Chuyện giao thương: Ưu đãi cũng khổ
Cơ chế “lobby” chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh khéo léo được lồng vào buổi tọa đàm hôm 22/6
Đại diện Phòng Thương mại Hàn Quốc (KCCI) Kim Ho Hyun sải bước đi vòng sang phía bên kia khán phòng, đưa tận tay Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Ngô Hải Phan cuốn sách liệt kê 74 vấn đề mà doanh nghiệp nước này tại Việt Nam vướng mắc lâu nay.
Cơ chế “lobby” chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh khéo léo được lồng vào buổi tọa đàm hôm 22/6, khi đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Hợp tác phát triển, Phòng Thương mại và gần hai chục vị là tổng giám đốc, giám đốc điều hành người Hàn Quốc, làm việc với đại diện các bộ, ngành liên quan phía Việt Nam.
“Khoảng 100 nghìn người và hơn 2 nghìn doanh nghiệp Hàn Quốc hiện đang có mặt tại Việt Nam, với rất nhiều vấn đề vướng mắc cần có sự thay đổi về thủ tục, chính sách”, một đại diện đến từ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam lưu ý đại diện các cơ quan hành pháp nước sở tại.
Khách sạn Grand Plaza là một trong các trường hợp được đưa ra thảo luận. Yun Chul Ho, Tổng giám đốc Pheonix Golf & Resort, doanh nghiệp đồng thời sở hữu khách sạn Grand Plaza cho hay, để kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, doanh nghiệp này nhận được đề nghị của Chính phủ xây dựng một khách sạn để chào mừng sự kiện lớn của đất nước.
Kèm theo đề nghị đó, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế cho một số chủng loại thiết bị và vật liệu xây dựng. Nhưng Đại lễ qua lâu rồi, khách sạn xây đã xong. Vị này tiếp tục khuyến nghị: “Chúng tôi kiến nghị được chứng nhận sản phẩm đó miễn thuế tại thời điểm này, khi chúng tôi nhập tiếp”.
Phó cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Hải Trang giải thích tại chỗ, chính sách thuế của Việt Nam chỉ được áp dụng tại thời điểm mở tờ khai xuất nhập khẩu, cho nên có nhiều trường hợp chính sách thuế thay đổi ngay trong quá trình thực hiện dự án.
Ông Trang cũng nêu dẫn chứng rằng, khi Việt Nam mới kêu gọi đầu tư nước ngoài thì mỗi doanh nghiệp thành lập mới được miễn thuế nhập khẩu 2 chiếc ô tô chở người. Nhưng đến bây giờ, bất luận ai nhập khẩu đều phải chịu thuế rất là cao.
“Việc chúng ta được hưởng ưu đãi thuế đến đâu, một phần phụ thuộc vào tốc độ thực hiện dự án, cũng như chính sách thuế tại thời điểm nhập khẩu”, ông nói.
Một trường hợp khác là GM Deawoo. Doanh nghiệp lắp ráp ôtô Hàn Quốc này có đề cập trong danh mục các khó khăn doanh nghiệp Hàn Quốc gặp phải, mới được “cập nhật” chuyển đến cơ quan chức phận Việt Nam như sau.
“Chúng tôi e rằng công ty sẽ phải ngừng hoạt động sản xuất trong một vài ngày tới, hàng nghìn lao động có thể bị mất việc làm, vấn đề có thể gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ hữu nghị tốt đẹp và dài lâu giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc…”
Theo Giám đốc điều hành Lee Soo Rim, do doanh nghiệp này đã nhập khẩu ghế trước ôtô không đúng quy định kỹ thuật. Theo luật định, doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế suất 82%, thay vì 20% nếu đáp ứng đúng yêu cầu.
Cho nên, GM Deawoo đề nghị lô hàng chưa làm thủ tục hải quan sẽ được chuyển vào kho ngoại quan để tháo rời và đóng gói theo yêu cầu về độ rời rạc, các lô hàng sau nhà cung cấp sẽ có trách nhiệm đảm bảo đúng quy định hiện hành. Vị này cũng cho rằng ở các nước, việc tháo gỡ tại nước nhập khẩu là điều hiển nhiên.
Đại diện cho Tổng cục Hải quan tại buổi tọa đàm, ông Trang lưu ý doanh nghiệp này rằng quy tắc số 2 của hải quan thế giới có đề cập, các linh kiện tháo rời mang đặc trưng cơ bản của sản phẩm thì vẫn phải phân loại và áp mã số hàng hóa theo sản phẩm hoàn thiện.
Nếu áp dụng quy tắc 2 thì bất luận rời rạc là bao nhiêu đều phải áp vào thuế suất nhập khẩu ôtô nguyên chiếc. Nhưng để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô Việt Nam nên Bộ Tài chính mới có quy định về độ rời rạc với thuế suất thấp hơn hẳn nói trên, ông Trang cho hay. Cũng theo vị này: “Đây là độ mở của chính sách thuế Việt Nam”.
Cả hai trường hợp vừa nêu đều nằm trong diện “lobby” chính sách, hơn là than phiền về những vướng mắc gặp phải trong quá trình kinh doanh. Bởi lẽ, rõ ràng hai doanh nghiệp đang đề nghị được hưởng các ưu đãi khác biệt so với các doanh nghiệp khác.
Cũng không khó để hình dùng, nhiều vấn đề nêu tại buổi tọa đàm kể trên chủ yếu liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Mấy năm trở lại đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của đối tác này với Việt Nam tăng rất nhanh. Nhập siêu từ Hàn Quốc hiện chỉ còn đứng sau Trung Quốc.
Cơ chế “lobby” chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh khéo léo được lồng vào buổi tọa đàm hôm 22/6, khi đại diện Đại sứ quán, Cơ quan Hợp tác phát triển, Phòng Thương mại và gần hai chục vị là tổng giám đốc, giám đốc điều hành người Hàn Quốc, làm việc với đại diện các bộ, ngành liên quan phía Việt Nam.
“Khoảng 100 nghìn người và hơn 2 nghìn doanh nghiệp Hàn Quốc hiện đang có mặt tại Việt Nam, với rất nhiều vấn đề vướng mắc cần có sự thay đổi về thủ tục, chính sách”, một đại diện đến từ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam lưu ý đại diện các cơ quan hành pháp nước sở tại.
Khách sạn Grand Plaza là một trong các trường hợp được đưa ra thảo luận. Yun Chul Ho, Tổng giám đốc Pheonix Golf & Resort, doanh nghiệp đồng thời sở hữu khách sạn Grand Plaza cho hay, để kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, doanh nghiệp này nhận được đề nghị của Chính phủ xây dựng một khách sạn để chào mừng sự kiện lớn của đất nước.
Kèm theo đề nghị đó, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế cho một số chủng loại thiết bị và vật liệu xây dựng. Nhưng Đại lễ qua lâu rồi, khách sạn xây đã xong. Vị này tiếp tục khuyến nghị: “Chúng tôi kiến nghị được chứng nhận sản phẩm đó miễn thuế tại thời điểm này, khi chúng tôi nhập tiếp”.
Phó cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Hải Trang giải thích tại chỗ, chính sách thuế của Việt Nam chỉ được áp dụng tại thời điểm mở tờ khai xuất nhập khẩu, cho nên có nhiều trường hợp chính sách thuế thay đổi ngay trong quá trình thực hiện dự án.
Ông Trang cũng nêu dẫn chứng rằng, khi Việt Nam mới kêu gọi đầu tư nước ngoài thì mỗi doanh nghiệp thành lập mới được miễn thuế nhập khẩu 2 chiếc ô tô chở người. Nhưng đến bây giờ, bất luận ai nhập khẩu đều phải chịu thuế rất là cao.
“Việc chúng ta được hưởng ưu đãi thuế đến đâu, một phần phụ thuộc vào tốc độ thực hiện dự án, cũng như chính sách thuế tại thời điểm nhập khẩu”, ông nói.
Một trường hợp khác là GM Deawoo. Doanh nghiệp lắp ráp ôtô Hàn Quốc này có đề cập trong danh mục các khó khăn doanh nghiệp Hàn Quốc gặp phải, mới được “cập nhật” chuyển đến cơ quan chức phận Việt Nam như sau.
“Chúng tôi e rằng công ty sẽ phải ngừng hoạt động sản xuất trong một vài ngày tới, hàng nghìn lao động có thể bị mất việc làm, vấn đề có thể gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ hữu nghị tốt đẹp và dài lâu giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc…”
Theo Giám đốc điều hành Lee Soo Rim, do doanh nghiệp này đã nhập khẩu ghế trước ôtô không đúng quy định kỹ thuật. Theo luật định, doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế suất 82%, thay vì 20% nếu đáp ứng đúng yêu cầu.
Cho nên, GM Deawoo đề nghị lô hàng chưa làm thủ tục hải quan sẽ được chuyển vào kho ngoại quan để tháo rời và đóng gói theo yêu cầu về độ rời rạc, các lô hàng sau nhà cung cấp sẽ có trách nhiệm đảm bảo đúng quy định hiện hành. Vị này cũng cho rằng ở các nước, việc tháo gỡ tại nước nhập khẩu là điều hiển nhiên.
Đại diện cho Tổng cục Hải quan tại buổi tọa đàm, ông Trang lưu ý doanh nghiệp này rằng quy tắc số 2 của hải quan thế giới có đề cập, các linh kiện tháo rời mang đặc trưng cơ bản của sản phẩm thì vẫn phải phân loại và áp mã số hàng hóa theo sản phẩm hoàn thiện.
Nếu áp dụng quy tắc 2 thì bất luận rời rạc là bao nhiêu đều phải áp vào thuế suất nhập khẩu ôtô nguyên chiếc. Nhưng để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô Việt Nam nên Bộ Tài chính mới có quy định về độ rời rạc với thuế suất thấp hơn hẳn nói trên, ông Trang cho hay. Cũng theo vị này: “Đây là độ mở của chính sách thuế Việt Nam”.
Cả hai trường hợp vừa nêu đều nằm trong diện “lobby” chính sách, hơn là than phiền về những vướng mắc gặp phải trong quá trình kinh doanh. Bởi lẽ, rõ ràng hai doanh nghiệp đang đề nghị được hưởng các ưu đãi khác biệt so với các doanh nghiệp khác.
Cũng không khó để hình dùng, nhiều vấn đề nêu tại buổi tọa đàm kể trên chủ yếu liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Mấy năm trở lại đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của đối tác này với Việt Nam tăng rất nhanh. Nhập siêu từ Hàn Quốc hiện chỉ còn đứng sau Trung Quốc.