Cơ chế cho sàn giao dịch vàng quốc gia?
Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đang có kế hoạch cho ra đời một sàn giao dịch vàng quốc gia
Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đang có kế hoạch cho ra đời một sàn giao dịch vàng quốc gia.
Tuy nhiên, một điều mà nhiều người đang lo ngại là những vấn đề nảy sinh trong hoạt động của sàn giao dịch vàng sẽ được xử lý như thế nào, bởi đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa có bất kỳ một cơ chế nào đề cập đến việc hình thành và hoạt động của loại hình giao dịch này.
Về vấn đề này, trao đổi với VnEconomy, ông Đinh Nho Bảng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam nói:
- Hiện Việt Nam đã trở thành quốc gia có số người tham gia đầu tư vàng đứng đầu thế giới. Do vậy, đã đến lúc cần phải có một sàn giao dịch vàng mang tầm quốc gia để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Còn nếu cứ tiếp tục để thị trường giao dịch tự do thì chắc chắn nhà đầu tư cũng như thị trường vàng trong nước sẽ gặp nhiều rủi ro.
Hiện Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đang tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của các sàn giao dịch vàng quốc tế đang hoạt động hiệu quả, kết hợp với nghiên cứu tình hình giao dịch của thị trường vàng trong nước và các cơ chế pháp luật hiện hành để sớm cho ra đời một sàn giao dịch vàng quốc gia. Trước mắt, sẽ thành lập sàn giao dịch vàng ở Hà Nội và Tp.HCM.
Vây, sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ có gì khác biệt với sàn giao dịch vàng của các doanh nghiệp hiện nay?
Điểm khác biệt lớn nhất so với các sàn giao dịch nhỏ lẻ là không phải do một doanh nghiệp, một đơn vị tổ chức mà là do nhiều ngân hàng thương mại, nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng tham gia.
Hoạt động của sàn giao dịch độc lập, không phụ thuộc hoặc hoạt động vì lợi ích của riêng một doanh nghiệp mà chủ yếu là làm dịch vụ, hoàn toàn không có sự cạnh tranh kinh doanh giữa các hội viên, các doanh nghiệp.
Sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ do Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đứng ra thành lập và chịu trách nhiệm, do đó, việc khớp giá ở sàn giao dịch vàng quốc gia, tỷ giá hình thành trên thị trường vàng Việt Nam, giá mua cũng như giá bán sẽ được minh bạch và khách quan nhất.
Sàn giao dịch sẽ có dịch vụ mua bán có kỳ hạn và thực hiện các công cụ phái sinh để phòng ngừa các rủi ro khi thị trường vàng thế giới biến động bất thường. Trường hợp cần thiết, sàn giao dịch có thể sẽ cấp tín dụng hoặc đáp ứng các nhu cầu vàng vật chất cho nhà đầu tư.
Nhà đầu tư sẽ được tính giá mua, giá bán trên cơ sở khớp giá hàng ngày của nhiều người mua, nhiều người bán, nếu lượng khách giao dịch càng lớn sẽ phản ánh giá mua và giá bán càng khách quan hơn.
Ngoài lợi ích cho doanh nghiệp, cho nhà đầu tư mà ông vừa liệt kê, sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ có lợi gì cho Nhà nước, thưa ông?
Lợi ích đối với các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ là rất lớn. Nếu hình thành được sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ hạn chế được lượng giao dịch không chính thức, tránh được những rủi ro không đáng có. Thông qua đó, cơ quan quản lý cũng nắm được lượng cung, cầu của thị trường vàng, cung cầu ngoại tệ liên quan đến vàng cũng như lượng tiền giao dịch trên thị trường vàng một cách chính xác, chủ động hơn, để có những điều tiết kịp thời khi biến động xảy ra.
Ngoài ra, qua sàn giao dịch này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có cơ sở để ban hành các quy chế cần thiết cho việc quản lý thị trường vàng. Tôi cho rằng, để giúp cho hoạt động của sàn giao dịch vàng linh hoạt hơn, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư, Ngân hàng Nhà nước nên ban hành quy chế kinh doanh vàng trên tài khoản. Đây có thể coi là điều kiện tiền đề bởi nếu không có quy chế này thì nghiệp vụ phái sinh để hạn chế rủi ro sẽ không thực hiện được.
Mặt khác, quy chế này ra đời sẽ hạn chế được rất nhiều chi phí cho nhà đầu tư, còn Nhà nước thì có thể huy động được nguồn vốn từ đây để đầu tư cho phát triển, tiết kiệm được ngoại tệ.
Nhưng hiện chúng ta chưa có cơ chế quản lý sàn giao dịch vàng. Vậy làm thế nào để có thể bảo vệ được nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ?
Vấn đề này Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cũng đã tính đến và chúng tôi sẽ phải thể hiện vai trò của mình trong việc điều tiết các hoạt động của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, cái khó là phải làm sao vừa phải bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư, vừa phải phát triển sàn theo đúng định hướng của Chính phủ, bảo đảm tính minh bạch và hạn chế các yếu tố đầu cơ, trong điều kiện chúng ta chưa có một cơ chế, chính sách nào về hình thành và quản lý sàn giao dịch vàng.
Chính vì vậy, khi đi vào hoạt động, sàn giao dịch vàng quốc gia cần phải được hưởng những chính sách thỏa đáng để tạo điều kiện cho thị trường phát triển ổn định với đúng nghĩa là một thị trường dịch vụ nhưng vẫn bảo vệ được lợi ích cho nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Và nếu sàn hoạt động tốt sẽ góp phần kiểm soát thị trường tiền tệ.
Vậy, các sàn giao dịch khác có phải kết nối với sàn giao dịch vàng quốc gia khi sàn này đi vào hoạt động không, thưa ông?
Thực ra, quy chế về sàn giao dịch vàng hiện chưa có. Ngân hàng Nhà nước mới chỉ quản lý vàng trong quan hệ xuất nhập khẩu.
Cùng với việc đề nghị cho phép thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia, Hiệp hội cũng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế về việc kết nối giữa các sàn giao dịch nhỏ với sàn giao dịch quốc gia. Việc đồng ý kết nối hay không và trong trường hợp nào sẽ được quy định cụ thể trong quy chế và theo sự định hướng của nhà nước.
Nhưng rõ ràng, cần phải có quy chế quản lý chứ không thể buông lỏng.
Vậy khi nào thì sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ chính thức đi vào hoạt động?
Hiện nay, hồ sơ thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia đã được chúng tôi chuyển đến Ngân hàng Nhà nước nên cũng chưa thể nói thời gian cụ thể được.
Còn hiện nay, Hiệp hội đang gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất và nghiên cứu các cơ chế chính sách, kiến nghị với nhà nước có các chính sách phù hợp để khi sàn giao dịch chính thức ra đời sẽ hoạt động trôi chảy và đúng theo định hướng của Nhà nước, tránh những va vấp khi xây dựng sàn giao dịch mới.
Tuy nhiên, một điều mà nhiều người đang lo ngại là những vấn đề nảy sinh trong hoạt động của sàn giao dịch vàng sẽ được xử lý như thế nào, bởi đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa có bất kỳ một cơ chế nào đề cập đến việc hình thành và hoạt động của loại hình giao dịch này.
Về vấn đề này, trao đổi với VnEconomy, ông Đinh Nho Bảng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam nói:
- Hiện Việt Nam đã trở thành quốc gia có số người tham gia đầu tư vàng đứng đầu thế giới. Do vậy, đã đến lúc cần phải có một sàn giao dịch vàng mang tầm quốc gia để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Còn nếu cứ tiếp tục để thị trường giao dịch tự do thì chắc chắn nhà đầu tư cũng như thị trường vàng trong nước sẽ gặp nhiều rủi ro.
Hiện Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đang tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của các sàn giao dịch vàng quốc tế đang hoạt động hiệu quả, kết hợp với nghiên cứu tình hình giao dịch của thị trường vàng trong nước và các cơ chế pháp luật hiện hành để sớm cho ra đời một sàn giao dịch vàng quốc gia. Trước mắt, sẽ thành lập sàn giao dịch vàng ở Hà Nội và Tp.HCM.
Vây, sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ có gì khác biệt với sàn giao dịch vàng của các doanh nghiệp hiện nay?
Điểm khác biệt lớn nhất so với các sàn giao dịch nhỏ lẻ là không phải do một doanh nghiệp, một đơn vị tổ chức mà là do nhiều ngân hàng thương mại, nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng tham gia.
Hoạt động của sàn giao dịch độc lập, không phụ thuộc hoặc hoạt động vì lợi ích của riêng một doanh nghiệp mà chủ yếu là làm dịch vụ, hoàn toàn không có sự cạnh tranh kinh doanh giữa các hội viên, các doanh nghiệp.
Sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ do Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đứng ra thành lập và chịu trách nhiệm, do đó, việc khớp giá ở sàn giao dịch vàng quốc gia, tỷ giá hình thành trên thị trường vàng Việt Nam, giá mua cũng như giá bán sẽ được minh bạch và khách quan nhất.
Sàn giao dịch sẽ có dịch vụ mua bán có kỳ hạn và thực hiện các công cụ phái sinh để phòng ngừa các rủi ro khi thị trường vàng thế giới biến động bất thường. Trường hợp cần thiết, sàn giao dịch có thể sẽ cấp tín dụng hoặc đáp ứng các nhu cầu vàng vật chất cho nhà đầu tư.
Nhà đầu tư sẽ được tính giá mua, giá bán trên cơ sở khớp giá hàng ngày của nhiều người mua, nhiều người bán, nếu lượng khách giao dịch càng lớn sẽ phản ánh giá mua và giá bán càng khách quan hơn.
Ngoài lợi ích cho doanh nghiệp, cho nhà đầu tư mà ông vừa liệt kê, sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ có lợi gì cho Nhà nước, thưa ông?
Lợi ích đối với các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ là rất lớn. Nếu hình thành được sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ hạn chế được lượng giao dịch không chính thức, tránh được những rủi ro không đáng có. Thông qua đó, cơ quan quản lý cũng nắm được lượng cung, cầu của thị trường vàng, cung cầu ngoại tệ liên quan đến vàng cũng như lượng tiền giao dịch trên thị trường vàng một cách chính xác, chủ động hơn, để có những điều tiết kịp thời khi biến động xảy ra.
Ngoài ra, qua sàn giao dịch này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có cơ sở để ban hành các quy chế cần thiết cho việc quản lý thị trường vàng. Tôi cho rằng, để giúp cho hoạt động của sàn giao dịch vàng linh hoạt hơn, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư, Ngân hàng Nhà nước nên ban hành quy chế kinh doanh vàng trên tài khoản. Đây có thể coi là điều kiện tiền đề bởi nếu không có quy chế này thì nghiệp vụ phái sinh để hạn chế rủi ro sẽ không thực hiện được.
Mặt khác, quy chế này ra đời sẽ hạn chế được rất nhiều chi phí cho nhà đầu tư, còn Nhà nước thì có thể huy động được nguồn vốn từ đây để đầu tư cho phát triển, tiết kiệm được ngoại tệ.
Nhưng hiện chúng ta chưa có cơ chế quản lý sàn giao dịch vàng. Vậy làm thế nào để có thể bảo vệ được nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ?
Vấn đề này Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cũng đã tính đến và chúng tôi sẽ phải thể hiện vai trò của mình trong việc điều tiết các hoạt động của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, cái khó là phải làm sao vừa phải bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư, vừa phải phát triển sàn theo đúng định hướng của Chính phủ, bảo đảm tính minh bạch và hạn chế các yếu tố đầu cơ, trong điều kiện chúng ta chưa có một cơ chế, chính sách nào về hình thành và quản lý sàn giao dịch vàng.
Chính vì vậy, khi đi vào hoạt động, sàn giao dịch vàng quốc gia cần phải được hưởng những chính sách thỏa đáng để tạo điều kiện cho thị trường phát triển ổn định với đúng nghĩa là một thị trường dịch vụ nhưng vẫn bảo vệ được lợi ích cho nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Và nếu sàn hoạt động tốt sẽ góp phần kiểm soát thị trường tiền tệ.
Vậy, các sàn giao dịch khác có phải kết nối với sàn giao dịch vàng quốc gia khi sàn này đi vào hoạt động không, thưa ông?
Thực ra, quy chế về sàn giao dịch vàng hiện chưa có. Ngân hàng Nhà nước mới chỉ quản lý vàng trong quan hệ xuất nhập khẩu.
Cùng với việc đề nghị cho phép thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia, Hiệp hội cũng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế về việc kết nối giữa các sàn giao dịch nhỏ với sàn giao dịch quốc gia. Việc đồng ý kết nối hay không và trong trường hợp nào sẽ được quy định cụ thể trong quy chế và theo sự định hướng của nhà nước.
Nhưng rõ ràng, cần phải có quy chế quản lý chứ không thể buông lỏng.
Vậy khi nào thì sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ chính thức đi vào hoạt động?
Hiện nay, hồ sơ thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia đã được chúng tôi chuyển đến Ngân hàng Nhà nước nên cũng chưa thể nói thời gian cụ thể được.
Còn hiện nay, Hiệp hội đang gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất và nghiên cứu các cơ chế chính sách, kiến nghị với nhà nước có các chính sách phù hợp để khi sàn giao dịch chính thức ra đời sẽ hoạt động trôi chảy và đúng theo định hướng của Nhà nước, tránh những va vấp khi xây dựng sàn giao dịch mới.