“Chứng khoán Việt Nam đang là ngôi sao ở châu Á”
Giới quản lý quỹ cho biết, họ đang nhận thấy những tín hiệu của sự khởi sắc
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở thành một “ngôi sao” ít ai ngờ tới trong số các thị trường châu Á từ đầu năm tới nay, với mức tăng 11%, tờ Wall Street Journal nhận định. Các nhà đầu tư ngoại đang rót vốn vào thị trường Việt Nam trong bối cảnh Chính phủ thực hiện các biện pháp nhằm kích thích nền kinh tế và nới lỏng các quy định đối với thị trường chứng khoán.
Sau một năm 2012 nhiều khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó phải kể tới nợ xấu gia tăng trong hệ thống ngân hàng và tăng trưởng GDP giảm tốc xuống mức 5,03%, giới quản lý quỹ cho biết, họ đang nhận thấy những tín hiệu của sự khởi sắc. Lạm phát đã giảm mạnh, dự trữ ngoại hối tăng, đồng nội tệ không còn mất giá.
“Chúng tôi rất tin tưởng khi thấy Chính phủ quyết tâm bình ổn nền kinh tế, và đó là những gì mà chúng ta sẽ còn tiếp tục chứng kiến trong năm 2013 này”, bà Trinh Nguyễn, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc đầu tư của Manulife Asset Management (Vietnam) tại Tp.HCM, nói với Wall Street Journal. Quỹ này hiện đang quản lý số tài sản trị giá 300 triệu USD tại Việt Nam. Bà Trinh Nguyễn cho biết, Manulife đã tăng nắm giữ cổ phiếu Việt Nam trong mấy tuần gần đây.
Để tăng cường thu hút các dòng vốn ngoại, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hôm thứ Tư vừa qua tuyên bố sẽ cân nhắc tăng tỷ lệ sở hữu (không có quyền biểu quyết) của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty Việt Nam lên trên mức 49% hiện nay. Ngoài ra, biên độ dao động của giá cổ phiếu cũng đã tăng lên mức +/-7% từ mức +/-5% trước đó trên sàn Tp.HCM, bắt đầu từ thứ Ba tuần tới.
Năm 2012, VN-Index đã tăng 18%, và hiện chỉ số này đang bắt kịp chỉ số chứng khoán của các thị trường láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Thị trường chứng khoán Philippines tăng 33%, còn thị trường Thái Lan tăng 36% trong năm 2012 khi các nhà đầu tư bị thu hút bởi triển vọng tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Từ đầu năm đến nay, chỉ số chính của thị trường Philippines mới tăng 3,5%, còn thị trường Thái Lan tăng 1%.
Theo ông Fiachra MacCana, Giám đốc nghiên cứu Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), các nhà đầu tư đã “đổ xô gom cổ phiếu” ở Việt Nam trong mấy tuần gần đây. Khối lượng giao dịch bình quân hàng ngày trên sàn Tp.HCM từ đầu năm đến nay khoảng 100 triệu USD/ngày, cao gấp gần 3 lần mức trung bình trong 6 tháng cuối năm 2012.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng lượng cổ phiếu trị giá 42 triệu USD trên sàn Tp.HCM từ đầu năm tới nay. Trong cả năm 2012, mức mua ròng của khối ngoại là 300 triệu USD.
Ông MacCana cho rằng, thị trường có thể sắp bước vào một đợt điều chỉnh giảm sau khi đã tăng 20% trong vòng 2 tháng qua. Mặc dù vậy, chuyên gia này nhận định, bất kỳ đợt giảm nào nếu có của thị trường có thể cũng chỉ là tạm thời.
Mới đây, công ty quản lý đầu tư KKR của Mỹ đã nhất trí rót thêm 200 triệu USD vào công ty Masan Consumer, một công ty con của tập đoàn Masan Group. Đây là vụ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam từ trước đến nay của một công ty đầu tư cổ phần tư nhân. Trước đó, KKR đã đầu tư 159 triệu USD vào Masan Consumer vào tháng 4/2011.
Sau một năm 2012 nhiều khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó phải kể tới nợ xấu gia tăng trong hệ thống ngân hàng và tăng trưởng GDP giảm tốc xuống mức 5,03%, giới quản lý quỹ cho biết, họ đang nhận thấy những tín hiệu của sự khởi sắc. Lạm phát đã giảm mạnh, dự trữ ngoại hối tăng, đồng nội tệ không còn mất giá.
“Chúng tôi rất tin tưởng khi thấy Chính phủ quyết tâm bình ổn nền kinh tế, và đó là những gì mà chúng ta sẽ còn tiếp tục chứng kiến trong năm 2013 này”, bà Trinh Nguyễn, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc đầu tư của Manulife Asset Management (Vietnam) tại Tp.HCM, nói với Wall Street Journal. Quỹ này hiện đang quản lý số tài sản trị giá 300 triệu USD tại Việt Nam. Bà Trinh Nguyễn cho biết, Manulife đã tăng nắm giữ cổ phiếu Việt Nam trong mấy tuần gần đây.
Để tăng cường thu hút các dòng vốn ngoại, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hôm thứ Tư vừa qua tuyên bố sẽ cân nhắc tăng tỷ lệ sở hữu (không có quyền biểu quyết) của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty Việt Nam lên trên mức 49% hiện nay. Ngoài ra, biên độ dao động của giá cổ phiếu cũng đã tăng lên mức +/-7% từ mức +/-5% trước đó trên sàn Tp.HCM, bắt đầu từ thứ Ba tuần tới.
Năm 2012, VN-Index đã tăng 18%, và hiện chỉ số này đang bắt kịp chỉ số chứng khoán của các thị trường láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Thị trường chứng khoán Philippines tăng 33%, còn thị trường Thái Lan tăng 36% trong năm 2012 khi các nhà đầu tư bị thu hút bởi triển vọng tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Từ đầu năm đến nay, chỉ số chính của thị trường Philippines mới tăng 3,5%, còn thị trường Thái Lan tăng 1%.
Theo ông Fiachra MacCana, Giám đốc nghiên cứu Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), các nhà đầu tư đã “đổ xô gom cổ phiếu” ở Việt Nam trong mấy tuần gần đây. Khối lượng giao dịch bình quân hàng ngày trên sàn Tp.HCM từ đầu năm đến nay khoảng 100 triệu USD/ngày, cao gấp gần 3 lần mức trung bình trong 6 tháng cuối năm 2012.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng lượng cổ phiếu trị giá 42 triệu USD trên sàn Tp.HCM từ đầu năm tới nay. Trong cả năm 2012, mức mua ròng của khối ngoại là 300 triệu USD.
Ông MacCana cho rằng, thị trường có thể sắp bước vào một đợt điều chỉnh giảm sau khi đã tăng 20% trong vòng 2 tháng qua. Mặc dù vậy, chuyên gia này nhận định, bất kỳ đợt giảm nào nếu có của thị trường có thể cũng chỉ là tạm thời.
Mới đây, công ty quản lý đầu tư KKR của Mỹ đã nhất trí rót thêm 200 triệu USD vào công ty Masan Consumer, một công ty con của tập đoàn Masan Group. Đây là vụ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam từ trước đến nay của một công ty đầu tư cổ phần tư nhân. Trước đó, KKR đã đầu tư 159 triệu USD vào Masan Consumer vào tháng 4/2011.