Chuyện những người cõng tiền lên núi
Người H’Mông họ lạ lắm, vay của ai thì trả đúng người đó, họ chẳng cần biết đến ngân hàng
Mới cách đây 5 năm về trước, Dào A Hò còn là một nông dân nghèo nhất nhì huyện Đồng Văn, Hà Giang. Câu chuyện làm giàu của Hò chỉ đến sau chén rượu ngô cùng một cán bộ tín dụng của ngân hàng nông nghiệp huyện...
Những câu chuyện làm giàu từ đồng vốn vay ngân hàng, vốn hỗ trợ của Nhà nước như anh nông dân Dào A Hò giờ đây không còn là chuyện hiếm trên những huyện vùng cao núi đá Hà Giang. Bên chén rượu ngô, A Hò cười nói, để có được như ngày hôm nay tôi phải mang ơn ngân hàng, mang ơn chén rượu ngô đã cho tôi gặp được cán bộ tín dụng của ngân hàng để được vay vốn.
Đạp đá mà đi
“Em mang tiền Chính phủ cho bản làng vay đủ. Nuôi thêm đàn lợn béo, trồng thêm lúa thêm ngô...”. Bên chén rượu ngô thơm lừng và món thịt hun khói đặc trưng của người vùng cao Hà Giang, anh Trương Đức Hào, Trưởng phòng Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Văn, Hà Giang vừa khẽ hát vừa nhớ lại.
“Đã hơn 10 năm từ khi quyết định gắn cuộc đời mình với vùng cao nguyên đá Đồng Văn, mình đã trải qua những ngày tháng khó khăn nhất. Ngày mới lên Đồng Văn, được phân công làm ở phòng tín dụng mình sợ lắm, làm tín dụng ở các thành phố lớn thì nhàn chứ làm ở miền cao nguyên đá này vất vả lắm. Ở đây người dân không biết tự tìm đến ngân hàng vay vốn bao giờ cả, cán bộ tín dụng phải tìm đến dân. Mình là người dưới xuôi lên, phong tục tập quán không hiểu, tiếng không biết nên khó tiếp cận người dân lắm, nói cho vay tiền chẳng ai tin.
Cái khó nhất là chuyện uống rượu, mình vốn không biết uống rượu nên khi đến nhà dân khó nói chuyện. Người dân ở đây có thói quen bàn công việc trong những cuộc rượu, ai không uống được khó bàn chuyện. Thời gian đầu Hào bỏ công đi học tiếng của người H’Mông, tập uống rượu. Đến nay Hào đã trở thành một người H’Mông thực sự, biết uống rượu ngô, biết ăn mèn mén, nói tiếng H’Mông, biết leo núi đá, biết đi ngựa...
Ngân hàng Nông nghiệp là ngân hàng đầu tiên lập chi nhánh tại Đồng Văn, thời đó cán bộ ít, đường xá đi lại vất vả lắm, 12 trên tổng số 19 xã trong huyện chưa có đường ô tô đến nơi. Xã nằm cách xa thị trấn nhất hơn 50 km, muốn đến được đó phải đi bộ mất cả ngày trời. Trời nắng đi 2 đến 3 ngày có thể quay ra được, gặp đúng hôm trời mưa thì chỉ biết nằm lại đợi nắng lên mới quay ra được. Nhiều bản làng không có đường đi đến, muốn vào phải đạp lên đá mà đi”, anh Hào cười khi nhớ lại những chuyến đi băng rừng của mình.
“Hồi đó mình là người trẻ nhất ngân hàng, mới ngoài 20 tuổi, lại là người dưới xuôi lên nên lúc nào cũng xung phong đi để được học hỏi, được sống với bà con dân tộc. Năm 1999, trong một chuyến đi đến xã Sủng Trái, nằm cách thị trấn huyện hơn 50 km lại không có đường ô tô.
Chiếc xe máy Tàu là món quà gia đình cho khi mình lên Đồng Văn nhận công tác đã trở thành người bạn trên mỗi chuyến đi như vậy. Chạy xe máy được khoảng 30 km phải gửi xe để đi bộ vào, mất gần một ngày đi bộ theo lối mòn, khi đến trung tâm xã trời vừa tối.
Đêm hôm đó phải ngủ trên những chiếc bàn trong trụ sở UBND xã. Nửa đêm trời mưa to và cơn mưa kéo dài 3 ngày nên phải nằm lại đây. Ở miền cao nguyên đá này, từng viên đá vốn đã đầy rong rêu và càng trở nên khó đi khi cơn mưa đến con đường lại càng trở nên khó đi hơn. Nếu quyết tâm đi trở ra khi trời mưa xuống thì sẽ đánh cược số phận mình với cao nguyên đá”, anh Trương Đức Hào nói, “trong khi trên vai là những ba lô tiền của Ngân hàng, không thể mạo hiểm được nên đành chọn phương án nằm lại địa bàn ôm tiền ngủ đợi hết mưa”.
Gần đây nhất, anh cùng đồng nghiệp vào xác minh một số hộ dân vay vốn ở xã Lũng Cú, nơi địa đầu tổ quốc. Trên đường đi gặp cơn mưa bất ngờ ập đến, vào đến nơi cơn sốt rừng đã “hỏi thăm” ngay. Thế là phải mất gần một tuần nằm tại trạm y tế xã điều trị cho ngắt cơn sốt mới dám về.
Nhấp hết chén rượu ngô còn nóng hổi trên tay, Hào chậm rãi tiếp câu chuyện của mình: “Tôi đã có hàng nghìn lần ôm tiền đạp đá vượt núi cao đến với các bản làng. Không ít lần đã nằm lại cùng dân bản, rồi những cơn sốt ập đến bất ngờ là chuyện dường như đã quá quen thuộc với những người làm công tác tín dụng nơi đây. Hiện nay phòng tín dụng của ngân hàng có 5 cán bộ, trẻ nhất mới 22 tuổi và già nhất là tôi.
Việc “trẻ hoá” đội ngũ cán tín dụng là một quyết sách mang tính đặc thù của ngân hàng nông nghiệp, nếu không sử dụng cán bộ trẻ thì sẽ khó tiếp cận được đối tượng khách hàng là người dân sống ở vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, chính sách sử dụng người dân tộc bản địa làm cán bộ đang dần được triển khai.
Vàng Mí Sùng, một trong số ít thanh niên là người dân tộc thiểu số trong xã Sà Phìn được học hết phổ thông trung học, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang đã chọn Sùng cho đi học lớp đào tạo cán bộ ngân hàng để làm cán bộ. Riêng phòng tín dụng của huyện Đồng Văn có hai cán bộ là người dân tộc bản địa, đây là một lợi thế trong việc tiếp cận khách hàng và thu lãi, thu hồi vốn”.
Mang tiền Chính phủ cho dân làng vay đủ...
Dào A Hò giờ là một triệu phú và là chủ của thương hiệu rượu ngô Thiên Hương nổi tiếng trong vùng. Anh là người dân tộc Giáy, năm nay 37 tuổi, có trong tay giá trị tài sản hàng trăm triệu đồng.
Mở đầu bằng những chén rượu ngô mang thương hiệu Thiên Hương, A Hò kể lại: “Trước khi gặp được cán bộ Hào, tôi là một người nghèo nhất nhì vùng này. Tôi đã bôn ba khắp nơi, làm đủ nghề để sống trong nhiều năm nhưng trở về quê tài sản chỉ vẻn vẹn 2,7 triệu đồng và chỉ vài ngày đã nướng hết vào rượu. Tôi có nghe nói đến ngân hàng cho vay vốn làm ăn nhưng không dám tìm đến, mình đâu có tài sản gì lớn để thế chấp.
Một ngày vào năm 2004, vô tình tôi được ngồi uống rượu cùng anh Hào, khi ngà ngà say tôi có than thở về công việc, về cái nghèo đói của mình. Không ngờ sau buổi nhậu hôm đó Hào tìm xuống tận nhà A Hò chơi và đứng ra bảo lãnh cho vay 40 triệu đồng để đầu tư nuôi bò hàng hoá, nấu rượu ngô”.
Anh Hào thêm vào câu chuyện: “Ngày đó tôi cũng liều lắm mới dám đứng ra cho A Hò vay. Theo quy định của ngân hàng thì các hộ nông dân vay dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, nhưng A Hò vay tới 40 triệu lại không có tài sản gì đủ để thế chấp. Nhưng nhìn vào A Hò, nhìn vào phương án A Hò đưa ra, tôi thấy tin lắm nên quyết định mạo hiểm cho vay”.
Sau khi vay được tiền, A Hò đi tìm mua những con bò gầy với giá rẻ về nuôi. Đầu tư trồng cỏ cho bò ăn đầy đủ kết hợp cho ăn thêm bỗng rượu có sẵn, chỉ vài tháng sau đàn bò to béo hẳn lên, A Hò đem ra chợ bán, tiền lãi mỗi con đến cả triệu đồng. Có tiền, A Hò đầu tư thêm vào đàn bò và mở hợp tác xã nấu rượu ngô mang tên Thiên Hương và cứ thế phát triển dần lên. A Hò nấu theo cách của gia đình mình, men rượu do mẹ làm từ lá cây rừng, ngô do vợ trồng trên nương, nên trở thành thứ rượu ngon nức tiếng cả vùng cao nguyên đá.
Đến nay, sau 4 năm, A Hò đã trả hết nợ ngân hàng và có trong tay số vốn hàng trăm triệu đồng với một thương hiệu rượu ngô nổi tiếng. A Hò còn là một tấm gương làm giàu cho người dân trong huyện Đồng Văn. Giàu có hơn xưa nhưng A Hò không quên dân bản mình còn nhiều nhà đang đói nghèo. A Hò đưa đàn bò, dê của mình cho người khác nuôi giẽ để họ lấy bê và dê con làm giống nuôi tiếp. Cứ như vậy mỗi năm A Hò giúp cho hàng chục hộ dân có thêm bò, dê để nuôi, để thoát nghèo.
Cách trung tâm huyện gần 30km, anh Sùng Sính Vả xóm Thành Ma Tủng, xã Xả Phìn cũng bắt đầu với số vốn 40 triệu đồng vay của Ngân hàng Nông nghiệp để phát triển chăn nuôi. Từ một hộ dân nghèo trong xã nhưng từ một vài con bò hàng hóa ban đầu đến nay, trong chuồng nhà anh lúc nào cũng có trên 30 con bò hàng hóa cùng hàng chục con dê, lợn, và 2ha cỏ voi. Anh Vả cho biết, tổng thu nhập của gia đình anh đạt gần 70 triệu đồng mỗi năm, một con số mà chỉ cách đây 5 năm thôi anh chưa bao giờ dám nghĩ tới..., tất cả là nhờ đồng vốn của ngân hàng.
Cũng như A Hò, anh Vả lại thực hiện chủ trương giúp các hộ dân khác trong xã bằng cách cho nuôi "giẽ" bò, dê. Khi con bò, dê của anh đẻ con thì hộ gia đình nuôi giúp anh được hưởng lợi nhuận là con bê, con dê con đó. Hàng năm hàng chục gia đình trong xã có được vật nuôi thoát nghèo giờ nuôi "giẽ" cho Sùng Sính Vả.
Khi cán bộ tín dụng phải lòng dân bản
Lên Đồng Văn được vài năm, Hào đã bén duyên với cô gái bản Lý Thu Hương. Ngày xưa gia đình vận động tìm cho công việc ở quê để anh về làm việc gần gia đình, nhưng có lẽ bén duyên mất rồi nên không muốn rời.
Anh Nguyễn Xuân Thuyết, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Văn cười: “May cho chúng tôi là còn có cán bộ “bén duyên” Đồng Văn, không thì họ bỏ về xuôi hết. May những năm gần đây có chính sách sử dụng cán bộ là người bản địa nên cũng bớt khó khăn, chứ ngày trước năm nào cũng thiếu cán bộ, những người còn lại phải làm kiêm cả phần việc của những người về”.
Có nhiều trường hợp dở khóc dở cười, khi cán bộ tín dụng cho vay chuyển về xuôi bàn giao khách hàng lại cho người ở lại. Nhưng người H’Mông họ lạ lắm, vay của ai thì trả đúng người đó, họ chẳng cần biết đến ngân hàng mà chỉ biết đến người cầm tiền đến cho họ vay. Khi cán bộ tiếp nhận nợ đến thu nợ, nhiều hộ lắc đầu không chịu trả: “Tao có vay của mày đâu mà trả cho mày...?”. Thế là phải dùng đến những người có uy tín trong bản làng, trong xã đến giải thích họ mới nghe. Điều đó mới thấy cán bộ tín dụng bén duyên với dân bản như thế nào.
Ngoài việc cho vay tiền, cán bộ tín dụng còn phải trèo đèo, lội suối đến từng thôn bản vận động, hướng dẫn bà con lập dự án vay vốn. Để một đồng vốn vay có hiệu quả, cán bộ tín dụng phải đi khảo sát, vận động, giải thích cho bà con hiểu những quy định của ngân hàng. Sau đó quay lại làm việc với xã và làm các thủ tục hành chính rồi mang tiền lên giao tận tay cho bà con. Nhưng cho vay xong còn phải cúng cán bộ chuyên môn của huyện bám sát các hộ vay để hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt để đồng vốn được đồng bào phát triển hiệu quả. Đến nay tất cả các bản, làng ở Hà Giang không nơi nào thiếu dấu chân người cán bộ tín dụng...
Những câu chuyện làm giàu từ đồng vốn vay ngân hàng, vốn hỗ trợ của Nhà nước như anh nông dân Dào A Hò giờ đây không còn là chuyện hiếm trên những huyện vùng cao núi đá Hà Giang. Bên chén rượu ngô, A Hò cười nói, để có được như ngày hôm nay tôi phải mang ơn ngân hàng, mang ơn chén rượu ngô đã cho tôi gặp được cán bộ tín dụng của ngân hàng để được vay vốn.
Đạp đá mà đi
“Em mang tiền Chính phủ cho bản làng vay đủ. Nuôi thêm đàn lợn béo, trồng thêm lúa thêm ngô...”. Bên chén rượu ngô thơm lừng và món thịt hun khói đặc trưng của người vùng cao Hà Giang, anh Trương Đức Hào, Trưởng phòng Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Văn, Hà Giang vừa khẽ hát vừa nhớ lại.
“Đã hơn 10 năm từ khi quyết định gắn cuộc đời mình với vùng cao nguyên đá Đồng Văn, mình đã trải qua những ngày tháng khó khăn nhất. Ngày mới lên Đồng Văn, được phân công làm ở phòng tín dụng mình sợ lắm, làm tín dụng ở các thành phố lớn thì nhàn chứ làm ở miền cao nguyên đá này vất vả lắm. Ở đây người dân không biết tự tìm đến ngân hàng vay vốn bao giờ cả, cán bộ tín dụng phải tìm đến dân. Mình là người dưới xuôi lên, phong tục tập quán không hiểu, tiếng không biết nên khó tiếp cận người dân lắm, nói cho vay tiền chẳng ai tin.
Cái khó nhất là chuyện uống rượu, mình vốn không biết uống rượu nên khi đến nhà dân khó nói chuyện. Người dân ở đây có thói quen bàn công việc trong những cuộc rượu, ai không uống được khó bàn chuyện. Thời gian đầu Hào bỏ công đi học tiếng của người H’Mông, tập uống rượu. Đến nay Hào đã trở thành một người H’Mông thực sự, biết uống rượu ngô, biết ăn mèn mén, nói tiếng H’Mông, biết leo núi đá, biết đi ngựa...
Ngân hàng Nông nghiệp là ngân hàng đầu tiên lập chi nhánh tại Đồng Văn, thời đó cán bộ ít, đường xá đi lại vất vả lắm, 12 trên tổng số 19 xã trong huyện chưa có đường ô tô đến nơi. Xã nằm cách xa thị trấn nhất hơn 50 km, muốn đến được đó phải đi bộ mất cả ngày trời. Trời nắng đi 2 đến 3 ngày có thể quay ra được, gặp đúng hôm trời mưa thì chỉ biết nằm lại đợi nắng lên mới quay ra được. Nhiều bản làng không có đường đi đến, muốn vào phải đạp lên đá mà đi”, anh Hào cười khi nhớ lại những chuyến đi băng rừng của mình.
“Hồi đó mình là người trẻ nhất ngân hàng, mới ngoài 20 tuổi, lại là người dưới xuôi lên nên lúc nào cũng xung phong đi để được học hỏi, được sống với bà con dân tộc. Năm 1999, trong một chuyến đi đến xã Sủng Trái, nằm cách thị trấn huyện hơn 50 km lại không có đường ô tô.
Chiếc xe máy Tàu là món quà gia đình cho khi mình lên Đồng Văn nhận công tác đã trở thành người bạn trên mỗi chuyến đi như vậy. Chạy xe máy được khoảng 30 km phải gửi xe để đi bộ vào, mất gần một ngày đi bộ theo lối mòn, khi đến trung tâm xã trời vừa tối.
Đêm hôm đó phải ngủ trên những chiếc bàn trong trụ sở UBND xã. Nửa đêm trời mưa to và cơn mưa kéo dài 3 ngày nên phải nằm lại đây. Ở miền cao nguyên đá này, từng viên đá vốn đã đầy rong rêu và càng trở nên khó đi khi cơn mưa đến con đường lại càng trở nên khó đi hơn. Nếu quyết tâm đi trở ra khi trời mưa xuống thì sẽ đánh cược số phận mình với cao nguyên đá”, anh Trương Đức Hào nói, “trong khi trên vai là những ba lô tiền của Ngân hàng, không thể mạo hiểm được nên đành chọn phương án nằm lại địa bàn ôm tiền ngủ đợi hết mưa”.
Gần đây nhất, anh cùng đồng nghiệp vào xác minh một số hộ dân vay vốn ở xã Lũng Cú, nơi địa đầu tổ quốc. Trên đường đi gặp cơn mưa bất ngờ ập đến, vào đến nơi cơn sốt rừng đã “hỏi thăm” ngay. Thế là phải mất gần một tuần nằm tại trạm y tế xã điều trị cho ngắt cơn sốt mới dám về.
Nhấp hết chén rượu ngô còn nóng hổi trên tay, Hào chậm rãi tiếp câu chuyện của mình: “Tôi đã có hàng nghìn lần ôm tiền đạp đá vượt núi cao đến với các bản làng. Không ít lần đã nằm lại cùng dân bản, rồi những cơn sốt ập đến bất ngờ là chuyện dường như đã quá quen thuộc với những người làm công tác tín dụng nơi đây. Hiện nay phòng tín dụng của ngân hàng có 5 cán bộ, trẻ nhất mới 22 tuổi và già nhất là tôi.
Việc “trẻ hoá” đội ngũ cán tín dụng là một quyết sách mang tính đặc thù của ngân hàng nông nghiệp, nếu không sử dụng cán bộ trẻ thì sẽ khó tiếp cận được đối tượng khách hàng là người dân sống ở vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, chính sách sử dụng người dân tộc bản địa làm cán bộ đang dần được triển khai.
Vàng Mí Sùng, một trong số ít thanh niên là người dân tộc thiểu số trong xã Sà Phìn được học hết phổ thông trung học, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang đã chọn Sùng cho đi học lớp đào tạo cán bộ ngân hàng để làm cán bộ. Riêng phòng tín dụng của huyện Đồng Văn có hai cán bộ là người dân tộc bản địa, đây là một lợi thế trong việc tiếp cận khách hàng và thu lãi, thu hồi vốn”.
Mang tiền Chính phủ cho dân làng vay đủ...
Dào A Hò giờ là một triệu phú và là chủ của thương hiệu rượu ngô Thiên Hương nổi tiếng trong vùng. Anh là người dân tộc Giáy, năm nay 37 tuổi, có trong tay giá trị tài sản hàng trăm triệu đồng.
Mở đầu bằng những chén rượu ngô mang thương hiệu Thiên Hương, A Hò kể lại: “Trước khi gặp được cán bộ Hào, tôi là một người nghèo nhất nhì vùng này. Tôi đã bôn ba khắp nơi, làm đủ nghề để sống trong nhiều năm nhưng trở về quê tài sản chỉ vẻn vẹn 2,7 triệu đồng và chỉ vài ngày đã nướng hết vào rượu. Tôi có nghe nói đến ngân hàng cho vay vốn làm ăn nhưng không dám tìm đến, mình đâu có tài sản gì lớn để thế chấp.
Một ngày vào năm 2004, vô tình tôi được ngồi uống rượu cùng anh Hào, khi ngà ngà say tôi có than thở về công việc, về cái nghèo đói của mình. Không ngờ sau buổi nhậu hôm đó Hào tìm xuống tận nhà A Hò chơi và đứng ra bảo lãnh cho vay 40 triệu đồng để đầu tư nuôi bò hàng hoá, nấu rượu ngô”.
Anh Hào thêm vào câu chuyện: “Ngày đó tôi cũng liều lắm mới dám đứng ra cho A Hò vay. Theo quy định của ngân hàng thì các hộ nông dân vay dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, nhưng A Hò vay tới 40 triệu lại không có tài sản gì đủ để thế chấp. Nhưng nhìn vào A Hò, nhìn vào phương án A Hò đưa ra, tôi thấy tin lắm nên quyết định mạo hiểm cho vay”.
Sau khi vay được tiền, A Hò đi tìm mua những con bò gầy với giá rẻ về nuôi. Đầu tư trồng cỏ cho bò ăn đầy đủ kết hợp cho ăn thêm bỗng rượu có sẵn, chỉ vài tháng sau đàn bò to béo hẳn lên, A Hò đem ra chợ bán, tiền lãi mỗi con đến cả triệu đồng. Có tiền, A Hò đầu tư thêm vào đàn bò và mở hợp tác xã nấu rượu ngô mang tên Thiên Hương và cứ thế phát triển dần lên. A Hò nấu theo cách của gia đình mình, men rượu do mẹ làm từ lá cây rừng, ngô do vợ trồng trên nương, nên trở thành thứ rượu ngon nức tiếng cả vùng cao nguyên đá.
Đến nay, sau 4 năm, A Hò đã trả hết nợ ngân hàng và có trong tay số vốn hàng trăm triệu đồng với một thương hiệu rượu ngô nổi tiếng. A Hò còn là một tấm gương làm giàu cho người dân trong huyện Đồng Văn. Giàu có hơn xưa nhưng A Hò không quên dân bản mình còn nhiều nhà đang đói nghèo. A Hò đưa đàn bò, dê của mình cho người khác nuôi giẽ để họ lấy bê và dê con làm giống nuôi tiếp. Cứ như vậy mỗi năm A Hò giúp cho hàng chục hộ dân có thêm bò, dê để nuôi, để thoát nghèo.
Cách trung tâm huyện gần 30km, anh Sùng Sính Vả xóm Thành Ma Tủng, xã Xả Phìn cũng bắt đầu với số vốn 40 triệu đồng vay của Ngân hàng Nông nghiệp để phát triển chăn nuôi. Từ một hộ dân nghèo trong xã nhưng từ một vài con bò hàng hóa ban đầu đến nay, trong chuồng nhà anh lúc nào cũng có trên 30 con bò hàng hóa cùng hàng chục con dê, lợn, và 2ha cỏ voi. Anh Vả cho biết, tổng thu nhập của gia đình anh đạt gần 70 triệu đồng mỗi năm, một con số mà chỉ cách đây 5 năm thôi anh chưa bao giờ dám nghĩ tới..., tất cả là nhờ đồng vốn của ngân hàng.
Cũng như A Hò, anh Vả lại thực hiện chủ trương giúp các hộ dân khác trong xã bằng cách cho nuôi "giẽ" bò, dê. Khi con bò, dê của anh đẻ con thì hộ gia đình nuôi giúp anh được hưởng lợi nhuận là con bê, con dê con đó. Hàng năm hàng chục gia đình trong xã có được vật nuôi thoát nghèo giờ nuôi "giẽ" cho Sùng Sính Vả.
Khi cán bộ tín dụng phải lòng dân bản
Lên Đồng Văn được vài năm, Hào đã bén duyên với cô gái bản Lý Thu Hương. Ngày xưa gia đình vận động tìm cho công việc ở quê để anh về làm việc gần gia đình, nhưng có lẽ bén duyên mất rồi nên không muốn rời.
Anh Nguyễn Xuân Thuyết, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Văn cười: “May cho chúng tôi là còn có cán bộ “bén duyên” Đồng Văn, không thì họ bỏ về xuôi hết. May những năm gần đây có chính sách sử dụng cán bộ là người bản địa nên cũng bớt khó khăn, chứ ngày trước năm nào cũng thiếu cán bộ, những người còn lại phải làm kiêm cả phần việc của những người về”.
Có nhiều trường hợp dở khóc dở cười, khi cán bộ tín dụng cho vay chuyển về xuôi bàn giao khách hàng lại cho người ở lại. Nhưng người H’Mông họ lạ lắm, vay của ai thì trả đúng người đó, họ chẳng cần biết đến ngân hàng mà chỉ biết đến người cầm tiền đến cho họ vay. Khi cán bộ tiếp nhận nợ đến thu nợ, nhiều hộ lắc đầu không chịu trả: “Tao có vay của mày đâu mà trả cho mày...?”. Thế là phải dùng đến những người có uy tín trong bản làng, trong xã đến giải thích họ mới nghe. Điều đó mới thấy cán bộ tín dụng bén duyên với dân bản như thế nào.
Ngoài việc cho vay tiền, cán bộ tín dụng còn phải trèo đèo, lội suối đến từng thôn bản vận động, hướng dẫn bà con lập dự án vay vốn. Để một đồng vốn vay có hiệu quả, cán bộ tín dụng phải đi khảo sát, vận động, giải thích cho bà con hiểu những quy định của ngân hàng. Sau đó quay lại làm việc với xã và làm các thủ tục hành chính rồi mang tiền lên giao tận tay cho bà con. Nhưng cho vay xong còn phải cúng cán bộ chuyên môn của huyện bám sát các hộ vay để hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt để đồng vốn được đồng bào phát triển hiệu quả. Đến nay tất cả các bản, làng ở Hà Giang không nơi nào thiếu dấu chân người cán bộ tín dụng...