Chương trình mục tiêu quốc gia chưa rõ ràng về… mục tiêu
Dự kiến bố trí vốn các chương trình mục tiêu quốc gia từ ngân sách Trung ương năm 2011 là 14.651 tỷ đồng
Còn một số chương trình xác định mục tiêu chưa rõ ràng, quá rộng, một số mục tiêu còn trùng lắp, Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhận xét tại báo cáo thẩm tra về tiêu chí, định mức và phương án phân bổ vốn chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011.
Một phần ba thời gian của buổi họp chiều 7/1 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành để xem xét nội dung này.
Theo tờ trình của Chính phủ, 15 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, dự kiến bố trí vốn các chương trình này từ ngân sách Trung ương năm 2011 là 14.651 tỷ đồng, tăng 19 tỷ đồng so với dự toán đã được Quốc hội thông qua và tăng 38,8% so với năm 2010.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đã điểm tên một số chương trình được cho là xác định mục tiêu chưa rõ ràng, quá rộng, một số mục tiêu còn trùng lắp. Như các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, về văn hóa; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng nông thôn mới và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Do vậy, đề nghị Chính phủ rà soát lại, điều chỉnh các mục tiêu của từng chương trình theo hướng cụ thể, thu hẹp đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đề ra và phù hợp với khả năng bố trí các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của từng chương trình, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, tiêu chí, định mức và phương án phân bổ vốn cho các chương trình cũng còn nhiều điểm khiến cơ quan thẩm tra quan ngại.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị tạm thời chưa phân bổ vốn đối với một số chương trình nếu chưa xây dựng định mức phân bổ cụ thể.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng cần xem xét lại việc bố trí vốn của một số chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình việc làm, giảm nghèo...) cho một số địa phương có tiềm lực kinh tế như: Hà Nội, Tp.HCM. Chỉ bố trí cho các địa phương này một số chương trình như phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy....
Mặt khác, đây là các địa phương có khả năng xã hội hóa cao, do vậy cần rà soát cắt giảm đầu tư ở những địa phương này để tập trung cho các các địa phương khó khăn ở miền núi, vùng sâu và hải đảo.
Một số ý kiến thảo luận cũng còn băn khoăn vì một số nội dung còn quá chung chung hoặc đánh giá có vẻ còn hơi xa thực tế.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ tám cuối năm 2010, nhiều ý kiến thảo luận cũng đã không mấy yên tâm về các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó có quan ngại về sự phân tán nguồn lực tài chính, có nguyên nhân từ việc có quá nhiều chương trình đặt mục tiêu lớn song hiệu quả chưa cao.
Thậm chí, đã có vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội từng chỉ ra rằng, "chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh lợi ích nhóm, lĩnh vực, bộ ngành nào cũng muốn có một cái" và đề nghị phải kiên quyết dừng bổ sung mới.
Một phần ba thời gian của buổi họp chiều 7/1 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành để xem xét nội dung này.
Theo tờ trình của Chính phủ, 15 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, dự kiến bố trí vốn các chương trình này từ ngân sách Trung ương năm 2011 là 14.651 tỷ đồng, tăng 19 tỷ đồng so với dự toán đã được Quốc hội thông qua và tăng 38,8% so với năm 2010.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đã điểm tên một số chương trình được cho là xác định mục tiêu chưa rõ ràng, quá rộng, một số mục tiêu còn trùng lắp. Như các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, về văn hóa; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng nông thôn mới và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Do vậy, đề nghị Chính phủ rà soát lại, điều chỉnh các mục tiêu của từng chương trình theo hướng cụ thể, thu hẹp đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đề ra và phù hợp với khả năng bố trí các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của từng chương trình, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, tiêu chí, định mức và phương án phân bổ vốn cho các chương trình cũng còn nhiều điểm khiến cơ quan thẩm tra quan ngại.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị tạm thời chưa phân bổ vốn đối với một số chương trình nếu chưa xây dựng định mức phân bổ cụ thể.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng cần xem xét lại việc bố trí vốn của một số chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình việc làm, giảm nghèo...) cho một số địa phương có tiềm lực kinh tế như: Hà Nội, Tp.HCM. Chỉ bố trí cho các địa phương này một số chương trình như phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy....
Mặt khác, đây là các địa phương có khả năng xã hội hóa cao, do vậy cần rà soát cắt giảm đầu tư ở những địa phương này để tập trung cho các các địa phương khó khăn ở miền núi, vùng sâu và hải đảo.
Một số ý kiến thảo luận cũng còn băn khoăn vì một số nội dung còn quá chung chung hoặc đánh giá có vẻ còn hơi xa thực tế.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ tám cuối năm 2010, nhiều ý kiến thảo luận cũng đã không mấy yên tâm về các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó có quan ngại về sự phân tán nguồn lực tài chính, có nguyên nhân từ việc có quá nhiều chương trình đặt mục tiêu lớn song hiệu quả chưa cao.
Thậm chí, đã có vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội từng chỉ ra rằng, "chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh lợi ích nhóm, lĩnh vực, bộ ngành nào cũng muốn có một cái" và đề nghị phải kiên quyết dừng bổ sung mới.