Chuyện sếp và thư ký
Hình ảnh quen thuộc mà người ta thường gặp ở giới doanh nhân bao giờ cũng là ông giám đốc chỉnh tề, đi bên cạnh là một cô thư ký xinh đẹp
Hình ảnh quen thuộc mà người ta thường gặp ở giới doanh nhân bao giờ cũng là ông giám đốc chỉnh tề, đi bên cạnh là một cô thư ký xinh đẹp.
Tuy là trợ thủ đắc lực của sếp trong công việc song đôi lúc chính người đẹp này cũng làm cho giám đốc rơi vào cảnh “khóc dở mếu dỡ” vì cơn tam bành của các bà vợ.
8h sáng, ông Hùng, Giám đốc một công ty du lịch ở Hà Nội đến cơ quan với gương mặt hốc hác vì thiếu ngủ. Chỉ kịp gật đầu chào các nhân viên ông vội đóng cửa phòng ngồi suy nghĩ. Cả đêm qua, ông Hùng bị vợ chất vất vì mẩu tin nhắn: “Em bị sick, rất mệt và muốn nghỉ” được gửi từ cô trợ lý sinh năm 1982 vừa được tuyển vào làm. Nội dung tin nhắn đã không rõ ràng lại được gửi vào lúc 1h40 sáng, lúc vợ chồng ông Hùng đang say giấc nồng.
Vốn tính đa nghi nên dù ông giải thích kiểu gì thì bà cũng không nghe. Nhân viên cấp dưới, nếu không quan hệ trên mức bình thường, chẳng lý gì lại nhắn tin vào giờ nhạy cảm này. Chỉ có ông Hùng biết cô trợ lý trẻ của mình năng động, được việc, nói tiếng Anh như gió nhưng tính khí hơi trẻ con, đôi khi bốc đồng. Thôi thì im lặng là vàng, ông ngậm bồ hòn làm ngọt để vợ xuôi cơn giận, đồng thời ông cũng định khi nào tiện thì góp ý khéo với cô trợ lý.
Ông Hải, một doanh nhân có tiếng trong giới buôn bất động sản từng nổi tiếng với quan điểm sống là: “Làm thằng đàn ông nếu không tề gia, trị quốc thì đừng có nói đến chuyện bình thiên hạ”. Vậy mà mới đây ông bị mất điểm trước bạn bè chiến hữu vì cơn tam bành của bà vợ trút vào cô thư ký trong văn phòng. Ngay hồi được tuyển vào, cái chất giọng miền Nam ngọt đến mê hồn chưa kể cái dáng người chuẩn và làn da nâu rất latin đang thịnh hành của cô thư ký đã khiến vợ ông bao lần bắn tin sẽ dằn mặt nếu có ý định “tia” ông xã.
Để không xảy ra sự cố nào đáng tiếc, ông luôn giữ kẽ với nhân viên nữ trong công ty, đặc biệt là cô thư ký. Thậm chí, để chắc ăn khi về đến nhà, nếu không có việc gì cần thiết là ông tắt di động, vậy mà ông vẫn bị "dính đòn".
Cách đây một tuần, ông nhận được tin nhắn của thư ký thông báo bị ốm, xin nghỉ làm, để khỏi rắc rối ông vội xóa ngay. Thế nhưng mọi hành động không qua nổi mắt của vợ, bà bắt đầu hỏi cung tin nhắn của ai vào lúc sáng sớm và vì sao ông phải xóa ngay nếu không phải là tin hẹn hò. Máu Hoạn Thư nổi lên, bà khóc lóc tru tréo và dọa tự tử nếu ông không cho biết ai đã nhắn tin. Đến nước này ông đành khai thật vì không muốn bà hiểu lầm nên xóa.
Tưởng mọi chuyện yên, nào ngờ, sẵn chẳng có việc gì làm ở nhà, bà yêu cầu ông sắp xếp một chiếc bàn làm việc ngay lối vào phòng ông để tiện giám sát. Sợ làm căng sẽ khiến mọi việc rối tung, mấy ngày nay, ông Hải nghỉ làm để tìm đến các chuyên gia tư vấn mong tìm cách “trị” vợ. “Trường hợp chẳng đừng, chắc tôi phải cho thư ký nghỉ việc mà chẳng biết phải nói với cô ấy vì lý do gì”, ông Hải than.
Giám đốc doanh nghiệp nào khi được hỏi đều cho rằng: “Làm đàn ông mà không biết rung động trước người đẹp thì coi như hỏng”. Song họ cũng quả quyết rằng bất cứ một lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng đều biết rạch ròi giữa tình cảm cá nhân và công việc.
Chính vì vậy, một thư ký giỏi được việc ngoài những may mắn do trời phú thì bắt buộc phải được đào tạo và qua học hành tử tế. Thư ký hay trợ lý phải giúp giám đốc quán xuyến các công việc hằng ngày, từ xếp cuộc họp, nghe trả lời điện thoại, quản lý thư từ, liên hệ với khách hàng, đối tác, xếp lịch khi giám đốc đi công tác, đánh giá các bộ phận rồi báo cáo... Do vậy, nhất định thư ký không thể là một cô nàng chân dài mà cái đầu rỗng tuếch được.
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần ở Hà Nội còn đặt ra chỉ tiêu khi tuyển thư ký cho mình phải là người có kinh nghiệm công tác 3-4 năm trong nghề, biết thạo 1 ngoại ngữ Anh hoặc Trung, sử dụng máy vi tính, thạo xử lý văn bản và các quy định về hành chính. Yếu tố quan trọng là phải trung thực. "Tiêu chuẩn đầu tiên đối với một thư ký là yêu nghề, say mê công việc. Cơ quan doanh nghiệp cũng như một cỗ máy, nếu cỗ máy trục trặc một khâu thì bộ máy ấy sẽ hỏng và ngừng hoạt động. Người thư ký là một khâu quan trọng trong bộ máy ấy. Thư ký kém và không gắn bó với công việc sẽ gây hiệu quả xấu đến hoạt động doanh nghiệp", ông nói.
Theo ông, công ty càng uy tín, làm ăn tốt thì càng có khả năng trả lương cạnh tranh, "săn đầu người" tốt hơn và có những thư ký giỏi. Thư ký hay trợ lý là của giám đốc thường là nữ vì những ưu điểm của họ. Phụ nữ vốn có đức tính cẩn thận, khéo léo, dịu dàng, tính vui vẻ. Thư ký nữ có thể có nhiều ưu thế mà nam không có, nhất là khi gặp gỡ đối tác, thuyết phục bạn hàng...
Và một lý do khó giải thích là thư ký nữ khiến cho không khí cơ quan có phần “dịu” đi, vì áp lực công việc rất lớn, cánh mày râu với nhau dễ căng thẳng.
Qua thời thư ký ngồi trên đùi sếp
Khi đề cập đến những điều tiếng xoay quanh mối quan hệ giữa sếp và thư ký, ông Hưng, giám đốc một công ty xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí khẳng định: "Không có ông giám đốc tư nhân nào dại dột lại cặp bồ với trợ lý và rồi bỗng dưng lại biến họ thành một loại "sếp" của riêng mình. Thư ký chỉ là một khâu trong hoạt động kinh doanh và không ai muốn công việc kinh doanh của mình đổ vỡ cả".
Theo ông, hình ảnh những cô thư ký ngồi trên đùi sếp hay cặp kè theo kiểu nhân tình nhân ngãi đã thuộc về quá khứ. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Lãnh đạo các công ty tư nhân phải phân tích, tính toán thiệt hơn sao cho có lợi nhất, họ không bao giờ chịu mất sự nghiệp chỉ vì chút tình riêng tư.
Chính vì rành rọt trong chuyện tình cảm nên một số ông chủ doanh nghiệp đã phải “đánh bài chuồn” khi cô thư ký tỏ ra thân mật hoặc đặt vấn đề riêng. Nguyễn Lâm Phi, một giám đốc đang chuẩn bị cưới vợ cho biết, cô thư ký của anh càng ngày càng tỏ ra sâu đậm tình cảm với sếp khiến anh trở nên khó xử. Thậm chí có lần, cô “đánh rơi” một lá thư trong hồ sơ tài liệu trình ký, tỏ tình với anh và viết: “Em biết rằng anh là vị sếp tốt nhất mà em được làm việc, nên không thể xa”. Sợ vợ chưa cưới “lên ruột” vì tình cảm đơn phương và sức tấn công của thư ký, giám đốc Phi đã cho thôi việc cô vì lý do năng lực kém, không hoàn thành công việc được giao.
Mặc dù có nhiều lời ong tiếng ve về mối quan hệ đặc biệt nhạy cảm giữa sếp và thư ký, song trên thực tế, thư ký là một nghề và có nhiều người đã đầu tư nghiêm túc để phát triển nghề nghiệp của mình. Chị Châu, một thư ký nhiều năm trong nghề cho biết, những năm 90 đi làm thư ký, nhiều khi chị thấy nhục vì đi với ông chủ mà phải chịu những cái nhìn thiếu thiện cảm kiểu như: “Giữa họ có chuyện gì…”, “Thư ký gì, vợ bé thì có…”.
“Tôi đã phải rèn luyện mình rất dữ, vừa học hỏi nâng kỹ năng nghề nghiệp. vừa giữ một khoảng cách và ý tứ an toàn với sếp để tránh lời dị nghị”, chị Châu nói. Đến bây giờ, chị cho rằng quan niệm của cộng đồng đối với nghề thư ký cũng đã thoáng hơn, được đánh giá đúng hơn sức lao động của mình. “Tôi cũng thường xuyên bị sếp chửi nếu không làm tốt công việc, chứ có ưu ái hơn ai đâu”, chị bộc bạch.
Thanh Hồng một chồng 2 con, có thâm niên hơn 10 năm làm thư ký giám đốc. Trung bình cứ 2 năm rưỡi chị chuyển chỗ làm một lần. “Nhiều vị giám đốc hay lẫn lộn giữa thư ký với trợ lý, thậm chí là người tình, cứ buộc đi tiếp khách cùng rồi phải chiều khách”, chị Hồng than.
Hồi còn làm “chuyện nhắc việc” cho tổng giám đốc một công ty lớn tại Tp.HCM, trong ngày tết riêng của giới thư ký, đang trong buổi tiệc chung ở khách sạn Omni, chị Hồng bị sếp điện thoại la ó ngay trước các đồng nghiệp là bỏ việc đi chơi, rồi lệnh phải đi tiếp ngay một đối tác làm ăn quan trọng. Bực mình vì sếp không thèm để ý đến ngày quan trọng của giới thư ký, lại còn bị bắt hầu rượu và lau mặt cho khách của ông chủ, chị Hồng nộp đơn xin chia tay công ty.
Liệu có bao nhiêu ông sếp quan niệm rành rọt như ông Hưng, ông Phi và một số chủ doanh nghiệp khác. Điều đó chưa có cuộc thăm dò nào được tiến hành. Tuy nhiên trong con mắt của bà vợ, thư ký vẫn là cái gai cần phải "dằn mặt", còn trong đối với dư luận xã hội thì hình ảnh cô thư ký lúc nào cũng kè kè bên cạnh sếp cũng chẳng đẹp chút nào.
Nhưng dù gì, thì theo các nhà tâm lý học, giám đốc nam và thư ký nữ vẫn là hai phía "có nguy cơ cao" dẫn đến tình cảm sâu đậm. Vấn đề là hai phía xử lý quan hệ ấy thế nào. "Nếu như có những mối tình chân chính giữa sếp và thư ký thì hẳn đó là mối tình lãng mạn nhất, tiêu biểu nhất của thời đại. Tuy nhiên, ít thấy phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến một mối tình nào như vậy", bà Phạm Mai Liên, một chuyên gia tư vấn tâm lý nhận xét.
Tuy là trợ thủ đắc lực của sếp trong công việc song đôi lúc chính người đẹp này cũng làm cho giám đốc rơi vào cảnh “khóc dở mếu dỡ” vì cơn tam bành của các bà vợ.
8h sáng, ông Hùng, Giám đốc một công ty du lịch ở Hà Nội đến cơ quan với gương mặt hốc hác vì thiếu ngủ. Chỉ kịp gật đầu chào các nhân viên ông vội đóng cửa phòng ngồi suy nghĩ. Cả đêm qua, ông Hùng bị vợ chất vất vì mẩu tin nhắn: “Em bị sick, rất mệt và muốn nghỉ” được gửi từ cô trợ lý sinh năm 1982 vừa được tuyển vào làm. Nội dung tin nhắn đã không rõ ràng lại được gửi vào lúc 1h40 sáng, lúc vợ chồng ông Hùng đang say giấc nồng.
Vốn tính đa nghi nên dù ông giải thích kiểu gì thì bà cũng không nghe. Nhân viên cấp dưới, nếu không quan hệ trên mức bình thường, chẳng lý gì lại nhắn tin vào giờ nhạy cảm này. Chỉ có ông Hùng biết cô trợ lý trẻ của mình năng động, được việc, nói tiếng Anh như gió nhưng tính khí hơi trẻ con, đôi khi bốc đồng. Thôi thì im lặng là vàng, ông ngậm bồ hòn làm ngọt để vợ xuôi cơn giận, đồng thời ông cũng định khi nào tiện thì góp ý khéo với cô trợ lý.
Ông Hải, một doanh nhân có tiếng trong giới buôn bất động sản từng nổi tiếng với quan điểm sống là: “Làm thằng đàn ông nếu không tề gia, trị quốc thì đừng có nói đến chuyện bình thiên hạ”. Vậy mà mới đây ông bị mất điểm trước bạn bè chiến hữu vì cơn tam bành của bà vợ trút vào cô thư ký trong văn phòng. Ngay hồi được tuyển vào, cái chất giọng miền Nam ngọt đến mê hồn chưa kể cái dáng người chuẩn và làn da nâu rất latin đang thịnh hành của cô thư ký đã khiến vợ ông bao lần bắn tin sẽ dằn mặt nếu có ý định “tia” ông xã.
Để không xảy ra sự cố nào đáng tiếc, ông luôn giữ kẽ với nhân viên nữ trong công ty, đặc biệt là cô thư ký. Thậm chí, để chắc ăn khi về đến nhà, nếu không có việc gì cần thiết là ông tắt di động, vậy mà ông vẫn bị "dính đòn".
Cách đây một tuần, ông nhận được tin nhắn của thư ký thông báo bị ốm, xin nghỉ làm, để khỏi rắc rối ông vội xóa ngay. Thế nhưng mọi hành động không qua nổi mắt của vợ, bà bắt đầu hỏi cung tin nhắn của ai vào lúc sáng sớm và vì sao ông phải xóa ngay nếu không phải là tin hẹn hò. Máu Hoạn Thư nổi lên, bà khóc lóc tru tréo và dọa tự tử nếu ông không cho biết ai đã nhắn tin. Đến nước này ông đành khai thật vì không muốn bà hiểu lầm nên xóa.
Tưởng mọi chuyện yên, nào ngờ, sẵn chẳng có việc gì làm ở nhà, bà yêu cầu ông sắp xếp một chiếc bàn làm việc ngay lối vào phòng ông để tiện giám sát. Sợ làm căng sẽ khiến mọi việc rối tung, mấy ngày nay, ông Hải nghỉ làm để tìm đến các chuyên gia tư vấn mong tìm cách “trị” vợ. “Trường hợp chẳng đừng, chắc tôi phải cho thư ký nghỉ việc mà chẳng biết phải nói với cô ấy vì lý do gì”, ông Hải than.
Giám đốc doanh nghiệp nào khi được hỏi đều cho rằng: “Làm đàn ông mà không biết rung động trước người đẹp thì coi như hỏng”. Song họ cũng quả quyết rằng bất cứ một lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng đều biết rạch ròi giữa tình cảm cá nhân và công việc.
Chính vì vậy, một thư ký giỏi được việc ngoài những may mắn do trời phú thì bắt buộc phải được đào tạo và qua học hành tử tế. Thư ký hay trợ lý phải giúp giám đốc quán xuyến các công việc hằng ngày, từ xếp cuộc họp, nghe trả lời điện thoại, quản lý thư từ, liên hệ với khách hàng, đối tác, xếp lịch khi giám đốc đi công tác, đánh giá các bộ phận rồi báo cáo... Do vậy, nhất định thư ký không thể là một cô nàng chân dài mà cái đầu rỗng tuếch được.
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần ở Hà Nội còn đặt ra chỉ tiêu khi tuyển thư ký cho mình phải là người có kinh nghiệm công tác 3-4 năm trong nghề, biết thạo 1 ngoại ngữ Anh hoặc Trung, sử dụng máy vi tính, thạo xử lý văn bản và các quy định về hành chính. Yếu tố quan trọng là phải trung thực. "Tiêu chuẩn đầu tiên đối với một thư ký là yêu nghề, say mê công việc. Cơ quan doanh nghiệp cũng như một cỗ máy, nếu cỗ máy trục trặc một khâu thì bộ máy ấy sẽ hỏng và ngừng hoạt động. Người thư ký là một khâu quan trọng trong bộ máy ấy. Thư ký kém và không gắn bó với công việc sẽ gây hiệu quả xấu đến hoạt động doanh nghiệp", ông nói.
Theo ông, công ty càng uy tín, làm ăn tốt thì càng có khả năng trả lương cạnh tranh, "săn đầu người" tốt hơn và có những thư ký giỏi. Thư ký hay trợ lý là của giám đốc thường là nữ vì những ưu điểm của họ. Phụ nữ vốn có đức tính cẩn thận, khéo léo, dịu dàng, tính vui vẻ. Thư ký nữ có thể có nhiều ưu thế mà nam không có, nhất là khi gặp gỡ đối tác, thuyết phục bạn hàng...
Và một lý do khó giải thích là thư ký nữ khiến cho không khí cơ quan có phần “dịu” đi, vì áp lực công việc rất lớn, cánh mày râu với nhau dễ căng thẳng.
Qua thời thư ký ngồi trên đùi sếp
Khi đề cập đến những điều tiếng xoay quanh mối quan hệ giữa sếp và thư ký, ông Hưng, giám đốc một công ty xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí khẳng định: "Không có ông giám đốc tư nhân nào dại dột lại cặp bồ với trợ lý và rồi bỗng dưng lại biến họ thành một loại "sếp" của riêng mình. Thư ký chỉ là một khâu trong hoạt động kinh doanh và không ai muốn công việc kinh doanh của mình đổ vỡ cả".
Theo ông, hình ảnh những cô thư ký ngồi trên đùi sếp hay cặp kè theo kiểu nhân tình nhân ngãi đã thuộc về quá khứ. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Lãnh đạo các công ty tư nhân phải phân tích, tính toán thiệt hơn sao cho có lợi nhất, họ không bao giờ chịu mất sự nghiệp chỉ vì chút tình riêng tư.
Chính vì rành rọt trong chuyện tình cảm nên một số ông chủ doanh nghiệp đã phải “đánh bài chuồn” khi cô thư ký tỏ ra thân mật hoặc đặt vấn đề riêng. Nguyễn Lâm Phi, một giám đốc đang chuẩn bị cưới vợ cho biết, cô thư ký của anh càng ngày càng tỏ ra sâu đậm tình cảm với sếp khiến anh trở nên khó xử. Thậm chí có lần, cô “đánh rơi” một lá thư trong hồ sơ tài liệu trình ký, tỏ tình với anh và viết: “Em biết rằng anh là vị sếp tốt nhất mà em được làm việc, nên không thể xa”. Sợ vợ chưa cưới “lên ruột” vì tình cảm đơn phương và sức tấn công của thư ký, giám đốc Phi đã cho thôi việc cô vì lý do năng lực kém, không hoàn thành công việc được giao.
Mặc dù có nhiều lời ong tiếng ve về mối quan hệ đặc biệt nhạy cảm giữa sếp và thư ký, song trên thực tế, thư ký là một nghề và có nhiều người đã đầu tư nghiêm túc để phát triển nghề nghiệp của mình. Chị Châu, một thư ký nhiều năm trong nghề cho biết, những năm 90 đi làm thư ký, nhiều khi chị thấy nhục vì đi với ông chủ mà phải chịu những cái nhìn thiếu thiện cảm kiểu như: “Giữa họ có chuyện gì…”, “Thư ký gì, vợ bé thì có…”.
“Tôi đã phải rèn luyện mình rất dữ, vừa học hỏi nâng kỹ năng nghề nghiệp. vừa giữ một khoảng cách và ý tứ an toàn với sếp để tránh lời dị nghị”, chị Châu nói. Đến bây giờ, chị cho rằng quan niệm của cộng đồng đối với nghề thư ký cũng đã thoáng hơn, được đánh giá đúng hơn sức lao động của mình. “Tôi cũng thường xuyên bị sếp chửi nếu không làm tốt công việc, chứ có ưu ái hơn ai đâu”, chị bộc bạch.
Thanh Hồng một chồng 2 con, có thâm niên hơn 10 năm làm thư ký giám đốc. Trung bình cứ 2 năm rưỡi chị chuyển chỗ làm một lần. “Nhiều vị giám đốc hay lẫn lộn giữa thư ký với trợ lý, thậm chí là người tình, cứ buộc đi tiếp khách cùng rồi phải chiều khách”, chị Hồng than.
Hồi còn làm “chuyện nhắc việc” cho tổng giám đốc một công ty lớn tại Tp.HCM, trong ngày tết riêng của giới thư ký, đang trong buổi tiệc chung ở khách sạn Omni, chị Hồng bị sếp điện thoại la ó ngay trước các đồng nghiệp là bỏ việc đi chơi, rồi lệnh phải đi tiếp ngay một đối tác làm ăn quan trọng. Bực mình vì sếp không thèm để ý đến ngày quan trọng của giới thư ký, lại còn bị bắt hầu rượu và lau mặt cho khách của ông chủ, chị Hồng nộp đơn xin chia tay công ty.
Liệu có bao nhiêu ông sếp quan niệm rành rọt như ông Hưng, ông Phi và một số chủ doanh nghiệp khác. Điều đó chưa có cuộc thăm dò nào được tiến hành. Tuy nhiên trong con mắt của bà vợ, thư ký vẫn là cái gai cần phải "dằn mặt", còn trong đối với dư luận xã hội thì hình ảnh cô thư ký lúc nào cũng kè kè bên cạnh sếp cũng chẳng đẹp chút nào.
Nhưng dù gì, thì theo các nhà tâm lý học, giám đốc nam và thư ký nữ vẫn là hai phía "có nguy cơ cao" dẫn đến tình cảm sâu đậm. Vấn đề là hai phía xử lý quan hệ ấy thế nào. "Nếu như có những mối tình chân chính giữa sếp và thư ký thì hẳn đó là mối tình lãng mạn nhất, tiêu biểu nhất của thời đại. Tuy nhiên, ít thấy phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến một mối tình nào như vậy", bà Phạm Mai Liên, một chuyên gia tư vấn tâm lý nhận xét.