Chứng khoán tuần qua: Ồ ạt bán ra VF1
Hai phiên cuối tuần, thị trường rúng động bởi nhà đầu tư trong nước ồ ạt bán ra VF1 với số lượng tăng vọt
Trong 3 phiên giao dịch của tuần qua, thị trường sụt giảm, cả số lượng đặt mua và đặt bán, cung tiếp tục cao hơn cầu, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm mạnh nhưng lượng mua vào cao hơn lượng bán ra 2-3 lần.
Hai phiên cuối tuần, thị trường rúng động bởi nhà đầu tư trong nước ồ ạt bán ra VF1 với số lượng tăng vọt làm cho giá VF1 giảm sàn, nhưng hàng triệu VF1 vẫn không được khớp lệnh.
Ngày 2/5/2007, Công ty Quản lý quỹ VFM công bố thông tin giảm giá phát hành áp dụng cho đợt tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ của Quỹ đầu tư VF1 từ 33.164 đồng/đơn vị (công bố ngày 26/3/2007, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/3) xuống còn 23.700 đồng/đơn vị.
Ngay đầu phiên giao dịch 3/5, hàng loạt nhà đầu tư trong nước bán tháo VF1, số lượng đặt bán vọt lên 2,392 triệu VF1, gấp 3 lần lượng đặt mua, giá giảm sàn nhưng vẫn có hơn 1,8 triệu VF1 không sao bán được.
Đầu giờ phiên 4/5, cuộc tháo chạy lên đến đỉnh điểm khi hơn 4 triệu VF1 đặt bán không ai mua, số lượng khớp lệnh VF1 sụt khủng khiếp, chỉ còn 70.830 VF1, bằng 1/8 phiên trước, giá giảm xuống sàn là 30.700 đồng.
Tất cả những nhà đầu tư đã mua vào VF1 ở mức giá 40.000-45.000 đồng trong tháng 3 (phiên ngày 23/3, giá VF1 lên tới 45.000 đồng, phiên 27/3, giá VF1 giảm xuống sàn, còn 40.700 đồng do lượng đặt bán gấp gần 5 lần lượng đặt mua) và mua sau ngày 28/3 đến nay đều bị thiệt hại rất nặng nề.
Khoảng 20 giờ tối ngày 4/5, Ban đại diện Quỹ VF1 đột ngột quyết định hủy bỏ giá phát hành điều chỉnh giảm, giữ nguyên mức giá cũ là 33.164 đồng. Tuy nhiên, quyết định này cũng sẽ làm nhiều nhà đầu tư trong nước thiệt hại bởi vì họ đã bán thốc, bán tháo VF1 trong phiên cuối tuần qua với giá 30.700 đồng.
Tại sàn Tp.HCM, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài sụt mạnh, phiên 2/5, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 47 mã chứng khoán với tổng khối lượng 2.221.370 chứng khoán, trị giá 305,821 tỷ đồng, chiếm 54,15% giao dịch toàn thị trường. Họ mua nhiều nhất VF1 (285.100 CCQ), VNM (234.050 cổ phiếu), CII (249.320 cổ phiếu), SAM (167.280 cổ phiếu), GMD (156.160 cổ phiếu).
Nhưng đến phiên 4/5, nhà đầu tư nước ngoài mua khớp lệnh 48 mã chứng khoán, tổng khối lượng 1.047.370 cổ phiếu và CCQ, trị giá 159,879 tỷ đồng, chiếm 42,42% giao dịch toàn thị trường. Các chứng khoán mua nhiều nhất là VNM (218.170 cổ phiếu), GMD (115.140 cổ phiếu), KDC (89.140 cổ phiếu) và PVD với 81.280 cổ phiếu.
Phiên 2/5, họ bán ra 29 mã chứng khoán với tổng khối lượng 948.480 chứng khoán, tổng giá trị 133,854 tỷ đồng, chiếm 23,7% giao dịch toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài bán nhiều nhất PPC (181.250 cổ phiếu), CII (151.260 cổ phiếu), SAM (99.050 cổ phiếu), VNM (96.060 cổ phiếu), FPT (56.890 cổ phiếu).
Tuy nhiên, đến phiên 4/5, nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm mạnh lượng bán ra, tổng khối lượng chỉ còn 331.620 chứng khoán, tổng giá trị 43,257 tỷ đồng, chiếm 11,48% giao dịch toàn thị trường. Những chứng khoán bán ra nhiều là VSH (50.150 cổ phiếu), GMD (43.420 cổ phiếu), BMP (31.400 cổ phiếu) và KDC với 30.110 cổ phiếu.
Tại sàn Tp.HCM, lượng cầu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ suy giảm 3 phiên liên tiếp, phiên 2/5 giảm tới 44%, phiên 3/5 giảm 7%, phiên 4/5 tiếp tục giảm gần 8% so phiên trước, chỉ còn 5,61 triệu chứng khoán. Trong khi đó, lượng đặt bán trong xu hướng tăng lên, phiên 2/5 tăng 21%, phiên 3/5 giảm 0,34% và phiên 4/5 lại tăng 23%, 3 phiên tổng lượng cung lớn hơn tổng lượng cầu tới 6,61 triệu chứng khoán.
Đặc biệt, phiên cuối tuần, khối lượng đặt bán cao hơn đặt mua rất lớn, lên tới 3.838.150 chứng khoán.
Hai phiên cuối tuần, thị trường rúng động bởi nhà đầu tư trong nước ồ ạt bán ra VF1 với số lượng tăng vọt làm cho giá VF1 giảm sàn, nhưng hàng triệu VF1 vẫn không được khớp lệnh.
Ngày 2/5/2007, Công ty Quản lý quỹ VFM công bố thông tin giảm giá phát hành áp dụng cho đợt tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ của Quỹ đầu tư VF1 từ 33.164 đồng/đơn vị (công bố ngày 26/3/2007, ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/3) xuống còn 23.700 đồng/đơn vị.
Ngay đầu phiên giao dịch 3/5, hàng loạt nhà đầu tư trong nước bán tháo VF1, số lượng đặt bán vọt lên 2,392 triệu VF1, gấp 3 lần lượng đặt mua, giá giảm sàn nhưng vẫn có hơn 1,8 triệu VF1 không sao bán được.
Đầu giờ phiên 4/5, cuộc tháo chạy lên đến đỉnh điểm khi hơn 4 triệu VF1 đặt bán không ai mua, số lượng khớp lệnh VF1 sụt khủng khiếp, chỉ còn 70.830 VF1, bằng 1/8 phiên trước, giá giảm xuống sàn là 30.700 đồng.
Tất cả những nhà đầu tư đã mua vào VF1 ở mức giá 40.000-45.000 đồng trong tháng 3 (phiên ngày 23/3, giá VF1 lên tới 45.000 đồng, phiên 27/3, giá VF1 giảm xuống sàn, còn 40.700 đồng do lượng đặt bán gấp gần 5 lần lượng đặt mua) và mua sau ngày 28/3 đến nay đều bị thiệt hại rất nặng nề.
Khoảng 20 giờ tối ngày 4/5, Ban đại diện Quỹ VF1 đột ngột quyết định hủy bỏ giá phát hành điều chỉnh giảm, giữ nguyên mức giá cũ là 33.164 đồng. Tuy nhiên, quyết định này cũng sẽ làm nhiều nhà đầu tư trong nước thiệt hại bởi vì họ đã bán thốc, bán tháo VF1 trong phiên cuối tuần qua với giá 30.700 đồng.
Tại sàn Tp.HCM, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài sụt mạnh, phiên 2/5, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 47 mã chứng khoán với tổng khối lượng 2.221.370 chứng khoán, trị giá 305,821 tỷ đồng, chiếm 54,15% giao dịch toàn thị trường. Họ mua nhiều nhất VF1 (285.100 CCQ), VNM (234.050 cổ phiếu), CII (249.320 cổ phiếu), SAM (167.280 cổ phiếu), GMD (156.160 cổ phiếu).
Nhưng đến phiên 4/5, nhà đầu tư nước ngoài mua khớp lệnh 48 mã chứng khoán, tổng khối lượng 1.047.370 cổ phiếu và CCQ, trị giá 159,879 tỷ đồng, chiếm 42,42% giao dịch toàn thị trường. Các chứng khoán mua nhiều nhất là VNM (218.170 cổ phiếu), GMD (115.140 cổ phiếu), KDC (89.140 cổ phiếu) và PVD với 81.280 cổ phiếu.
Phiên 2/5, họ bán ra 29 mã chứng khoán với tổng khối lượng 948.480 chứng khoán, tổng giá trị 133,854 tỷ đồng, chiếm 23,7% giao dịch toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài bán nhiều nhất PPC (181.250 cổ phiếu), CII (151.260 cổ phiếu), SAM (99.050 cổ phiếu), VNM (96.060 cổ phiếu), FPT (56.890 cổ phiếu).
Tuy nhiên, đến phiên 4/5, nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm mạnh lượng bán ra, tổng khối lượng chỉ còn 331.620 chứng khoán, tổng giá trị 43,257 tỷ đồng, chiếm 11,48% giao dịch toàn thị trường. Những chứng khoán bán ra nhiều là VSH (50.150 cổ phiếu), GMD (43.420 cổ phiếu), BMP (31.400 cổ phiếu) và KDC với 30.110 cổ phiếu.
Tại sàn Tp.HCM, lượng cầu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ suy giảm 3 phiên liên tiếp, phiên 2/5 giảm tới 44%, phiên 3/5 giảm 7%, phiên 4/5 tiếp tục giảm gần 8% so phiên trước, chỉ còn 5,61 triệu chứng khoán. Trong khi đó, lượng đặt bán trong xu hướng tăng lên, phiên 2/5 tăng 21%, phiên 3/5 giảm 0,34% và phiên 4/5 lại tăng 23%, 3 phiên tổng lượng cung lớn hơn tổng lượng cầu tới 6,61 triệu chứng khoán.
Đặc biệt, phiên cuối tuần, khối lượng đặt bán cao hơn đặt mua rất lớn, lên tới 3.838.150 chứng khoán.