Có bất thường trong giao dịch thỏa thuận?
Dư bán giá sàn lớn nhưng nhiều lệnh giao dịch thỏa thuận vẫn gom mua với giá rất cao, thậm chí kịch trần. Điều này có bất thường?
Dư bán giá sàn lớn nhưng nhiều lệnh trong giao dịch thỏa thuận vẫn gom mua với giá rất cao, thậm chí kịch trần. Điều này có bất thường?
Hai phiên vừa qua, giá chứng khoán giảm mạnh. Trong suốt thời gian giao dịch khớp lệnh từ 8h30 - 10h30 trên HOSE, hầu hết các mã đều có dư bán rất lớn, chủ yếu ở giá sàn hoặc rất thấp. Thế nhưng, trong giao dịch thỏa thuận, ngoài khối lượng cao, điểm đáng chú ý là nhiều giao dịch có mức giá vượt trội, thậm chí kịch trần.
Điển hình như phiên ngày 3/11, có thể thấy “hiện tượng” trên trở nên phổ biến, có ở một loạt giao dịch tại BT6, AGF, ITA, CNT, PHR, REE, SAM, SSI… với giá trần, trong khi giá đóng cửa phiên hầu hết ở mức sàn và còn dư bán khá lớn.
Trong thảo luận của một số nhà đầu tư gửi về VnEconomy, cũng có thể thấy ở một số diễn đàn trực tuyến, những giao dịch trên được cho là có hiện tượng làm giá, “đi cổng sau” để gom hàng và là một tín hiệu cần tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư.
Nhưng thực tế, theo khuyến nghị từ phía nhà môi giới, nhà đầu tư cần suy xét kỹ bản chất của những giao dịch này.
Theo nhận định của chuyên viên phân tích một công ty chứng khoán, phần lớn các giao dịch thỏa thuận nói trên là do sản phẩm margin (mua chứng khoán mà trong đó nhà đầu tư chỉ thực có một phần tiền, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay) và bán theo T+1, 2, 3 của những nhà đầu tư lớn. Giả thiết đặt ra là những nhà đầu tư đó có sự hỗ trợ giữa 2 tài khoản (A và B) và áp dụng những “tiểu xảo” trong giao dịch.
Câu hỏi đặt ra là vì sao nhà đầu tư phải bán thỏa thuận chứng khoán từ tài khoản A sang tài khoản B và thỏa thuận ở giá trần? Chuyên viên trên đưa ra một số giả thiết tham khảo như sau:
Giả thiết thứ nhất, một số khách hàng lớn được mua theo hình thức không phải nộp tiền tại thời điểm giao dịch, sau hai ngày (T+2) mới phải nộp 30% tiền. Tới thời điểm thanh toán, nếu không có tiền, do công ty chứng khoán hỗ trợ bán chứng khoán đó thời điểm T+2, họ sẽ bán đi thu lãi hoặc bù lỗ vào. Nhưng nếu muốn nắm giữ lượng chứng khoán đó, họ phải thỏa thuận sang tài khoản B, tài khoản B sau 2 ngày mới phải nộp tiền, họ lại tiếp tục vòng quay như vậy.
Với những giao dịch trên, nhà đầu tư thường thỏa thuận giá trần nếu chưa có tiền mặt bù vào khoản lỗ trên tài khoản A, hoặc muốn tài khoản A có thêm tiền để bảo lãnh các khoản mua khác trên chính tài khoản này.
Giả thiết thứ hai, một số trường hợp khác phải nộp với tỷ lệ cao hơn, chẳng hạn 30% hoặc 50% tại thời điểm mua, đến thời hạn T+x (tùy theo quy định của công ty chứng khoán) phải nộp 50%-70% phần tiền còn lại. Tới thời điểm đó nếu nhà đầu tư không có tiền nhưng vẫn muốn giữ chứng khoán lại thì họ cũng thỏa thuận chứng khoán sang tài khoản B để vẫn giữ chứng khoán, xử lý lãi lỗ trên tài khoản A. Và vòng quay được tiếp tục.
Nhà đầu tư thỏa thuận ở giá trần (hoặc rất cao dù thực tế giá đóng cửa phiên đó rất thấp) do tài khoản A không đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm margin (xuống dưới tỷ lệ % theo quy định của công ty chứng khoán), trong khi tài khoản B vẫn đảm bảo để giao dịch, nên việc thỏa thuận giá trần giúp tài khoản A có thêm tiền, tài khoản B “gánh” cho tài khoản A.
Tại một số công ty chứng khoán, việc chuyển tiền giữa 2 tài khoản là rất khó khăn nếu 2 tài khoản cùng có tiền do công ty chứng khoán hỗ trợ cho vay. Bởi công ty chứng khoán không thể thực hiện bất kỳ bút toán chuyển tiền nếu tài khoản phát sinh vay dù chỉ rất nhỏ, nên mặc dù tài khoản B còn hạn mức nhưng cũng không bảo lãnh được cho tài khoản A, nên giải pháp nhà đầu tư tính đến là thỏa thuận chứng khoán về tài khoản B.
Giả thiết thứ ba, một số trường hợp thỏa thuận khác và theo giá trần thông qua sự hỗ trợ hạn mức giữa các nhà đầu tư, tất nhiên là có các điều khoản giao kết giữa hai bên.
Ngoài ra, có thể đó là những giao dịch xuất phát từ nhu cầu đầu tư thực tế, nhưng điều này là hạn hữu trong bối cảnh giá chứng khoán đồng loạt giảm sàn và dư bán lớn như những phiên vừa qua.
Theo quy định hiện hành, trong giao dịch thỏa thuận, khối lượng chứng khoán phải lớn hơn hoặc bằng 10.000 cổ phiếu/giao dịch, lớn hơn hoặc bằng 3.000 trái phiếu/giao dịch; khối lượng giao dịch phải là lô chẵn; giá giao dịch tùy theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán nhưng phải nằm trong biên độ cho phép tại thời điểm giao dịch.
Hai phiên vừa qua, giá chứng khoán giảm mạnh. Trong suốt thời gian giao dịch khớp lệnh từ 8h30 - 10h30 trên HOSE, hầu hết các mã đều có dư bán rất lớn, chủ yếu ở giá sàn hoặc rất thấp. Thế nhưng, trong giao dịch thỏa thuận, ngoài khối lượng cao, điểm đáng chú ý là nhiều giao dịch có mức giá vượt trội, thậm chí kịch trần.
Điển hình như phiên ngày 3/11, có thể thấy “hiện tượng” trên trở nên phổ biến, có ở một loạt giao dịch tại BT6, AGF, ITA, CNT, PHR, REE, SAM, SSI… với giá trần, trong khi giá đóng cửa phiên hầu hết ở mức sàn và còn dư bán khá lớn.
Trong thảo luận của một số nhà đầu tư gửi về VnEconomy, cũng có thể thấy ở một số diễn đàn trực tuyến, những giao dịch trên được cho là có hiện tượng làm giá, “đi cổng sau” để gom hàng và là một tín hiệu cần tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư.
Nhưng thực tế, theo khuyến nghị từ phía nhà môi giới, nhà đầu tư cần suy xét kỹ bản chất của những giao dịch này.
Theo nhận định của chuyên viên phân tích một công ty chứng khoán, phần lớn các giao dịch thỏa thuận nói trên là do sản phẩm margin (mua chứng khoán mà trong đó nhà đầu tư chỉ thực có một phần tiền, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay) và bán theo T+1, 2, 3 của những nhà đầu tư lớn. Giả thiết đặt ra là những nhà đầu tư đó có sự hỗ trợ giữa 2 tài khoản (A và B) và áp dụng những “tiểu xảo” trong giao dịch.
Câu hỏi đặt ra là vì sao nhà đầu tư phải bán thỏa thuận chứng khoán từ tài khoản A sang tài khoản B và thỏa thuận ở giá trần? Chuyên viên trên đưa ra một số giả thiết tham khảo như sau:
Giả thiết thứ nhất, một số khách hàng lớn được mua theo hình thức không phải nộp tiền tại thời điểm giao dịch, sau hai ngày (T+2) mới phải nộp 30% tiền. Tới thời điểm thanh toán, nếu không có tiền, do công ty chứng khoán hỗ trợ bán chứng khoán đó thời điểm T+2, họ sẽ bán đi thu lãi hoặc bù lỗ vào. Nhưng nếu muốn nắm giữ lượng chứng khoán đó, họ phải thỏa thuận sang tài khoản B, tài khoản B sau 2 ngày mới phải nộp tiền, họ lại tiếp tục vòng quay như vậy.
Với những giao dịch trên, nhà đầu tư thường thỏa thuận giá trần nếu chưa có tiền mặt bù vào khoản lỗ trên tài khoản A, hoặc muốn tài khoản A có thêm tiền để bảo lãnh các khoản mua khác trên chính tài khoản này.
Giả thiết thứ hai, một số trường hợp khác phải nộp với tỷ lệ cao hơn, chẳng hạn 30% hoặc 50% tại thời điểm mua, đến thời hạn T+x (tùy theo quy định của công ty chứng khoán) phải nộp 50%-70% phần tiền còn lại. Tới thời điểm đó nếu nhà đầu tư không có tiền nhưng vẫn muốn giữ chứng khoán lại thì họ cũng thỏa thuận chứng khoán sang tài khoản B để vẫn giữ chứng khoán, xử lý lãi lỗ trên tài khoản A. Và vòng quay được tiếp tục.
Nhà đầu tư thỏa thuận ở giá trần (hoặc rất cao dù thực tế giá đóng cửa phiên đó rất thấp) do tài khoản A không đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm margin (xuống dưới tỷ lệ % theo quy định của công ty chứng khoán), trong khi tài khoản B vẫn đảm bảo để giao dịch, nên việc thỏa thuận giá trần giúp tài khoản A có thêm tiền, tài khoản B “gánh” cho tài khoản A.
Tại một số công ty chứng khoán, việc chuyển tiền giữa 2 tài khoản là rất khó khăn nếu 2 tài khoản cùng có tiền do công ty chứng khoán hỗ trợ cho vay. Bởi công ty chứng khoán không thể thực hiện bất kỳ bút toán chuyển tiền nếu tài khoản phát sinh vay dù chỉ rất nhỏ, nên mặc dù tài khoản B còn hạn mức nhưng cũng không bảo lãnh được cho tài khoản A, nên giải pháp nhà đầu tư tính đến là thỏa thuận chứng khoán về tài khoản B.
Giả thiết thứ ba, một số trường hợp thỏa thuận khác và theo giá trần thông qua sự hỗ trợ hạn mức giữa các nhà đầu tư, tất nhiên là có các điều khoản giao kết giữa hai bên.
Ngoài ra, có thể đó là những giao dịch xuất phát từ nhu cầu đầu tư thực tế, nhưng điều này là hạn hữu trong bối cảnh giá chứng khoán đồng loạt giảm sàn và dư bán lớn như những phiên vừa qua.
Theo quy định hiện hành, trong giao dịch thỏa thuận, khối lượng chứng khoán phải lớn hơn hoặc bằng 10.000 cổ phiếu/giao dịch, lớn hơn hoặc bằng 3.000 trái phiếu/giao dịch; khối lượng giao dịch phải là lô chẵn; giá giao dịch tùy theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán nhưng phải nằm trong biên độ cho phép tại thời điểm giao dịch.