Chứng khoán Việt Nam sinh lời tốt nhất châu Á
VN-Index là chỉ số chứng khoán tăng điểm mạnh nhất tại châu Á kể từ đầu năm nay
VN-Index là chỉ số chứng khoán tăng điểm mạnh nhất tại châu Á kể từ đầu năm nay nhờ được sự vững vàng của kinh tế Việt Nam che chắn trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc giảm tốc - Bloomberg dẫn lời các chiến lược gia cho biết.
Hãng tin này cũng dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sớm tăng điểm trở lại.
Cái nhìn lạc quan
Ít thay đổi trong tháng 9 sau khi giảm 9% trong tháng 8, VN-Index có khả năng sẽ tăng lên mức 622 điểm vào cuối năm 2015, tương đương mức tăng 10% so với mức đóng cửa của phiên giao dịch ngày 28/9 - theo dự báo trung bình của 11 nhà phân tích được Bloomberg khảo sát ý kiến.
Mức điểm số dự báo trên dành cho VN-Index đã giảm 5% so với dự báo được đưa ra vào thời điểm tháng 1 năm nay. Tuy vậy, mức tăng 10% dự báo cho VN-Index trong quý 4 vẫn sẽ là mức tăng mạnh nhất của chỉ số này trong bất kỳ quý nào kể từ quý 1/2014.
Niềm tin của các chuyên gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam là một bằng chứng cho thấy chính sách của Chính phủ đang hỗ trợ tích cực cho sự tăng trưởng của nền kinh tế quy mô 186 tỷ USD, mang lại cho giới đầu tư một điểm sáng trong khu vực nơi đang chịu tác động mạnh từ đà suy giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc.
Tuần trước, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong 6 tháng cuối năm nhờ sự gia tăng của tiêu dùng cá nhân, hoạt động sản xuất hướng ra xuất khẩu, và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Năm nay có khả năng sẽ là năm thứ 10 liên tiếp thị trường chứng khoán Việt Nam đón vốn ròng chảy vào từ khối ngoại.
“Chúng tôi đang giữ cái nhìn lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam bởi bức tranh vĩ mô đang tốt, trong khi giá cổ phiếu khá rẻ”, ông Fiachra Maccana, Giám đốc điều hành kiêm trưởng bộ phận nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), công ty môi giới chứng khoán lớn thứ hai của Việt Nam, cho biết.
Hiện ông Maccana giữ nguyên mức dự báo đưa ra hồi tháng 1 cho rằng chỉ số VN-Index sẽ đạt mức 650 điểm vào cuối năm nay. Năm 2013, chuyên gia này dự báo VN-Index sẽ tăng tới 33% trong năm. Kết quả là chỉ số này đã tăng tới 29% trước khi chốt năm với thành quả tăng 22%.
Từ đầu năm đến nay, VN-Index đã tăng 3,5%, cao nhất trong số các chỉ số chứng khoán chính ở các nước châu Á. Hệ số P/E của các cổ phiếu trong VN-Index hiện là 12,5 lần, so với mức 14,3 lần của các cổ phiếu thuộc chỉ số MSCI Southeast Asia Index, một thước đo của thị trường chứng khoán Đông Nam Á nói chung. Tính từ đầu năm, MSCI Southeas Asia Index đã giảm 25%.
Báo cáo công bố hôm 21/9 của ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong năm nay, cao hơn mức dự báo tăng 6,1% đưa ra trước đó. Trong 6 tháng đầu năm, GDP của Việt Nam tăng 6,28%.
Lạm phát giảm đã thúc đẩy nhu cầu trong nước. Số doanh nghiệp mới mở đã tăng 29% trong năm nay. Tháng 9 này, lạm phát của Việt Nam lần đầu tiên giảm còn 0%. Tính từ đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng chưa đầy 1%, so với mức trung bình 9% của 5 năm tính đến hết năm 2014.
Tiền đồng giảm giá cũng hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu. Vào tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái tăng tỷ giá tham chiếu USD/VND lần thứ ba kể từ đầu năm và nới rộng biên độ tỷ giá sau khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ. Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 9,6%.
Vẫn là điểm sáng
Trung Quốc hiện vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nhưng thị trường Mỹ đang giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Theo số liệu của Bloomberg, trong quý 1 năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt 8,2 tỷ USD, so với mức 4,9 tỷ USD xuất sang Trung Quốc.
Tuy vậy, Việt Nam không hoàn toàn “miễn nhiễm” trước sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc. Tiền đồng giảm giá có nguy cơ làm gia tăng chi phí đối với các công ty vay nợ bằng đồng USD. Giới phân tích dự báo lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ giảm 12% trong 12 tháng tới, so với mức tăng 0,9% của lợi nhuận các công ty thuộc MSCI Southeast Asia Index.
“Những rủi ro bên ngoài đang gia tăng và giới đầu tư trở nên thận trọng hơn. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc đang gây ảnh hưởng tiêu cực”, bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng tổ chức thuộc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) - công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam - nhận định.
Để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã cho phép một số công ty tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100%. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đang nghiên cứu kế hoạch hợp nhất hai sàn chứng khoán Hà Nội và Tp.HCM, mở thị trường chứng khoán phái sinh, và đạt mục tiêu đưa thị trường chứng khoán Việt Nam được xếp vào nhóm các thị trường mới nổi.
Từ đầu năm đến ngày 25/9, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 174,3 triệu USD chứng khoán Việt Nam, so với mức thoái vốn 2,9 tỷ USD của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Thái Lan, 857 triệu USD trên thị trường Philippines, và 850 triệu USD trên thị trường Indonesia.
Theo số liệu thống kê, lượng vốn FDI cam kết vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm là 17,2 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Việt Nam vẫn là một điểm sáng trong khu vực nhờ tốc độ tăng trưởng GDP cao, định giá cổ phiếu thấp, và đồng tiền tương đối ổn định. Thị trường Việt Nam đang rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Michel Tosto, trưởng bộ phận khách hàng tổ chức của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) - công ty môi giới chứng khoán lớn thứ ba ở Việt Nam - đánh giá.
Hãng tin này cũng dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sớm tăng điểm trở lại.
Cái nhìn lạc quan
Ít thay đổi trong tháng 9 sau khi giảm 9% trong tháng 8, VN-Index có khả năng sẽ tăng lên mức 622 điểm vào cuối năm 2015, tương đương mức tăng 10% so với mức đóng cửa của phiên giao dịch ngày 28/9 - theo dự báo trung bình của 11 nhà phân tích được Bloomberg khảo sát ý kiến.
Mức điểm số dự báo trên dành cho VN-Index đã giảm 5% so với dự báo được đưa ra vào thời điểm tháng 1 năm nay. Tuy vậy, mức tăng 10% dự báo cho VN-Index trong quý 4 vẫn sẽ là mức tăng mạnh nhất của chỉ số này trong bất kỳ quý nào kể từ quý 1/2014.
Niềm tin của các chuyên gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam là một bằng chứng cho thấy chính sách của Chính phủ đang hỗ trợ tích cực cho sự tăng trưởng của nền kinh tế quy mô 186 tỷ USD, mang lại cho giới đầu tư một điểm sáng trong khu vực nơi đang chịu tác động mạnh từ đà suy giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc.
Tuần trước, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong 6 tháng cuối năm nhờ sự gia tăng của tiêu dùng cá nhân, hoạt động sản xuất hướng ra xuất khẩu, và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Năm nay có khả năng sẽ là năm thứ 10 liên tiếp thị trường chứng khoán Việt Nam đón vốn ròng chảy vào từ khối ngoại.
“Chúng tôi đang giữ cái nhìn lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam bởi bức tranh vĩ mô đang tốt, trong khi giá cổ phiếu khá rẻ”, ông Fiachra Maccana, Giám đốc điều hành kiêm trưởng bộ phận nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), công ty môi giới chứng khoán lớn thứ hai của Việt Nam, cho biết.
Hiện ông Maccana giữ nguyên mức dự báo đưa ra hồi tháng 1 cho rằng chỉ số VN-Index sẽ đạt mức 650 điểm vào cuối năm nay. Năm 2013, chuyên gia này dự báo VN-Index sẽ tăng tới 33% trong năm. Kết quả là chỉ số này đã tăng tới 29% trước khi chốt năm với thành quả tăng 22%.
Từ đầu năm đến nay, VN-Index đã tăng 3,5%, cao nhất trong số các chỉ số chứng khoán chính ở các nước châu Á. Hệ số P/E của các cổ phiếu trong VN-Index hiện là 12,5 lần, so với mức 14,3 lần của các cổ phiếu thuộc chỉ số MSCI Southeast Asia Index, một thước đo của thị trường chứng khoán Đông Nam Á nói chung. Tính từ đầu năm, MSCI Southeas Asia Index đã giảm 25%.
Báo cáo công bố hôm 21/9 của ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong năm nay, cao hơn mức dự báo tăng 6,1% đưa ra trước đó. Trong 6 tháng đầu năm, GDP của Việt Nam tăng 6,28%.
Lạm phát giảm đã thúc đẩy nhu cầu trong nước. Số doanh nghiệp mới mở đã tăng 29% trong năm nay. Tháng 9 này, lạm phát của Việt Nam lần đầu tiên giảm còn 0%. Tính từ đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng chưa đầy 1%, so với mức trung bình 9% của 5 năm tính đến hết năm 2014.
Tiền đồng giảm giá cũng hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu. Vào tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái tăng tỷ giá tham chiếu USD/VND lần thứ ba kể từ đầu năm và nới rộng biên độ tỷ giá sau khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ. Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 9,6%.
Vẫn là điểm sáng
Trung Quốc hiện vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nhưng thị trường Mỹ đang giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Theo số liệu của Bloomberg, trong quý 1 năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt 8,2 tỷ USD, so với mức 4,9 tỷ USD xuất sang Trung Quốc.
Tuy vậy, Việt Nam không hoàn toàn “miễn nhiễm” trước sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc. Tiền đồng giảm giá có nguy cơ làm gia tăng chi phí đối với các công ty vay nợ bằng đồng USD. Giới phân tích dự báo lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ giảm 12% trong 12 tháng tới, so với mức tăng 0,9% của lợi nhuận các công ty thuộc MSCI Southeast Asia Index.
“Những rủi ro bên ngoài đang gia tăng và giới đầu tư trở nên thận trọng hơn. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc đang gây ảnh hưởng tiêu cực”, bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng tổ chức thuộc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) - công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam - nhận định.
Để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã cho phép một số công ty tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100%. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đang nghiên cứu kế hoạch hợp nhất hai sàn chứng khoán Hà Nội và Tp.HCM, mở thị trường chứng khoán phái sinh, và đạt mục tiêu đưa thị trường chứng khoán Việt Nam được xếp vào nhóm các thị trường mới nổi.
Từ đầu năm đến ngày 25/9, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 174,3 triệu USD chứng khoán Việt Nam, so với mức thoái vốn 2,9 tỷ USD của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Thái Lan, 857 triệu USD trên thị trường Philippines, và 850 triệu USD trên thị trường Indonesia.
Theo số liệu thống kê, lượng vốn FDI cam kết vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm là 17,2 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Việt Nam vẫn là một điểm sáng trong khu vực nhờ tốc độ tăng trưởng GDP cao, định giá cổ phiếu thấp, và đồng tiền tương đối ổn định. Thị trường Việt Nam đang rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Michel Tosto, trưởng bộ phận khách hàng tổ chức của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) - công ty môi giới chứng khoán lớn thứ ba ở Việt Nam - đánh giá.