Chuyên gia “bắt bệnh” xuất khẩu của Việt Nam
“Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam hầu hết có chất lượng trung bình, không có yếu tố nổi trội so với đối thủ cạnh tranh”
Báo cáo xuất khẩu Việt Nam 2009-2010 do Cục Xúc tiến thương mại và Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển (Depocen) cùng phối hợp thực hiện mới đây đưa ra nhận xét: “Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam hầu hết có chất lượng trung bình, không có yếu tố nổi trội so với đối thủ cạnh tranh”.
Thu thập ý kiến từ các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài, báo cáo tổng hợp: “Nhiều cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài cho rằng, chất lượng hàng xuất khẩu Việt Nam còn chưa ổn định, mẫu mã chưa phong phú, đa dạng”.
Sử dụng phương pháp chỉ số lợi thế so sánh cạnh tranh (RCA), một nghiên cứu khác cũng do các thành viên Depocen thực hiện cho biết, Việt Nam chỉ có lợi thế cạnh tranh trong nhóm hàng xuất khẩu có công nghệ thấp, thâm dụng nhiều lao động và xuất khẩu tài nguyên dạng thô.
Đáng lưu ý, nhóm nghiên cứu này cũng cho rằng, sau 10 năm hội nhập vào nền kinh tế thế giới, “vẫn chưa có thay đổi trong cấu trúc lợi thế của Việt Nam, vì nhóm hàng hóa có lợi thế so sánh trong năm 2008 gần như không thay đổi so với năm 2000”.
Với khả năng gia tăng năng lực cạnh tranh kém, Việt Nam đang phải đối mặt với một thực tế là các mặt hàng xuất khẩu tuy có sản lượng lớn, song giá trị còn chưa cao và kém hơn nhiều nước trong khu vực.
Chẳng hạn như Malaysia, tuy lượng xuất khẩu của nước này trong năm 2009 chỉ tăng 2%, nhưng đã đủ để tạo ra 14% tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu; hay 8% gia tăng về lượng xuất khẩu của Thái Lan tương đương với việc tăng giá trị xuất khẩu nước này tới 18%.
Với giả định Malaysia đạt được mức tăng trưởng về lượng xuất khẩu 9% thì với năng lực xuất khẩu hiện tại của nước này, mức tăng trưởng về giá trị xuất khẩu có thể tăng tới 63%, trong khi đối với Việt Nam, thực tế 9% gia tăng trong lượng xuất khẩu chỉ tương đương với 26% gia tăng trong giá trị xuất khẩu.
Cũng vì lý do này, mặc dù nhiều ngành hàng của Việt Nam đứng thứ hạng cao trong xuất khẩu như hồ tiêu, điều, gạo, cà phê, cao su, hàng dệt may..., nhưng do chưa tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng cao, nên buộc phải lệ thuộc vào các trung gian thương mại nước ngoài, vừa tăng chi phí trung gian, có trường hợp bị ép giá...
Các công cụ hỗ trợ tài chính cho tăng cường xuất khẩu dường như đã được Chính phủ rốt ráo thực thi từ hơn một thập kỷ trước, tuy nhiên, vẫn có những chính sách không đi cùng mục tiêu kể trên, chẳng hạn như vấn đề tỷ giá.
“Chính sách tỷ giá trong những năm qua đưa ra những thông điệp không rõ ràng cho các nhà xuất khẩu”, nhóm nghiên cứu từ Depocen nhận xét. “Cho tới nay, định giá cao đồng VND trong thực tế vẫn là một trong những rào cản đối với việc mở rộng xuất khẩu của Việt Nam.”
Mặc dù, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu đã khá phong phú, nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên gia, quan điểm khuyến khích xuất khẩu thể hiện trong văn bản pháp luật vẫn chưa đồng bộ và không thực tế. Thậm chí, có những ý kiến gay gắt cho rằng, mô hình tăng trưởng của Việt Nam dường như không dựa vào xuất khẩu, nếu nhìn trên cách thức điều hành và thực thi chính sách gần đây.
“Xuất khẩu chỉ là đầu ra, còn đầu vào sản xuất là đất, là lao động, là công nghệ… mới là những đại vấn đề của tăng trưởng dài hạn”, TS. Võ Trí Thành (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) nói.
Đồng quan điểm, TS. Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cho rằng Việt Nam mới chỉ xuất khẩu những cái chúng ta có, mà chưa quan tâm đến một chiến lược phát triển xuất khẩu dài hạn và có tầm nhìn, có trọng tâm, làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu.
“Đối với nhiều mặt hàng, hiện ta vẫn hỗ trợ theo kiểu "mì ăn liền", như với lúa gạo chẳng hạn. Hỗ trợ vốn, cho tạm trữ thì có, nhưng hỗ trợ để làm sao ra hàng hóa giá trị gia tăng cao thì không”, ông Ánh phân tích.
Ở một góc độ khác, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng khá nhanh trong giai đoạn 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, vấn đề nhập siêu ngày càng lớn, tác động mạnh đến cán cân thanh toán tổng thể, tạo nên những bất ổn vĩ mô trong thời gian gần đây đang xóa nhòa những ảnh hưởng tích cực từ hoạt động này.
Bởi vậy, thời gian gần đây, đã có nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng cần xem xét thấu đáo quan điểm phát triển dựa vào xuất khẩu của Việt Nam, trong bối cảnh để xuất khẩu nhiều hơn thì Việt Nam có xu hướng phải gia tăng nhập khẩu.
Tính toán dựa trên mô hình dự báo sự thay đổi trung bình (dựa vào các yếu tố tĩnh), nhóm tác giả từ Depocen cũng cho rằng, nếu theo đuổi chính sách tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, Việt Nam có thể sẽ sa vào tình trạng gia tăng thâm hụt thương mại, có thể xấp xỉ tới 60 tỷ USD vào năm 2015 và trên 85 tỷ USD vào năm 2020, cho dù nhận định này còn gây nhiều tranh cãi.
Nhìn lại đóng góp vào tăng trưởng GDP của hoạt động xuất nhập khẩu, nhiều năm gần đây, có thể thấy nỗ lực thúc đẩy kim ngạch thương mại quốc tế lại “kéo tụt” tăng trưởng (trừ năm 2009). Nếu triển vọng xuất nhập khẩu phần nào đó như kịch bản của Depocen, nhập siêu sẽ tiếp tục kéo dài tác động tiêu cực lên tăng trưởng GDP những năm sắp tới.
Thu thập ý kiến từ các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài, báo cáo tổng hợp: “Nhiều cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài cho rằng, chất lượng hàng xuất khẩu Việt Nam còn chưa ổn định, mẫu mã chưa phong phú, đa dạng”.
Sử dụng phương pháp chỉ số lợi thế so sánh cạnh tranh (RCA), một nghiên cứu khác cũng do các thành viên Depocen thực hiện cho biết, Việt Nam chỉ có lợi thế cạnh tranh trong nhóm hàng xuất khẩu có công nghệ thấp, thâm dụng nhiều lao động và xuất khẩu tài nguyên dạng thô.
Đáng lưu ý, nhóm nghiên cứu này cũng cho rằng, sau 10 năm hội nhập vào nền kinh tế thế giới, “vẫn chưa có thay đổi trong cấu trúc lợi thế của Việt Nam, vì nhóm hàng hóa có lợi thế so sánh trong năm 2008 gần như không thay đổi so với năm 2000”.
Với khả năng gia tăng năng lực cạnh tranh kém, Việt Nam đang phải đối mặt với một thực tế là các mặt hàng xuất khẩu tuy có sản lượng lớn, song giá trị còn chưa cao và kém hơn nhiều nước trong khu vực.
Chẳng hạn như Malaysia, tuy lượng xuất khẩu của nước này trong năm 2009 chỉ tăng 2%, nhưng đã đủ để tạo ra 14% tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu; hay 8% gia tăng về lượng xuất khẩu của Thái Lan tương đương với việc tăng giá trị xuất khẩu nước này tới 18%.
Với giả định Malaysia đạt được mức tăng trưởng về lượng xuất khẩu 9% thì với năng lực xuất khẩu hiện tại của nước này, mức tăng trưởng về giá trị xuất khẩu có thể tăng tới 63%, trong khi đối với Việt Nam, thực tế 9% gia tăng trong lượng xuất khẩu chỉ tương đương với 26% gia tăng trong giá trị xuất khẩu.
Cũng vì lý do này, mặc dù nhiều ngành hàng của Việt Nam đứng thứ hạng cao trong xuất khẩu như hồ tiêu, điều, gạo, cà phê, cao su, hàng dệt may..., nhưng do chưa tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng cao, nên buộc phải lệ thuộc vào các trung gian thương mại nước ngoài, vừa tăng chi phí trung gian, có trường hợp bị ép giá...
Các công cụ hỗ trợ tài chính cho tăng cường xuất khẩu dường như đã được Chính phủ rốt ráo thực thi từ hơn một thập kỷ trước, tuy nhiên, vẫn có những chính sách không đi cùng mục tiêu kể trên, chẳng hạn như vấn đề tỷ giá.
“Chính sách tỷ giá trong những năm qua đưa ra những thông điệp không rõ ràng cho các nhà xuất khẩu”, nhóm nghiên cứu từ Depocen nhận xét. “Cho tới nay, định giá cao đồng VND trong thực tế vẫn là một trong những rào cản đối với việc mở rộng xuất khẩu của Việt Nam.”
Mặc dù, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu đã khá phong phú, nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên gia, quan điểm khuyến khích xuất khẩu thể hiện trong văn bản pháp luật vẫn chưa đồng bộ và không thực tế. Thậm chí, có những ý kiến gay gắt cho rằng, mô hình tăng trưởng của Việt Nam dường như không dựa vào xuất khẩu, nếu nhìn trên cách thức điều hành và thực thi chính sách gần đây.
“Xuất khẩu chỉ là đầu ra, còn đầu vào sản xuất là đất, là lao động, là công nghệ… mới là những đại vấn đề của tăng trưởng dài hạn”, TS. Võ Trí Thành (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) nói.
Đồng quan điểm, TS. Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cho rằng Việt Nam mới chỉ xuất khẩu những cái chúng ta có, mà chưa quan tâm đến một chiến lược phát triển xuất khẩu dài hạn và có tầm nhìn, có trọng tâm, làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu.
“Đối với nhiều mặt hàng, hiện ta vẫn hỗ trợ theo kiểu "mì ăn liền", như với lúa gạo chẳng hạn. Hỗ trợ vốn, cho tạm trữ thì có, nhưng hỗ trợ để làm sao ra hàng hóa giá trị gia tăng cao thì không”, ông Ánh phân tích.
Ở một góc độ khác, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng khá nhanh trong giai đoạn 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, vấn đề nhập siêu ngày càng lớn, tác động mạnh đến cán cân thanh toán tổng thể, tạo nên những bất ổn vĩ mô trong thời gian gần đây đang xóa nhòa những ảnh hưởng tích cực từ hoạt động này.
Bởi vậy, thời gian gần đây, đã có nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng cần xem xét thấu đáo quan điểm phát triển dựa vào xuất khẩu của Việt Nam, trong bối cảnh để xuất khẩu nhiều hơn thì Việt Nam có xu hướng phải gia tăng nhập khẩu.
Tính toán dựa trên mô hình dự báo sự thay đổi trung bình (dựa vào các yếu tố tĩnh), nhóm tác giả từ Depocen cũng cho rằng, nếu theo đuổi chính sách tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, Việt Nam có thể sẽ sa vào tình trạng gia tăng thâm hụt thương mại, có thể xấp xỉ tới 60 tỷ USD vào năm 2015 và trên 85 tỷ USD vào năm 2020, cho dù nhận định này còn gây nhiều tranh cãi.
Nhìn lại đóng góp vào tăng trưởng GDP của hoạt động xuất nhập khẩu, nhiều năm gần đây, có thể thấy nỗ lực thúc đẩy kim ngạch thương mại quốc tế lại “kéo tụt” tăng trưởng (trừ năm 2009). Nếu triển vọng xuất nhập khẩu phần nào đó như kịch bản của Depocen, nhập siêu sẽ tiếp tục kéo dài tác động tiêu cực lên tăng trưởng GDP những năm sắp tới.