Chứng khoán Việt hấp dẫn giới đầu tư Nhật
Theo một bài báo trên tờ Yomiuri, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đang tìm cách tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam
Theo một bài báo trên tờ Yomiuri, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đang tìm cách tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bài báo đăng trên tờ Yomiuri của Nhật Bản ngày 10/7 nói thị trường chứng khoán Việt Nam đang bùng nổ, phản ánh sự phát triển của nền kinh tế đang tăng trưởng. Tổng vốn thị trường của các loại chứng khoán được niêm yết trên các sàn giao dịch tại Hà Nội và Tp.HCM đã tăng 50 lần trong vòng 18 tháng (kết thúc tháng 4 vừa qua) lên khoảng 25 tỷ USD.
Theo bài báo, nhiều người Việt Nam đã "phất lên" nhờ thị trường chứng khoán tăng giá và nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đang tìm cách tham gia thị trường trên. Một số người Nhật Bản đã tới Việt Nam với hy vọng thu lợi nhuận lớn.
Bài báo dẫn lời một khách du lịch Nhật Bản đến Công ty Chứng khoán BIDV ở Tp.HCM mở tài khoản cho biết ông quyết định mua cổ phiếu ở Việt Nam do nền kinh tế của nước này hứa hẹn tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong số 1.200 người nước ngoài mở tài khoản tại Công ty Chứng khoán BIDV, khoảng 90% là người Nhật Bản. Ông Nobuhiro Tomatsu, Chủ tịch Công ty Tư vấn đầu tư Global Link Advisers Co. có trụ sở ở Osaka, một trong những nhà tư vấn có uy tín về chứng khoán, đã chuyển hướng nghiên cứu từ thị trường Trung Quốc sang thị trường Việt Nam.
Tháng 2 vừa qua, ông đã xuất bản một cuốn sách với nội dung chi tiết về những điều mà ông cho là những "nguyên tắc vàng" khi đầu tư cổ phiếu ở Việt Nam.
Theo ông, cổ phiếu Việt Nam có ít nhất 3 yếu tố lớn đi kèm, đó là nền kinh tế bùng nổ đang tăng trưởng hàng năm với tốc độ trên 5% kể từ năm 2000 và đạt tốc độ 8,17% năm 2006; lực lượng lao động địa phương có trình độ; đầu tư nước ngoài đang đổ vào quốc gia này mạnh mẽ.
Bài báo dẫn lời một quan chức của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng do chính phủ đang tiến hành tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù vậy, ông cũng cảnh báo phải thận trọng.
Theo ông, giá cổ phiếu sẽ không tiếp tục tăng theo cách từ trước tới nay. Cổ phiếu của những công ty thiếu những chiến lược kinh doanh đáng tin cậy hoặc thiếu sự minh bạch trong các hoạt động kiểm toán có thể sẽ giảm.
Bài báo đăng trên tờ Yomiuri của Nhật Bản ngày 10/7 nói thị trường chứng khoán Việt Nam đang bùng nổ, phản ánh sự phát triển của nền kinh tế đang tăng trưởng. Tổng vốn thị trường của các loại chứng khoán được niêm yết trên các sàn giao dịch tại Hà Nội và Tp.HCM đã tăng 50 lần trong vòng 18 tháng (kết thúc tháng 4 vừa qua) lên khoảng 25 tỷ USD.
Theo bài báo, nhiều người Việt Nam đã "phất lên" nhờ thị trường chứng khoán tăng giá và nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đang tìm cách tham gia thị trường trên. Một số người Nhật Bản đã tới Việt Nam với hy vọng thu lợi nhuận lớn.
Bài báo dẫn lời một khách du lịch Nhật Bản đến Công ty Chứng khoán BIDV ở Tp.HCM mở tài khoản cho biết ông quyết định mua cổ phiếu ở Việt Nam do nền kinh tế của nước này hứa hẹn tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong số 1.200 người nước ngoài mở tài khoản tại Công ty Chứng khoán BIDV, khoảng 90% là người Nhật Bản. Ông Nobuhiro Tomatsu, Chủ tịch Công ty Tư vấn đầu tư Global Link Advisers Co. có trụ sở ở Osaka, một trong những nhà tư vấn có uy tín về chứng khoán, đã chuyển hướng nghiên cứu từ thị trường Trung Quốc sang thị trường Việt Nam.
Tháng 2 vừa qua, ông đã xuất bản một cuốn sách với nội dung chi tiết về những điều mà ông cho là những "nguyên tắc vàng" khi đầu tư cổ phiếu ở Việt Nam.
Theo ông, cổ phiếu Việt Nam có ít nhất 3 yếu tố lớn đi kèm, đó là nền kinh tế bùng nổ đang tăng trưởng hàng năm với tốc độ trên 5% kể từ năm 2000 và đạt tốc độ 8,17% năm 2006; lực lượng lao động địa phương có trình độ; đầu tư nước ngoài đang đổ vào quốc gia này mạnh mẽ.
Bài báo dẫn lời một quan chức của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng do chính phủ đang tiến hành tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù vậy, ông cũng cảnh báo phải thận trọng.
Theo ông, giá cổ phiếu sẽ không tiếp tục tăng theo cách từ trước tới nay. Cổ phiếu của những công ty thiếu những chiến lược kinh doanh đáng tin cậy hoặc thiếu sự minh bạch trong các hoạt động kiểm toán có thể sẽ giảm.