Chương trình cải thiện điều kiện làm việc cho ngành may
Chương trình Better Work nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho khoảng 700.000 công nhân may Việt Nam vừa ra mắt
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) - thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa ra mắt chương trình Better Work tại Việt Nam, nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho khoảng 700.000 công nhân thuộc ngành may Việt Nam và nâng cao tính cạnh tranh của ngành công nghiệp này.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Karla Quizon, Giám đốc Chương trình phát triển môi trường và xã hội bền vững, bộ phận tư vấn khu vực Mekong của IFC.
Thưa bà, tại sao Chương trình Better Work tại Việt Nam lại chọn ngành dệt may mà không phải là một ngành nào để tiếp cận chương trình này, thưa bà?
Chương trình Better Work tập trung vào 2 nguyên tắc chủ đạo. Thứ nhất, cải thiện điều kiện làm việc và mối quan hệ giữa người lao động và cấp quản lý nhằm mang lại lợi ích và nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Những cải thiện này rất cần thiết ở bất kỳ ngành công nghiệp nào và ở bất kỳ thời điểm nào. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng gay gắt, những cải thiện này đặc biệt quan trọng với ngành may Việt Nam hiện nay và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam.
Nguyên tắc chủ đạo thứ hai là cải thiện điều kiện lao động và quan hệ giữa lao động và cấp quản lý sẽ góp phần nâng cao điều kiện sống và tạo nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống cho mọi người.
Dựa trên hai nguyên tắc này, ngành may mặc Việt Nam là điểm khởi đầu phù hợp cho Chương trình Better Work tại Việt Nam.
Ngành may mặc là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu lớn nhất và phát triển nhất của Việt Nam và hiện có nhiều khách hàng quốc tế quan tâm đến việc mở rộng hoạt động trong ngành này tại thị trường Việt Nam. Ngành dệt may đóng góp lớn cho khu vực việc làm chính thức, cung cấp việc làm cho khoảng 2 triệu lao động, chủ yếu là phụ nữ từ nông thôn nghèo, để có thể nuôi sống gia đình. Tuy nhiên trong tương lai, chúng tôi sẽ mở rộng sang các ngành và khu vực khác.
Vậy Chương trình Better Work cải thiện các tiêu chuẩn lao động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách nào?
Chương trình Better Work sử dụng phương pháp tiếp cận bền vững đem lại các giải pháp cải tiến doanh nghiệp thực tế và đáng tin cậy bằng cách khuyến khích đối thoại mang tính xây dựng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Chương trình tập trung tăng cường các mối quan hệ, giữa các tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, giữa Chính phủ và các khách hàng quốc tế, nhằm đạt được một chuẩn mực chung hướng đến việc làm cải thiện áp dụng các tiêu chuẩn lao động và tăng cường tính cạnh trạnh cho doanh nghiệp.
Đồng thời, chương trình tạo ra cơ cấu nhằm đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế và luật lao động trong nước của các doanh nghiệp bằng cách: tiến hành đánh giá việc tuân thủ lao động nhằm tìm ra các thiếu sót trong việc thực hiện và đề nghị các bước cải tiến mang tính chủ động trong hệ thống; cung cấp các mô-đun tự chọn để đánh giá năng suất và chất lượng.
Bên cạnh đó, chương trình còn cung cấp dịch vụ tư vấn tại doanh nghiệp nhằm cải tiến hiệu quả sản xuất, đồng thời hỗ trợ cấp quản lý và công nhân trong việc xây dựng các phương pháp tiếp cận bền vững nhằm cải tiến doanh nghiệp. Các chương trình đào tạo tại lớp trong đó có các chương trình đào tạo theo mô-đun 12 tháng, các khóa ngắn hạn theo từng chuyên đề và các chương trình đào tạo dành cho các cấp quản lý dây chuyền và nhân sự.
Cùng đó là phim tuyên truyền, truyện tranh và các kênh báo đài nhằm nâng cao nhận thức cho công nhân về quyền và trách nhiệm của họ.
Thưa bà, Chương trình bao giờ sẽ chính thức hoạt động và sẽ có bao nhiêu doanh nghiệp, người lao động được hưởng thụ từ Chương trình này?
Dự kiến các dịch vụ Chương trình Better Work Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động vào giữa năm 2009. Còn mục tiêu trước mắt, Chương trình tập trung vào ngành may tại Tp.HCM và các khu vực lân cận. Theo đó, trong 2 năm đầu sẽ tiếp cận 150 doanh nghiệp và 150.000 công nhân. Sau 5 năm sẽ tiếp cận 700 doanh nghiệp và 800.000 công nhân.
Chương trình Better Work Việt Nam sẽ góp phần vào công tác giảm nghèo và đem lại điều kiện làm việc tốt hơn, bằng cách tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn lao động và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp ngành xuất khẩu, là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Karla Quizon, Giám đốc Chương trình phát triển môi trường và xã hội bền vững, bộ phận tư vấn khu vực Mekong của IFC.
Thưa bà, tại sao Chương trình Better Work tại Việt Nam lại chọn ngành dệt may mà không phải là một ngành nào để tiếp cận chương trình này, thưa bà?
Chương trình Better Work tập trung vào 2 nguyên tắc chủ đạo. Thứ nhất, cải thiện điều kiện làm việc và mối quan hệ giữa người lao động và cấp quản lý nhằm mang lại lợi ích và nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Những cải thiện này rất cần thiết ở bất kỳ ngành công nghiệp nào và ở bất kỳ thời điểm nào. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng gay gắt, những cải thiện này đặc biệt quan trọng với ngành may Việt Nam hiện nay và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam.
Nguyên tắc chủ đạo thứ hai là cải thiện điều kiện lao động và quan hệ giữa lao động và cấp quản lý sẽ góp phần nâng cao điều kiện sống và tạo nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống cho mọi người.
Dựa trên hai nguyên tắc này, ngành may mặc Việt Nam là điểm khởi đầu phù hợp cho Chương trình Better Work tại Việt Nam.
Ngành may mặc là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu lớn nhất và phát triển nhất của Việt Nam và hiện có nhiều khách hàng quốc tế quan tâm đến việc mở rộng hoạt động trong ngành này tại thị trường Việt Nam. Ngành dệt may đóng góp lớn cho khu vực việc làm chính thức, cung cấp việc làm cho khoảng 2 triệu lao động, chủ yếu là phụ nữ từ nông thôn nghèo, để có thể nuôi sống gia đình. Tuy nhiên trong tương lai, chúng tôi sẽ mở rộng sang các ngành và khu vực khác.
Vậy Chương trình Better Work cải thiện các tiêu chuẩn lao động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách nào?
Chương trình Better Work sử dụng phương pháp tiếp cận bền vững đem lại các giải pháp cải tiến doanh nghiệp thực tế và đáng tin cậy bằng cách khuyến khích đối thoại mang tính xây dựng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Chương trình tập trung tăng cường các mối quan hệ, giữa các tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, giữa Chính phủ và các khách hàng quốc tế, nhằm đạt được một chuẩn mực chung hướng đến việc làm cải thiện áp dụng các tiêu chuẩn lao động và tăng cường tính cạnh trạnh cho doanh nghiệp.
Đồng thời, chương trình tạo ra cơ cấu nhằm đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế và luật lao động trong nước của các doanh nghiệp bằng cách: tiến hành đánh giá việc tuân thủ lao động nhằm tìm ra các thiếu sót trong việc thực hiện và đề nghị các bước cải tiến mang tính chủ động trong hệ thống; cung cấp các mô-đun tự chọn để đánh giá năng suất và chất lượng.
Bên cạnh đó, chương trình còn cung cấp dịch vụ tư vấn tại doanh nghiệp nhằm cải tiến hiệu quả sản xuất, đồng thời hỗ trợ cấp quản lý và công nhân trong việc xây dựng các phương pháp tiếp cận bền vững nhằm cải tiến doanh nghiệp. Các chương trình đào tạo tại lớp trong đó có các chương trình đào tạo theo mô-đun 12 tháng, các khóa ngắn hạn theo từng chuyên đề và các chương trình đào tạo dành cho các cấp quản lý dây chuyền và nhân sự.
Cùng đó là phim tuyên truyền, truyện tranh và các kênh báo đài nhằm nâng cao nhận thức cho công nhân về quyền và trách nhiệm của họ.
Thưa bà, Chương trình bao giờ sẽ chính thức hoạt động và sẽ có bao nhiêu doanh nghiệp, người lao động được hưởng thụ từ Chương trình này?
Dự kiến các dịch vụ Chương trình Better Work Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động vào giữa năm 2009. Còn mục tiêu trước mắt, Chương trình tập trung vào ngành may tại Tp.HCM và các khu vực lân cận. Theo đó, trong 2 năm đầu sẽ tiếp cận 150 doanh nghiệp và 150.000 công nhân. Sau 5 năm sẽ tiếp cận 700 doanh nghiệp và 800.000 công nhân.
Chương trình Better Work Việt Nam sẽ góp phần vào công tác giảm nghèo và đem lại điều kiện làm việc tốt hơn, bằng cách tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn lao động và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp ngành xuất khẩu, là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.