Cienco 5 lên tiếng vụ “làm mất vốn Nhà nước”
Tổng giám đốc Cienco 5 giải thích trước những thông tin cho rằng doanh nghiệp này đã để “thất thoát vốn Nhà nước”
“Không những không mất vốn Nhà nước mà Cienco 5 còn thu lãi gấp 6 lần khi góp vốn vào Cienco 5 Land. Những thông tin trước đó về chúng tôi là không chính xác và thiếu cơ sở”.
Đây là khẳng định của Tổng giám đốc Tổng công ty Công trình giao thông 5 (Cienco 5) Hà Hùng vào chiều 17/5, trước những thông tin về việc doanh nghiệp này đã để “thất thoát vốn Nhà nước” trong quá trình đầu tư vào công ty con là Cienco 5 Land.
Trước đó, Phó tổng giám đốc Cienco 5 Lê Quang Vinh đã có văn bản gửi một số cơ quan chức năng, báo chí, cho rằng việc thay đổi vốn điều lệ, chuyển nhượng vốn điều lệ tại doanh nghiệp dự án của Cienco 5 không phù hợp với quy định của pháp luật và định hướng ban đầu khi thành lập.
Theo ông Vinh, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của Cienco 5 tại Cienco 5 Land chỉ còn 5% vốn điều lệ (thay vì 49% vốn điều lệ ở giai đoạn đầu thành lập), có dấu hiệu mất vốn Nhà nước và có dấu hiệu của việc chuyển nhượng dự án sai quy định khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, vi phạm nghiêm trọng trình tự thủ tục thoái vốn Nhà nước.
Cho rằng ông Lê Quang Vinh đã ký các văn bản và phát ngôn khi không có chỉ đạo của Tổng giám đốc là “trái với thẩm quyền và không có giá trị”, ông Hà Hùng cũng cung cấp nhiều dữ kiện đáng chú ý khác.
“Đúng thẩm quyền”
Theo đó, Cienco5 Land là “doanh nghiệp dự án” được Cienco 5 quyết định thành lập từ năm 2007 với quy mô vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Cienco 5 nắm giữ 49% vốn điều lệ, tương ứng 24,5 tỷ đồng.
Năm 2009, Cienco 5 Land tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ lên 100 tỷ đồng. Do tình tình tài chính của Cienco 5 đang gặp khó khăn và khó có thể thực hiện việc góp vốn, Hội đồng Quản trị Cienco 5 đã ra nghị quyết xác định không đầu tư tăng vốn đầu tư vào Cienco 5 Land, đồng thời bán bớt phần vốn (1.950.000 cổ phần) của Cienco 5 tại Cienco 5 Land; giảm số cổ phần của Cienco 5 nắm giữ tại Cienco 5 Land xuống còn 5% vốn điều lệ.
Bên cạnh đó, Cienco 5 giao cho người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại Cienco 5 Land bán quyền mua 2.450.000 cổ phần phát hành thêm với giá tối thiểu là 1.000 đồng/quyền mua 1 cổ phần, tương ứng 2,45 tỷ đồng.
“Điều này là đúng thẩm quyền, không trái luật và phù hợp với quy định của điều lệ, phù hợp với tình hình tài chính của Tổng công ty, đã được Bộ chủ quản phê duyệt”, ông Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, đến năm 2010, khi Cienco 5 Land tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ lên 200 tỷ theo tỷ lệ 1:1, để đảm bảo vốn góp của Tổng công ty tại Cienco 5 Land là 5% vốn điều lệ, Hội đồng Quản trị Cienco 5 đã ra nghị quyết thống nhất mua thêm 500.000 cổ phần để tăng vốn góp từ 5 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng.
Đến năm 2013, Cienco 5 Land tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng thì Cienco 5 đã có tờ trình lên Bộ Giao thông Vận tải xin phép đầu tư thêm vốn vào Cienco 5 Land để đạt đến tỷ lệ 36% vốn điều lệ, nhằm tăng cường việc thực hiện trách nhiệm nhà đầu tư của Tổng công ty đối với dự án BT đường trục phía nam tỉnh Hà Tây (cũ).
Tuy nhiên, chủ trương của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải lúc này không cho các đơn vị như Cienco 5 tăng vốn ra ngoài ngành, nên đề nghị của Tổng công ty không được chấp thuận. Thay vào đó, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cienco 5 tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành công tác cổ phần hoá theo đúng thời gian quy định. Vì vậy, đến nay Cienco 5 vẫn đang nắm giữ 5% vốn điều lệ tại Cienco 5 Land.
Do đó, năm 2014 khi Cienco 5 Land tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ lên 400 tỷ đồng, Cienco 5 chỉ tăng vốn góp từ hơn 10 tỷ đồng lên hơn 20 tỷ đồng, giữ tỷ lệ vốn góp là 5% vốn điều lệ.
Liên quan đến việc triển khai một số dự án của Cienco 5 Land, Tổng giám đốc Cienco 5 cho hay, ngày 18/4/2008, Cienco 5 (chủ đầu tư) cùng với Cienco 5 Land đã ký hợp đồng xây dựng - chuyển giao dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) với Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hà Tây.
Đến tháng 5/2010, Tổng công ty đã thống nhất chủ trương giao các dự án tại địa bàn Hà Tây - Hà Nội cho Cienco 5 Land thực hiện, với mức khoán lợi nhuận 2% giá trị chi phí sử dụng đất phải nộp cho thành phố Hà Nội với tổng số tiền thu từ các dự án do Cienco 5 Land thực hiện là 137,73 tỷ đồng.
“Không mất vốn”
Trước khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa công ty mẹ (30/6/2013), Cienco 5 Land đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Tổng công ty.
Như vậy, theo ông Hùng, ngoài 5% cổ phần hiện vẫn đang nắm giữ tại Cienco 5 Land, Cienco 5 đã thu lợi nhuận 2,450 tỷ đồng từ việc bán quyền mua cổ phần năm 2009 và 137,73 tỷ đồng từ việc khoán lợi nhuận để giao Cienco 5 Land thực hiện dự án nêu trên.
Cienco 5 không mất vốn khi đầu tư vào Cienco 5 Land, mà ngược lại còn thu lãi gấp gần 6 lần số vốn đăng ký góp ban đầu vào Cienco 5 Land, ông Hà Hùng khẳng định.
Về quản lý vốn Nhà nước tại Cienco 5, theo ông Hùng, theo kết quả kiểm toán Nhà nước qua các năm 2007, 2009, 2012 cho thấy việc tăng trưởng vốn Nhà nước tại Cienco 5 liên tục tăng từ 50,5 tỷ đồng (năm 2007) lên 388 tỷ đồng (năm 2012).
Theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá Cienco 5 đã được phê duyệt tại thời điểm 30/6/2013 thì vốn Nhà nước tại Cienco 5 là 438 tỷ đồng. Sau khi cổ phần hoá, vốn điều lệ của Cienco 5 là 439 tỷ đồng.
Với những số liệu nêu trên, cho thấy vốn Nhà nước đã tăng trưởng đáng kể qua các năm trước khi cổ phần hoá. Cụ thể trong 6 năm từ 2007-2013, vốn Nhà nước đã tăng 8,67 lần chưa bao gồm khoản thặng dư vốn 101 tỷ đồng từ việc thoái vốn Nhà nước ngày 31/12/2015.
Đây là khẳng định của Tổng giám đốc Tổng công ty Công trình giao thông 5 (Cienco 5) Hà Hùng vào chiều 17/5, trước những thông tin về việc doanh nghiệp này đã để “thất thoát vốn Nhà nước” trong quá trình đầu tư vào công ty con là Cienco 5 Land.
Trước đó, Phó tổng giám đốc Cienco 5 Lê Quang Vinh đã có văn bản gửi một số cơ quan chức năng, báo chí, cho rằng việc thay đổi vốn điều lệ, chuyển nhượng vốn điều lệ tại doanh nghiệp dự án của Cienco 5 không phù hợp với quy định của pháp luật và định hướng ban đầu khi thành lập.
Theo ông Vinh, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của Cienco 5 tại Cienco 5 Land chỉ còn 5% vốn điều lệ (thay vì 49% vốn điều lệ ở giai đoạn đầu thành lập), có dấu hiệu mất vốn Nhà nước và có dấu hiệu của việc chuyển nhượng dự án sai quy định khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, vi phạm nghiêm trọng trình tự thủ tục thoái vốn Nhà nước.
Cho rằng ông Lê Quang Vinh đã ký các văn bản và phát ngôn khi không có chỉ đạo của Tổng giám đốc là “trái với thẩm quyền và không có giá trị”, ông Hà Hùng cũng cung cấp nhiều dữ kiện đáng chú ý khác.
“Đúng thẩm quyền”
Theo đó, Cienco5 Land là “doanh nghiệp dự án” được Cienco 5 quyết định thành lập từ năm 2007 với quy mô vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Cienco 5 nắm giữ 49% vốn điều lệ, tương ứng 24,5 tỷ đồng.
Năm 2009, Cienco 5 Land tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ lên 100 tỷ đồng. Do tình tình tài chính của Cienco 5 đang gặp khó khăn và khó có thể thực hiện việc góp vốn, Hội đồng Quản trị Cienco 5 đã ra nghị quyết xác định không đầu tư tăng vốn đầu tư vào Cienco 5 Land, đồng thời bán bớt phần vốn (1.950.000 cổ phần) của Cienco 5 tại Cienco 5 Land; giảm số cổ phần của Cienco 5 nắm giữ tại Cienco 5 Land xuống còn 5% vốn điều lệ.
Bên cạnh đó, Cienco 5 giao cho người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại Cienco 5 Land bán quyền mua 2.450.000 cổ phần phát hành thêm với giá tối thiểu là 1.000 đồng/quyền mua 1 cổ phần, tương ứng 2,45 tỷ đồng.
“Điều này là đúng thẩm quyền, không trái luật và phù hợp với quy định của điều lệ, phù hợp với tình hình tài chính của Tổng công ty, đã được Bộ chủ quản phê duyệt”, ông Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, đến năm 2010, khi Cienco 5 Land tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ lên 200 tỷ theo tỷ lệ 1:1, để đảm bảo vốn góp của Tổng công ty tại Cienco 5 Land là 5% vốn điều lệ, Hội đồng Quản trị Cienco 5 đã ra nghị quyết thống nhất mua thêm 500.000 cổ phần để tăng vốn góp từ 5 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng.
Đến năm 2013, Cienco 5 Land tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng thì Cienco 5 đã có tờ trình lên Bộ Giao thông Vận tải xin phép đầu tư thêm vốn vào Cienco 5 Land để đạt đến tỷ lệ 36% vốn điều lệ, nhằm tăng cường việc thực hiện trách nhiệm nhà đầu tư của Tổng công ty đối với dự án BT đường trục phía nam tỉnh Hà Tây (cũ).
Tuy nhiên, chủ trương của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải lúc này không cho các đơn vị như Cienco 5 tăng vốn ra ngoài ngành, nên đề nghị của Tổng công ty không được chấp thuận. Thay vào đó, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cienco 5 tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành công tác cổ phần hoá theo đúng thời gian quy định. Vì vậy, đến nay Cienco 5 vẫn đang nắm giữ 5% vốn điều lệ tại Cienco 5 Land.
Do đó, năm 2014 khi Cienco 5 Land tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ lên 400 tỷ đồng, Cienco 5 chỉ tăng vốn góp từ hơn 10 tỷ đồng lên hơn 20 tỷ đồng, giữ tỷ lệ vốn góp là 5% vốn điều lệ.
Liên quan đến việc triển khai một số dự án của Cienco 5 Land, Tổng giám đốc Cienco 5 cho hay, ngày 18/4/2008, Cienco 5 (chủ đầu tư) cùng với Cienco 5 Land đã ký hợp đồng xây dựng - chuyển giao dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) với Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hà Tây.
Đến tháng 5/2010, Tổng công ty đã thống nhất chủ trương giao các dự án tại địa bàn Hà Tây - Hà Nội cho Cienco 5 Land thực hiện, với mức khoán lợi nhuận 2% giá trị chi phí sử dụng đất phải nộp cho thành phố Hà Nội với tổng số tiền thu từ các dự án do Cienco 5 Land thực hiện là 137,73 tỷ đồng.
“Không mất vốn”
Trước khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa công ty mẹ (30/6/2013), Cienco 5 Land đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Tổng công ty.
Như vậy, theo ông Hùng, ngoài 5% cổ phần hiện vẫn đang nắm giữ tại Cienco 5 Land, Cienco 5 đã thu lợi nhuận 2,450 tỷ đồng từ việc bán quyền mua cổ phần năm 2009 và 137,73 tỷ đồng từ việc khoán lợi nhuận để giao Cienco 5 Land thực hiện dự án nêu trên.
Cienco 5 không mất vốn khi đầu tư vào Cienco 5 Land, mà ngược lại còn thu lãi gấp gần 6 lần số vốn đăng ký góp ban đầu vào Cienco 5 Land, ông Hà Hùng khẳng định.
Về quản lý vốn Nhà nước tại Cienco 5, theo ông Hùng, theo kết quả kiểm toán Nhà nước qua các năm 2007, 2009, 2012 cho thấy việc tăng trưởng vốn Nhà nước tại Cienco 5 liên tục tăng từ 50,5 tỷ đồng (năm 2007) lên 388 tỷ đồng (năm 2012).
Theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá Cienco 5 đã được phê duyệt tại thời điểm 30/6/2013 thì vốn Nhà nước tại Cienco 5 là 438 tỷ đồng. Sau khi cổ phần hoá, vốn điều lệ của Cienco 5 là 439 tỷ đồng.
Với những số liệu nêu trên, cho thấy vốn Nhà nước đã tăng trưởng đáng kể qua các năm trước khi cổ phần hoá. Cụ thể trong 6 năm từ 2007-2013, vốn Nhà nước đã tăng 8,67 lần chưa bao gồm khoản thặng dư vốn 101 tỷ đồng từ việc thoái vốn Nhà nước ngày 31/12/2015.