Chuyện về nhà thầu cơ điện cho hàng loạt “đại gia”
CTS đơn giản là viết tắt tên của ba người sáng lập, là Cường - Tấn - Sự
Cuộc gặp gỡ với ông Nguyễn Việt Cường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tích hợp hệ thống CTS được bắt đầu từ chính… cái tên của công ty này.
Thoạt tiên, CTS làm người viết nghĩ đến một cụm từ viết tắt tiếng Anh ẩn chứa đầy yếu tố công nghệ và toát lên điều gì đó khá hiện đại. Nhưng theo lý giải của ông Cường, CTS đơn giản là viết tắt tên của ba người sáng lập, là Cường - Tấn - Sự…
Duyên nghề
Ông Cường tốt nghiệp khoa Điện tử - Viễn thông thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội vào năm 2003. Sau ba năm ở nhiều vị trí công việc khác nhau, từ nhà nước đến doanh nghiệp tư nhân, từ cán bộ khoa học đến cán bộ thị trường, đến năm 2006, ông quyết định làm doanh nhân.
Cùng với hai người bạn Tấn và Sự, giờ đã là cổ đông chính, ông Cường lập nên CTS, với định hướng trở thành một trong số những doanh nghiệp dẫn đầu về cơ điện tại Việt Nam.
Nhớ lại buổi đầu lập nghiệp, Nguyễn Việt Cường kể, mặc dù học kỹ thuật, ngay từ thời sinh viên ông đã mang trong mình khát khao kinh doanh. Nếu không “máu” kinh doanh, ông có lẽ đã trở thành một trong những chuyên gia đầu tiên về vệ tinh ở thời điểm mà Việt Nam đã và đang tiến hành phóng vệ tinh Vinasat, khi ông cùng với một số sinh viên giỏi khác đã được chọn để “quy hoạch” lâu dài.
Nhưng rồi quyết định dấn thân trong lĩnh vực kinh doanh nhưng không tách rời chuyên môn kỹ thuật là cơ điện - điện tử đã đưa lại những kết quả ngoài cả mong đợi. Từ một công ty khởi đầu khiêm tốn, vào năm 2013, CTS đã có doanh thu trên 300 tỷ đồng, trong khi năm 2014 cũng hứa hẹn đem lại doanh thu khá lớn, bất chấp thị trường xây dựng - bất động sản đang trong giai đoạn trầm lắng.
Hợp đồng đầu tiên mà CTS ký được, chỉ là một gói việc về xây dựng dân dụng với giá trị “chỉ khoảng vài chục triệu”. Nhưng sau tám năm hoạt động, hợp đồng mới nhất đã được ký với trị giá 15 triệu USD - một con số nói lên nhiều điều.
Bắt đầu với các gói việc xây dựng nhỏ trong nước, CTS dần lấn sân sang lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài. Những năm 2007-2010, dòng vốn FDI vào Việt Nam khá mạnh mẽ, đem lại cơ hội rất lớn cho các nhà thầu xây dựng công nghiệp, trong đó có mảng cơ điện mà CTS theo đuổi. Những năm gần đây, tuy dòng vốn FDI chững lại, nhưng bù lại, có khá nhiều dự án lớn được triển khai, như trường hợp dự án tổ hợp gang thép của Formosa và các dự án của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên.
Với năng lực đã được chứng minh qua nhiều hợp đồng lớn nhỏ trước đó, CTS đã trở thành nhà thầu cơ điện cho cả hai “đại gia” này, qua đó từng bước đưa mình vào nhóm những doanh nghiệp cơ điện hàng đầu trên thị trường.
Điều thú vị là với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc, nhiều chủ đầu tư đã giúp “giới thiệu” CTS cho những chủ đầu tư đến sau.
Hiện tại, CTS đã là đối tác của hàng loạt tập đoàn lớn như Samsung, Lotte, Obayashi, GS, Posco, EVN, PVN, Vingroup, Sungroup… Danh mục dự án của CTS cũng ngày một dài ra với các dự án như các khu phức hợp Royal City và Times City của Vingroup, trung tâm phức hợp Lotte Hà Nội, nhà máy Samsung Thái Nguyên, tổ hợp Formosa Hà Tĩnh, nhà máy nhiệt điện Thái Bình, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn…
Hết mình
Sau 8 năm, ông Cường nói một trong những bí quyết chính là thái độ “vào việc” hết mình.
“Khi tôi làm nhà thầu cho Vingroup, tôi học được ở chủ đầu tư thái độ quyết liệt trong công việc, luôn coi hiệu quả, tiến độ là trên hết”.
Cả hai dự án quan trọng của Vingroup tại Hà Nội là Royal City và Times City đều đã ghi dấu ấn của CTS với tư cách nhà thầu cơ điện.
Bên cạnh đó, ông Cường cũng cho rằng sự tích lũy là rất quan trọng đối với một doanh nghiệp non trẻ, để từ đó vượt qua được những thời điểm khó khăn. “Tôi tích lũy cả tài chính và nhân sự, và nhờ đó CTS đã đi đều mà chắc chắn. Trong khi nền tảng tài chính vững vàng giúp cho công ty tự tin trước mọi tình huống, thì “tích lũy nhân sự” giúp công ty phát triển ổn định lâu dài”, ông nói.
Vị thế hiện tại, rõ ràng cho phép ban lãnh đạo CTS cảm thấy khá tự tin.
Thậm chí, theo ông Cường, đã đến lúc CTS hội đủ các điều kiện để bắt đầu bước ra khỏi tấm áo cũ là một công ty cổ phần khá “kín”: trong thời gian tới, đại chúng hóa là kế hoạch quan trọng nhất mà CTS hướng tới.
Thoạt tiên, CTS làm người viết nghĩ đến một cụm từ viết tắt tiếng Anh ẩn chứa đầy yếu tố công nghệ và toát lên điều gì đó khá hiện đại. Nhưng theo lý giải của ông Cường, CTS đơn giản là viết tắt tên của ba người sáng lập, là Cường - Tấn - Sự…
Duyên nghề
Ông Cường tốt nghiệp khoa Điện tử - Viễn thông thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội vào năm 2003. Sau ba năm ở nhiều vị trí công việc khác nhau, từ nhà nước đến doanh nghiệp tư nhân, từ cán bộ khoa học đến cán bộ thị trường, đến năm 2006, ông quyết định làm doanh nhân.
Cùng với hai người bạn Tấn và Sự, giờ đã là cổ đông chính, ông Cường lập nên CTS, với định hướng trở thành một trong số những doanh nghiệp dẫn đầu về cơ điện tại Việt Nam.
Nhớ lại buổi đầu lập nghiệp, Nguyễn Việt Cường kể, mặc dù học kỹ thuật, ngay từ thời sinh viên ông đã mang trong mình khát khao kinh doanh. Nếu không “máu” kinh doanh, ông có lẽ đã trở thành một trong những chuyên gia đầu tiên về vệ tinh ở thời điểm mà Việt Nam đã và đang tiến hành phóng vệ tinh Vinasat, khi ông cùng với một số sinh viên giỏi khác đã được chọn để “quy hoạch” lâu dài.
Nhưng rồi quyết định dấn thân trong lĩnh vực kinh doanh nhưng không tách rời chuyên môn kỹ thuật là cơ điện - điện tử đã đưa lại những kết quả ngoài cả mong đợi. Từ một công ty khởi đầu khiêm tốn, vào năm 2013, CTS đã có doanh thu trên 300 tỷ đồng, trong khi năm 2014 cũng hứa hẹn đem lại doanh thu khá lớn, bất chấp thị trường xây dựng - bất động sản đang trong giai đoạn trầm lắng.
Hợp đồng đầu tiên mà CTS ký được, chỉ là một gói việc về xây dựng dân dụng với giá trị “chỉ khoảng vài chục triệu”. Nhưng sau tám năm hoạt động, hợp đồng mới nhất đã được ký với trị giá 15 triệu USD - một con số nói lên nhiều điều.
Bắt đầu với các gói việc xây dựng nhỏ trong nước, CTS dần lấn sân sang lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài. Những năm 2007-2010, dòng vốn FDI vào Việt Nam khá mạnh mẽ, đem lại cơ hội rất lớn cho các nhà thầu xây dựng công nghiệp, trong đó có mảng cơ điện mà CTS theo đuổi. Những năm gần đây, tuy dòng vốn FDI chững lại, nhưng bù lại, có khá nhiều dự án lớn được triển khai, như trường hợp dự án tổ hợp gang thép của Formosa và các dự án của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên.
Với năng lực đã được chứng minh qua nhiều hợp đồng lớn nhỏ trước đó, CTS đã trở thành nhà thầu cơ điện cho cả hai “đại gia” này, qua đó từng bước đưa mình vào nhóm những doanh nghiệp cơ điện hàng đầu trên thị trường.
Điều thú vị là với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc, nhiều chủ đầu tư đã giúp “giới thiệu” CTS cho những chủ đầu tư đến sau.
Hiện tại, CTS đã là đối tác của hàng loạt tập đoàn lớn như Samsung, Lotte, Obayashi, GS, Posco, EVN, PVN, Vingroup, Sungroup… Danh mục dự án của CTS cũng ngày một dài ra với các dự án như các khu phức hợp Royal City và Times City của Vingroup, trung tâm phức hợp Lotte Hà Nội, nhà máy Samsung Thái Nguyên, tổ hợp Formosa Hà Tĩnh, nhà máy nhiệt điện Thái Bình, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn…
Hết mình
Sau 8 năm, ông Cường nói một trong những bí quyết chính là thái độ “vào việc” hết mình.
“Khi tôi làm nhà thầu cho Vingroup, tôi học được ở chủ đầu tư thái độ quyết liệt trong công việc, luôn coi hiệu quả, tiến độ là trên hết”.
Cả hai dự án quan trọng của Vingroup tại Hà Nội là Royal City và Times City đều đã ghi dấu ấn của CTS với tư cách nhà thầu cơ điện.
Bên cạnh đó, ông Cường cũng cho rằng sự tích lũy là rất quan trọng đối với một doanh nghiệp non trẻ, để từ đó vượt qua được những thời điểm khó khăn. “Tôi tích lũy cả tài chính và nhân sự, và nhờ đó CTS đã đi đều mà chắc chắn. Trong khi nền tảng tài chính vững vàng giúp cho công ty tự tin trước mọi tình huống, thì “tích lũy nhân sự” giúp công ty phát triển ổn định lâu dài”, ông nói.
Vị thế hiện tại, rõ ràng cho phép ban lãnh đạo CTS cảm thấy khá tự tin.
Thậm chí, theo ông Cường, đã đến lúc CTS hội đủ các điều kiện để bắt đầu bước ra khỏi tấm áo cũ là một công ty cổ phần khá “kín”: trong thời gian tới, đại chúng hóa là kế hoạch quan trọng nhất mà CTS hướng tới.