“Chúng tôi sẽ tính toán điều chỉnh giá xăng dầu”
Giá dầu thế giới đã giảm mạnh thời gian qua, vậy bao giờ giá xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh tương ứng?
Giá dầu thế giới đã giảm mạnh thời gian qua, vậy bao giờ giá xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh tương ứng?
Để có câu trả lời cho vấn đề nhiều bạn đọc quan tâm này, chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc với ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
Thưa ông, giá xăng dầu thế giới vẫn đang tiếp tục giảm, nên người tiêu dùng đang mong chờ có một sự điều chỉnh giá xăng giảm. Vậy Petrolimex có thực hiện điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu hay không?
Quan điểm của Petrolimex sẽ vận hành theo đúng cơ chế của Nhà nước và giá thế giới. Do vậy, Petrolimex sẽ xem xét trong điều kiện có thể để sẵn sàng điều chỉnh giá, và sẽ tiên phong trong vấn đề điều chỉnh giá.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính dự kiến từ ngày 15/10/2008, sẽ điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu xăng từ 5% lên 10%, dầu diezel đang là 0% sẽ tăng lên 5%, dầu hoả đang từ 5% sẽ tăng lên 15%, dầu mazut sẽ tăng từ 0% lên 7%.
Nếu mức thuế này sẽ được áp dụng, chúng tôi sẽ căn cứ vào thuế nhập khẩu, vào giá nhập và các chi phí khác, cũng như phải trích 1.000 đồng/lít để hoàn trả khoản ứng trước của Nhà nước để có những tính toán và điều chỉnh cho hợp lý.
Thực tế, trong đợt điều chỉnh giảm giá xăng xuống 500 đồng/ lít từ ngày 8/10 vừa qua, doanh nghiệp chỉ còn lãi từ 100 - 200 đồng/ lít xăng.
“Tổng số lỗ đến nay là 1.800 tỷ đồng”
Có thông tin nói rằng kinh doanh xăng dầu của Petrolimex thời gian qua đã phải chịu những khoản lỗ rất lớn, vậy tình hình thực tế như thế nào, thưa ông?
Bắt đầu từ năm 2007, Nhà nước không bù lỗ xăng và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối phải tự cân đối.
Cho nên suốt một thời gian dài, mặc dù không nói ra nhưng mọi người đều biết rằng giá xăng bán ra thị trường thấp hơn giá vốn rất nhiều. Nhà nước chỉ bù lỗ cho mặt hàng dầu và không bù lỗ nhưng cũng không cho doanh nghiệp điều chỉnh giá xăng, và gần như cũng điều hành giá xăng giống như với giá dầu.
Suốt thời gian dài đó, cái gì Nhà nước bù lỗ thì Nhà nước chịu, còn cái gì doanh nghiệp phải bù lỗ thì doanh nghiệp phải tự chịu.
Chuyển sang cơ chế thị trường, khi giá thế giới xuống thấp thì dư luận lại muốn doanh nghiệp giảm giá ngay. Thực tế, trong năm 2007, Petrolimex lỗ 200 tỷ đồng kinh doanh xăng, tiếp tục từ năm 2008 đến nay, Petrolimex lỗ tiếp 1.600 tỷ đồng nên doanh nghiệp đang phải gồng mình lên để bù lại khoản lỗ đó.
Như vậy, tổng số lỗ kinh doanh mặt hàng xăng của Petrolimex đến thời điểm này là 1.800 tỷ đồng.
Vừa rồi, để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, thay vì doanh nghiệp phải vay tiền ngân hàng để nhập hàng thì Nhà nước đồng ý ứng trước khoản lỗ đó và doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả khoản ứng trước đó bằng cách doanh nghiệp phải trích mỗi một lít xăng 1.000 đồng trước lợi nhuận. Cho nên thực tế là doanh nghiệp không vay tiền của Nhà nước mà Nhà nước cũng không bù lỗ cho doanh nghiệp.
“Đảm bảo 3 yếu tố lợi ích”
Đưa giá xăng dầu vận hành theo cơ chế giá thị trường, quan điểm của Petrolimex như thế nào để đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng?
Đứng về góc độ người tiêu dùng và đứng về góc độ kinh tế mà chúng ta đang muốn vận hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường thì chúng ta phải đặt vấn đề đó là rất chính đáng.
Thứ hai, giá dầu thế giới giảm và nếu còn tiếp tục giảm nữa thì đây là điều đáng mừng cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như cho người tiêu dùng. Thế nhưng, việc vận hành theo cơ chế thị trường, nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo 3 yếu tố lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đối với Nhà nước thì suốt thời gian qua đã phải bù lỗ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu rất nhiều cho nên bây giờ trong điều kiện có thể thì Nhà nước cũng phải áp thuế để bù lại cho ngân sách Nhà nước trong nhiều năm vừa qua.
Đối với doanh nghiệp, thời gian qua cũng phải chịu lỗ rất lớn. Thế nên trong điều kiện có thể có một phần lợi nhuận, thì cũng phải để cho doanh nghiệp bù lỗ lại một phần lỗ của doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp lỗ thì không thể có nguồn tích lũy để đầu tư phát triển.
Đối với người tiêu dùng, cần phải đảm bảo hài hoà lợi ích.
Trong từng thời điểm, doanh nghiệp có thể kinh doanh lỗ hoặc lãi, nhưng trên tổng thể phải là không được lỗ, còn lợi nhuận đến đâu thì phải xác định hợp lý trên giá đầu vào, chi phí, các khoản thuế và một phần lợi nhuận. Trên cơ sở đó đăng ký giá bán lẻ với liên bộ Tài chính - Công Thương, điều này hoàn toàn công khai minh bạch.
Việc vận hành theo cơ chế giá thị trường yêu cầu chúng ta phải điều chỉnh giá theo từng thời điểm cho hợp lý. Đối với Petrolimex cũng như các doanh nghiệp đầu mối khác, tối thiểu lượng dữ trữ phải đảm bảo được 20 ngày. Thời điểm hiện nay và trong giá tính toán của Petrolimex cũng lấy chu kỳ 20 ngày, trên cơ sở đó làm căn cứ để xác định giá đầu vào và các khoản khác để tính giá bán ra.
Hiện giá thế giới xuống thấp nhất trong vòng nhiều tháng trở lại đây thì đó là giá giao dịch trên sàn London hoặc New York, chứ không có ngay bây giờ ở Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ có thể tính toán trên cơ sở những gì đang có trong tay.
Để có câu trả lời cho vấn đề nhiều bạn đọc quan tâm này, chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc với ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
Thưa ông, giá xăng dầu thế giới vẫn đang tiếp tục giảm, nên người tiêu dùng đang mong chờ có một sự điều chỉnh giá xăng giảm. Vậy Petrolimex có thực hiện điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu hay không?
Quan điểm của Petrolimex sẽ vận hành theo đúng cơ chế của Nhà nước và giá thế giới. Do vậy, Petrolimex sẽ xem xét trong điều kiện có thể để sẵn sàng điều chỉnh giá, và sẽ tiên phong trong vấn đề điều chỉnh giá.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính dự kiến từ ngày 15/10/2008, sẽ điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu xăng từ 5% lên 10%, dầu diezel đang là 0% sẽ tăng lên 5%, dầu hoả đang từ 5% sẽ tăng lên 15%, dầu mazut sẽ tăng từ 0% lên 7%.
Nếu mức thuế này sẽ được áp dụng, chúng tôi sẽ căn cứ vào thuế nhập khẩu, vào giá nhập và các chi phí khác, cũng như phải trích 1.000 đồng/lít để hoàn trả khoản ứng trước của Nhà nước để có những tính toán và điều chỉnh cho hợp lý.
Thực tế, trong đợt điều chỉnh giảm giá xăng xuống 500 đồng/ lít từ ngày 8/10 vừa qua, doanh nghiệp chỉ còn lãi từ 100 - 200 đồng/ lít xăng.
“Tổng số lỗ đến nay là 1.800 tỷ đồng”
Có thông tin nói rằng kinh doanh xăng dầu của Petrolimex thời gian qua đã phải chịu những khoản lỗ rất lớn, vậy tình hình thực tế như thế nào, thưa ông?
Bắt đầu từ năm 2007, Nhà nước không bù lỗ xăng và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối phải tự cân đối.
Cho nên suốt một thời gian dài, mặc dù không nói ra nhưng mọi người đều biết rằng giá xăng bán ra thị trường thấp hơn giá vốn rất nhiều. Nhà nước chỉ bù lỗ cho mặt hàng dầu và không bù lỗ nhưng cũng không cho doanh nghiệp điều chỉnh giá xăng, và gần như cũng điều hành giá xăng giống như với giá dầu.
Suốt thời gian dài đó, cái gì Nhà nước bù lỗ thì Nhà nước chịu, còn cái gì doanh nghiệp phải bù lỗ thì doanh nghiệp phải tự chịu.
Chuyển sang cơ chế thị trường, khi giá thế giới xuống thấp thì dư luận lại muốn doanh nghiệp giảm giá ngay. Thực tế, trong năm 2007, Petrolimex lỗ 200 tỷ đồng kinh doanh xăng, tiếp tục từ năm 2008 đến nay, Petrolimex lỗ tiếp 1.600 tỷ đồng nên doanh nghiệp đang phải gồng mình lên để bù lại khoản lỗ đó.
Như vậy, tổng số lỗ kinh doanh mặt hàng xăng của Petrolimex đến thời điểm này là 1.800 tỷ đồng.
Vừa rồi, để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, thay vì doanh nghiệp phải vay tiền ngân hàng để nhập hàng thì Nhà nước đồng ý ứng trước khoản lỗ đó và doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả khoản ứng trước đó bằng cách doanh nghiệp phải trích mỗi một lít xăng 1.000 đồng trước lợi nhuận. Cho nên thực tế là doanh nghiệp không vay tiền của Nhà nước mà Nhà nước cũng không bù lỗ cho doanh nghiệp.
“Đảm bảo 3 yếu tố lợi ích”
Đưa giá xăng dầu vận hành theo cơ chế giá thị trường, quan điểm của Petrolimex như thế nào để đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng?
Đứng về góc độ người tiêu dùng và đứng về góc độ kinh tế mà chúng ta đang muốn vận hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường thì chúng ta phải đặt vấn đề đó là rất chính đáng.
Thứ hai, giá dầu thế giới giảm và nếu còn tiếp tục giảm nữa thì đây là điều đáng mừng cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như cho người tiêu dùng. Thế nhưng, việc vận hành theo cơ chế thị trường, nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo 3 yếu tố lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đối với Nhà nước thì suốt thời gian qua đã phải bù lỗ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu rất nhiều cho nên bây giờ trong điều kiện có thể thì Nhà nước cũng phải áp thuế để bù lại cho ngân sách Nhà nước trong nhiều năm vừa qua.
Đối với doanh nghiệp, thời gian qua cũng phải chịu lỗ rất lớn. Thế nên trong điều kiện có thể có một phần lợi nhuận, thì cũng phải để cho doanh nghiệp bù lỗ lại một phần lỗ của doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp lỗ thì không thể có nguồn tích lũy để đầu tư phát triển.
Đối với người tiêu dùng, cần phải đảm bảo hài hoà lợi ích.
Trong từng thời điểm, doanh nghiệp có thể kinh doanh lỗ hoặc lãi, nhưng trên tổng thể phải là không được lỗ, còn lợi nhuận đến đâu thì phải xác định hợp lý trên giá đầu vào, chi phí, các khoản thuế và một phần lợi nhuận. Trên cơ sở đó đăng ký giá bán lẻ với liên bộ Tài chính - Công Thương, điều này hoàn toàn công khai minh bạch.
Việc vận hành theo cơ chế giá thị trường yêu cầu chúng ta phải điều chỉnh giá theo từng thời điểm cho hợp lý. Đối với Petrolimex cũng như các doanh nghiệp đầu mối khác, tối thiểu lượng dữ trữ phải đảm bảo được 20 ngày. Thời điểm hiện nay và trong giá tính toán của Petrolimex cũng lấy chu kỳ 20 ngày, trên cơ sở đó làm căn cứ để xác định giá đầu vào và các khoản khác để tính giá bán ra.
Hiện giá thế giới xuống thấp nhất trong vòng nhiều tháng trở lại đây thì đó là giá giao dịch trên sàn London hoặc New York, chứ không có ngay bây giờ ở Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ có thể tính toán trên cơ sở những gì đang có trong tay.