Cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính sẽ được đổi mới căn bản
Theo dự thảo luật mới nhất, người khởi kiện có quyền tự do lựa chọn khiếu nại tại cơ quan hành chính hay khởi kiện vụ án tại tòa án
Cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau tại dự án Luật Tố tụng hành chính sáng 5/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cao với quy định cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra tòa án mà không cần phải qua khiếu nại.
Mặc dù, theo tổng hợp ý kiến đóng góp mới nhất cho dự luật, một số đoàn đại biểu Quốc hội vẫn đề nghị quy định theo hướng đương sự phải thông qua giải quyết khiếu nại lần đầu mới có quyền khởi kiện vụ án hành chính để tránh tồn đọng án cho các cơ quan toà án.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, không đặt ra điều kiện phải khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu rồi mới có quyền khởi kiện ra tòa án là nhằm dành cho người khởi kiện quyền tự do lựa chọn khiếu nại tại cơ quan hành chính hay khởi kiện vụ án tại tòa án.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu dự luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức lựa chọn việc khiếu nại tại cơ quan hành chính thì khi hết thời hạn giải quyết theo quy định mà khiếu nại không được giải quyết hoặc được giải quyết nhưng họ không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (hoặc giải quyết lần hai) thì họ vẫn có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án.
“Quy định này được coi là bước đổi mới căn bản về điều kiện, cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị”, báo cáo nhấn mạnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất quan điểm cần quy định thủ tục đặc biệt để xem xét lại quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Bởi trong thực tế có một số vụ án dân sự sau khi xét xử giám đốc thẩm lại phát hiện có sai lầm nghiêm trọng gây thiệt hại cho đương sự. Nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm. Do đó, không ai có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm quyết định của Hội đồng Thẩm phán.
Cùng với những nội dung nêu trên, Ủy ban Tư pháp còn đề nghị sửa đổi một số điều luật trong Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, tố cáo để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Theo phân tích của Ủy ban, Luật Đất đai có quy định dẫn đến cách hiểu người khiếu nại không thể khởi kiện quyết định hành chính ra tòa hành chính, dẫn đến khiếu kiện bức xúc, kéo dài.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Còn trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính, Chủ nhiệm Lê Thị Thu Ba nhấn mạnh.
Luật Tố tụng hành chính sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ tám tới đây. So với bản dự thảo đã trình tại kỳ họp Quốc hội thứ 7, dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sáng nay có khá nhiều điểm bổ sung, sửa đổi quan trọng với 17 chương, 264 điều, tăng thêm 4 chương.
Mặc dù, theo tổng hợp ý kiến đóng góp mới nhất cho dự luật, một số đoàn đại biểu Quốc hội vẫn đề nghị quy định theo hướng đương sự phải thông qua giải quyết khiếu nại lần đầu mới có quyền khởi kiện vụ án hành chính để tránh tồn đọng án cho các cơ quan toà án.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, không đặt ra điều kiện phải khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu rồi mới có quyền khởi kiện ra tòa án là nhằm dành cho người khởi kiện quyền tự do lựa chọn khiếu nại tại cơ quan hành chính hay khởi kiện vụ án tại tòa án.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu dự luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức lựa chọn việc khiếu nại tại cơ quan hành chính thì khi hết thời hạn giải quyết theo quy định mà khiếu nại không được giải quyết hoặc được giải quyết nhưng họ không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (hoặc giải quyết lần hai) thì họ vẫn có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án.
“Quy định này được coi là bước đổi mới căn bản về điều kiện, cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị”, báo cáo nhấn mạnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất quan điểm cần quy định thủ tục đặc biệt để xem xét lại quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Bởi trong thực tế có một số vụ án dân sự sau khi xét xử giám đốc thẩm lại phát hiện có sai lầm nghiêm trọng gây thiệt hại cho đương sự. Nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm. Do đó, không ai có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm quyết định của Hội đồng Thẩm phán.
Cùng với những nội dung nêu trên, Ủy ban Tư pháp còn đề nghị sửa đổi một số điều luật trong Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, tố cáo để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Theo phân tích của Ủy ban, Luật Đất đai có quy định dẫn đến cách hiểu người khiếu nại không thể khởi kiện quyết định hành chính ra tòa hành chính, dẫn đến khiếu kiện bức xúc, kéo dài.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Còn trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính, Chủ nhiệm Lê Thị Thu Ba nhấn mạnh.
Luật Tố tụng hành chính sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ tám tới đây. So với bản dự thảo đã trình tại kỳ họp Quốc hội thứ 7, dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sáng nay có khá nhiều điểm bổ sung, sửa đổi quan trọng với 17 chương, 264 điều, tăng thêm 4 chương.