Trong tuần, một số công ty đã công bố kết quả kinh doanh rất khả quan nhưng chẳng mấy “lay động” đến sức cầu của thị trường.
Tại sàn Tp.HCM, qua 5 phiên, tổng lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 40,34 triệu chứng khoán, tương đương tuần trước, hơn 18,91 triệu chứng khoán đặt mua không được khớp lệnh, tăng gần 2 triệu chứng khoán so tuần trước.
Tổng lượng đặt bán đạt 34,71 triệu chứng khoán, giảm hơn 3 triệu chứng khoán, thấp hơn đặt mua 5,63 triệu chứng khoán và có hơn 13 triệu chứng khoán đặt bán không được khớp lệnh. Tổng khối lượng khớp lệnh 5 phiên tiếp tục đã sụt giảm mạnh của tuần trước, chỉ đạt mức 20,462 triệu chứng khoán, giảm 2,5 triệu chứng khoán, tổng trị giá đạt 2.081 tỷ đồng, giảm gần 500 tỷ đồng.
5 chứng khoán có khối lượng giao dịch khớp lệnh lớn nhất là STB với 2,434 triệu cổ phiếu, giảm gần 200.000 cổ phiếu so tuần trước, trị giá 150 tỷ đồng, FPT đạt 1,882 triệu cổ phiếu, tăng 550.000 cổ phiếu, trị giá 543 tỷ đồng, HTV đạt 0,723 triệu cổ phiếu, trị giá 41 tỷ đồng, VF1 đạt 0,639 triệu chứng chỉ quỹ, trị giá 19,2 tỷ đồng và REE đạt 0,630 triệu cổ phiếu, giảm 300.000 cổ phiếu so tuần trước, tổng trị giá 92 tỷ đồng.
Tại sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh lượng bán ra nhưng lại giảm mạnh lượng mua vào. Họ mua khớp lệnh 3,45 triệu chứng khoán, giảm hơn 1 triệu chứng khoán, tổng trị giá mua đạt hơn 468 tỷ đồng, giảm hơn 200 tỷ đồng, nhà đầu tư nước ngoài bán hơn 2,68 triệu chứng khoán, gấp hơn 2 lần tuần trước, trị giá bán đạt 583 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Nội, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài giảm so với tuần trước, qua 5 phiên họ mua 642.300 cổ phiếu, giảm hơn 250.000 cổ phiếu, trị giá mua 71,2 tỷ đồng và bán ra 112.000 cổ phiếu, giảm gần 30.000 cổ phiếu, trị giá 10,91 tỷ đồng, giảm gần 1 tỷ đồng so với tuần trước.
Chỉ số giá ở 2 sàn biến động cùng chiều, chỉ tăng 1 phiên còn lại 4 phiên giảm với mức giảm khá mạnh. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục giảm ở cả 2 sàn, riêng ở sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài giảm lượng mua vào nhưng tăng lượng bán ra gấp 2 lần tuần trước đó.
Trong tuần qua, tâm lý của nhiều nhà đầu tư trong nước “bất an” do chưa có dấu hiệu nào về sự gia tăng mua bán của nhà đầu tư nước ngoài, họ gần như “án binh” chờ những đợt IPO rất lớn trong 5 tháng cuối năm và quý I/2008. Rất nhiều ý kiến khác nhau về việc giãn hay không giãn tiến độ IPO của 4 ngân hàng thương mại nhà nước và khoảng 20 tập đoàn, tổng công ty lớn trong năm 2007 và đầu 2008.
Tuy nhiên, đa số ý kiến của các chuyên gia trong nước và nước ngoài đều cho rằng nếu giãn tiến độ sẽ bất lợi cho sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán và có thể sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Rất nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đang mong chờ lời giải của bài toán IPO trong 5 tháng cuối năm nay.
Một số chuyên gia cho rằng tổng số tiền 50.000 tỷ đồng dự kiến phát hành lần đầu ra công chúng của 4 ngân hàng thương mại nhà nước và 20 tập đoàn, tổng công ty sẽ chẳng “thấm tháp” gì so với khoảng 4 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ đổ vào Việt Nam từ nay cho đến giữa năm 2008. Tuy nhiên, nếu để các quỹ đầu tư nước ngoài “nằm chờ” lâu quá, họ sẽ chán nản và chuyển vốn đầu tư sang nước khác.
Tại sàn Tp.HCM, trong tuần từ 16/7 đến 20/7, VN-Index lại xuống dốc sau khi đã tăng điểm trở lại trong tuần trước, 3 phiên liên tiếp cuối tuần, VN-Index giảm, mức giảm cả tuần là 24,42 điểm. HASTC -Index biến động cùng chiều với sàn Tp.HCM, duy nhất phiên ngày thứ ba chỉ số giá tăng, còn lại 4 phiên đều giảm và giảm mạnh nhất vào phiên đầu tuần.
Qua 5 phiên, HASTC-Index sụt 9,95 điểm, xuống mức thấp kỷ lục gây sửng sốt cho nhiều nhà đầu tư, tuy nhiên, nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt các cổ phiếu thuộc nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng đang có xu hướng tăng giá. Trong tuần, một số công ty đã công bố kết quả kinh doanh rất khả quan nhưng chẳng mấy “lay động” đến sức cầu của thị trường.
Tại sàn Tp.HCM, qua 5 phiên, tổng lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 40,34 triệu chứng khoán, tương đương tuần trước, hơn 18,91 triệu chứng khoán đặt mua không được khớp lệnh, tăng gần 2 triệu chứng khoán so tuần trước.
Tổng lượng đặt bán đạt 34,71 triệu chứng khoán, giảm hơn 3 triệu chứng khoán, thấp hơn đặt mua 5,63 triệu chứng khoán và có hơn 13 triệu chứng khoán đặt bán không được khớp lệnh. Tổng khối lượng khớp lệnh 5 phiên tiếp tục đã sụt giảm mạnh của tuần trước, chỉ đạt mức 20,462 triệu chứng khoán, giảm 2,5 triệu chứng khoán, tổng trị giá đạt 2.081 tỷ đồng, giảm gần 500 tỷ đồng.
5 chứng khoán có khối lượng giao dịch khớp lệnh lớn nhất là STB với 2,434 triệu cổ phiếu, giảm gần 200.000 cổ phiếu so tuần trước, trị giá 150 tỷ đồng, FPT đạt 1,882 triệu cổ phiếu, tăng 550.000 cổ phiếu, trị giá 543 tỷ đồng, HTV đạt 0,723 triệu cổ phiếu, trị giá 41 tỷ đồng, VF1 đạt 0,639 triệu chứng chỉ quỹ, trị giá 19,2 tỷ đồng và REE đạt 0,630 triệu cổ phiếu, giảm 300.000 cổ phiếu so tuần trước, tổng trị giá 92 tỷ đồng.
Tại sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh lượng bán ra nhưng lại giảm mạnh lượng mua vào. Họ mua khớp lệnh 3,45 triệu chứng khoán, giảm hơn 1 triệu chứng khoán, tổng trị giá mua đạt hơn 468 tỷ đồng, giảm hơn 200 tỷ đồng, nhà đầu tư nước ngoài bán hơn 2,68 triệu chứng khoán, gấp hơn 2 lần tuần trước, trị giá bán đạt 583 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Nội, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài giảm so với tuần trước, qua 5 phiên họ mua 642.300 cổ phiếu, giảm hơn 250.000 cổ phiếu, trị giá mua 71,2 tỷ đồng và bán ra 112.000 cổ phiếu, giảm gần 30.000 cổ phiếu, trị giá 10,91 tỷ đồng, giảm gần 1 tỷ đồng so với tuần trước.