Chứng khoán Việt Nam và thế giới: Đi tìm liên hệ
Mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với những thị trường lớn trên thế giới đang là câu hỏi của giới đầu tư
Mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với những thị trường lớn trên thế giới đang là câu hỏi của giới đầu tư.
Công ty Chứng khoán Biển Việt (CBV) là tổ chức đầu tiên thực hiện nghiên cứu và công bố đánh giá cụ thể về mối quan hệ này, trong đó có những khẳng định đáng chú ý.
Chưa có liên hệ chặt chẽ
So với các thị trường lâu đời khác như London (206 năm), Tokyo (129 năm), Hồng Kông (116 năm), Singapore (34 năm) và Thượng Hải (17 năm), thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá non trẻ (7 năm). Theo đó CBV khẳng định là không có cơ sở khoa học để chứng minh được mối liên hệ dài hạn giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với các thị trường khác.
Và khi nhìn vào diễn biến thị trường chứng khoán thế giới vài năm gần đây, giống như các thị trường mới nổi khác, thị trường chứng khoán Việt Nam không có mối liên hệ chặt chẽ với các thị trường lớn là Mỹ, Anh và Nhật Bản.
Như tại Mỹ, năm 2007 diễn ra cuộc khủng hoảng thị trường nhà ở tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng này tác động mạnh tới Wall Street và các sàn chứng khoán lớn khác ở châu Âu, châu Á. Trong khi các thị trường chứng khoán lớn như Mỹ, Nhật Bản có dấu hiệu chững lại thì tại các nước mới nổi, trong đó có Việt Nam, lại có xu hướng đi lên.
Sẽ thiết lập trong dài hạn
Tuy nhiên, về dài hạn, nghiên cứu của CBV cho rằng nhiều khả năng tồn tại mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với các thị trường khác, mà mỗi liên hệ đó có thể được giải thích từ quan hệ thương mại.
Ví dụ, năm 2007, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; Mỹ cũng đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng các nước có vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam. Trường hợp kinh tế Mỹ đi vào suy thoái những năm tới, thị trường tiêu dùng nước này sẽ phát triển chậm lại, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc và Việt Nam vào đây.
Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến lượng vốn FDI của nước này vào các nước phát triển. Trong khi đó xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài góp một phần lớn vào GDP của Việt Nam.
Ở ví dụ này cho thấy nền kinh tế Mỹ đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam, tất nhiên là trong một khoảng thời gian nhất định, ở mức độ nhất định.
Và theo nhận định của CBV, khi Việt Nam hòa nhập hơn vào kinh tế khu vực và thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thiết lập một mối liên hệ dài hạn với những thị trường lớn khác trong và ngoài khu vực.
Sân chơi chưa đủ lớn
Ở một so sánh khác, CBV cho rằng quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá nhỏ để thu hút những nhà đầu tư danh tiếng trên thế giới vào cuộc và sân chơi cho nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế.
Tại Việt Nam, tỷ lệ các nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm đa số. Những nhà đầu tư này thường có tầm nhìn đầu tư tài chính ngắn hạn hơn các tổ chức chuyên nghiệp.
Nhìn sang Trung Quốc, nỗ lực ổn định thị trường chứng khoán nước này đang thể hiện bằng cách gia tăng số lượng các nhà đầu tư tổ chức, đặc biệt là các tổ chức nước ngoài cao cấp. Bởi vì tại đây, giao dịch của nhà đầu tư tổ chức có quan hệ ngược chiều với biến động giá cổ phiếu. Khi thị trường lên cao hay xuống thấp, họ không giao dịch với khối lượng ồ ạt. Thay vào đó, họ dự đoán thời điểm biến động giá và giao dịch ít đi khi có biến động mạnh.
Đến năm 2007, tại Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ có 8.140 tài khoản cá nhân và 477 tài khoản tổ chức, giao dịch của khối này chiếm khoảng 25% tổng giá trị vốn hóa trên sàn Tp.HCM (khoảng 5,3 tỷ USD). Bên cạnh đó là khoảng 44 quỹ đầu tư cả trong và ngoài nước và hơn 70 quỹ nước ngoài khác được kỳ vọng sẽ vào Việt Nam trong tương lai gần, mang theo số vốn khoảng 4-5 tỷ USD.
Để tạo thêm sức hấp dẫn của thị trường, CBV hy vọng Chính phủ sẽ mở rộng giới hạn đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2008 và lôi kéo được nhiều nhà đầu tư có chất lượng.
Còn nhiều cơ hội tăng tốc
Dự trên hai chỉ số định giá chính là P/E và P/BV, Việt Nam đang có thị trường chứng khoán đắt giá thứ 3 ở châu Á, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số P/E của Việt Nam là không quá cao khi tính đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong thời gian qua.
Mặt khác, so với GDP, tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để tăng tốc so với Ấn Độ và Trung Quốc, khi mà tổng giá trị vốn hóa tại hai nước này đã vượt GDP (Ấn Độ là khoảng 170%, Trung Quốc khoảng 160%). Năm 2007, của Việt Nam là 43,7% GDP, so với 1,2% năm 2005.
Theo CBV, cuối năm 2007 và đầu năm 2008, động lực cho thị trường chứng khoán Việt Nam đã ít nhiều yếu đi khi thị trường đi ngang và liên tục điều chỉnh.
Tuy nhiên, động lực cho thị trường được trông đợi là sẽ phục hồi vào cuối tháng 1/2008, khi các công ty trong nước bắt đầu công bố các kết quả kinh doanh năm 2007. Bên cạnh đó, những thông tin về khả năng điều chỉnh chính sách hợp lý của Chính phủ cũng sẽ là tín hiệu để thị trường khởi động năm 2008 suôn sẻ hơn.
Công ty Chứng khoán Biển Việt (CBV) là tổ chức đầu tiên thực hiện nghiên cứu và công bố đánh giá cụ thể về mối quan hệ này, trong đó có những khẳng định đáng chú ý.
Chưa có liên hệ chặt chẽ
So với các thị trường lâu đời khác như London (206 năm), Tokyo (129 năm), Hồng Kông (116 năm), Singapore (34 năm) và Thượng Hải (17 năm), thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá non trẻ (7 năm). Theo đó CBV khẳng định là không có cơ sở khoa học để chứng minh được mối liên hệ dài hạn giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với các thị trường khác.
Và khi nhìn vào diễn biến thị trường chứng khoán thế giới vài năm gần đây, giống như các thị trường mới nổi khác, thị trường chứng khoán Việt Nam không có mối liên hệ chặt chẽ với các thị trường lớn là Mỹ, Anh và Nhật Bản.
Như tại Mỹ, năm 2007 diễn ra cuộc khủng hoảng thị trường nhà ở tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng này tác động mạnh tới Wall Street và các sàn chứng khoán lớn khác ở châu Âu, châu Á. Trong khi các thị trường chứng khoán lớn như Mỹ, Nhật Bản có dấu hiệu chững lại thì tại các nước mới nổi, trong đó có Việt Nam, lại có xu hướng đi lên.
Sẽ thiết lập trong dài hạn
Tuy nhiên, về dài hạn, nghiên cứu của CBV cho rằng nhiều khả năng tồn tại mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với các thị trường khác, mà mỗi liên hệ đó có thể được giải thích từ quan hệ thương mại.
Ví dụ, năm 2007, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; Mỹ cũng đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng các nước có vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam. Trường hợp kinh tế Mỹ đi vào suy thoái những năm tới, thị trường tiêu dùng nước này sẽ phát triển chậm lại, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc và Việt Nam vào đây.
Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến lượng vốn FDI của nước này vào các nước phát triển. Trong khi đó xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài góp một phần lớn vào GDP của Việt Nam.
Ở ví dụ này cho thấy nền kinh tế Mỹ đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam, tất nhiên là trong một khoảng thời gian nhất định, ở mức độ nhất định.
Và theo nhận định của CBV, khi Việt Nam hòa nhập hơn vào kinh tế khu vực và thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thiết lập một mối liên hệ dài hạn với những thị trường lớn khác trong và ngoài khu vực.
Sân chơi chưa đủ lớn
Ở một so sánh khác, CBV cho rằng quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá nhỏ để thu hút những nhà đầu tư danh tiếng trên thế giới vào cuộc và sân chơi cho nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế.
Tại Việt Nam, tỷ lệ các nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm đa số. Những nhà đầu tư này thường có tầm nhìn đầu tư tài chính ngắn hạn hơn các tổ chức chuyên nghiệp.
Nhìn sang Trung Quốc, nỗ lực ổn định thị trường chứng khoán nước này đang thể hiện bằng cách gia tăng số lượng các nhà đầu tư tổ chức, đặc biệt là các tổ chức nước ngoài cao cấp. Bởi vì tại đây, giao dịch của nhà đầu tư tổ chức có quan hệ ngược chiều với biến động giá cổ phiếu. Khi thị trường lên cao hay xuống thấp, họ không giao dịch với khối lượng ồ ạt. Thay vào đó, họ dự đoán thời điểm biến động giá và giao dịch ít đi khi có biến động mạnh.
Đến năm 2007, tại Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ có 8.140 tài khoản cá nhân và 477 tài khoản tổ chức, giao dịch của khối này chiếm khoảng 25% tổng giá trị vốn hóa trên sàn Tp.HCM (khoảng 5,3 tỷ USD). Bên cạnh đó là khoảng 44 quỹ đầu tư cả trong và ngoài nước và hơn 70 quỹ nước ngoài khác được kỳ vọng sẽ vào Việt Nam trong tương lai gần, mang theo số vốn khoảng 4-5 tỷ USD.
Để tạo thêm sức hấp dẫn của thị trường, CBV hy vọng Chính phủ sẽ mở rộng giới hạn đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2008 và lôi kéo được nhiều nhà đầu tư có chất lượng.
Còn nhiều cơ hội tăng tốc
Dự trên hai chỉ số định giá chính là P/E và P/BV, Việt Nam đang có thị trường chứng khoán đắt giá thứ 3 ở châu Á, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số P/E của Việt Nam là không quá cao khi tính đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong thời gian qua.
Mặt khác, so với GDP, tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để tăng tốc so với Ấn Độ và Trung Quốc, khi mà tổng giá trị vốn hóa tại hai nước này đã vượt GDP (Ấn Độ là khoảng 170%, Trung Quốc khoảng 160%). Năm 2007, của Việt Nam là 43,7% GDP, so với 1,2% năm 2005.
Theo CBV, cuối năm 2007 và đầu năm 2008, động lực cho thị trường chứng khoán Việt Nam đã ít nhiều yếu đi khi thị trường đi ngang và liên tục điều chỉnh.
Tuy nhiên, động lực cho thị trường được trông đợi là sẽ phục hồi vào cuối tháng 1/2008, khi các công ty trong nước bắt đầu công bố các kết quả kinh doanh năm 2007. Bên cạnh đó, những thông tin về khả năng điều chỉnh chính sách hợp lý của Chính phủ cũng sẽ là tín hiệu để thị trường khởi động năm 2008 suôn sẻ hơn.