Có “đại gia” thao túng thị trường chứng khoán?
Suốt 6 tháng qua, nhiều nhà đầu tư cho rằng đã có những giao dịch thao túng thị trường. Vậy điều này thực sự có hay không?
Suốt 6 tháng qua, nhiều nhà đầu tư cho rằng đã có những giao dịch thao túng thị trường. Vậy điều này thực sự có hay không?
Cách đây gần 2 tháng, một quan chức Ủy ban Chứng khoán “bật mí” cho biết đã phát hiện được những giao dịch ghìm giá cổ phiếu của các tổ chức lớn, đặc biệt là có bàn tay của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay Ủy ban Chứng khoán vẫn chưa công bố cụ thể tên tuổi, thủ thuật giao dịch thao túng của những tổ chức, cá nhân và “trừng trị” họ để làm lành mạnh thị trường.
Thực tế trên thị trường trong mấy tháng qua hàng loạt cổ phiếu blue-chip như REE, FPT, SAM, SSI... được bán ra với khối lượng rất lớn trong nhiều phiên liên tục với giá sàn, kéo theo làn sóng xả hàng ồ ạt của các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, ít vốn đã phải vay tiền ngân hàng từ năm 2007 để chơi cổ phiếu.
Làn sóng xả hàng càng mạnh hơn khi hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần giải chấp cổ phiếu cầm cố nhất là hiện nay, vốn huy động của nhiều ngân hàng đang gặp khó khăn, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ và ngân hàng mới “lên đời” từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên ngân hàng thương mại cổ phần đô thị.
Hậu quả là giá hàng loạt cổ phiếu tốt đã xuống dốc không phanh, hiện chỉ bằng 1/3 mức giá thời hoàng kim vào tháng 3/2007. Nhiều nhà đầu tư lâu năm cho rằng một số “đại gia” đã tận dụng những đợt sóng liên tục của những thông tin xấu như giá vàng, dầu liên tục tăng kỷ lục, lạm phát cao, thắt chặt tiền tệ, kinh tế Mỹ suy thoái, thị trường chứng khoán toàn cầu tụt dốc... để ghìm giá cổ phiếu xuống mức thấp bất ngờ, làm cho hàng vạn nhà đầu tư nhỏ lẻ thua lỗ lớn, bán tháo cổ phiếu và bây giờ là thời điểm họ âm thầm và từ từ mua vào.
Thực tế giao dịch trong 6 tháng qua cho thấy những lời bàn cãi trong giới đầu tư về giao dịch thao túng thị trường là có thật. Gần đây nhất, trong tháng 4/2008, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán đã tiến hành một đợt thanh kiểm tra giao dịch các công ty chứng khoán thành viên của sàn Tp.HCM. Thanh tra đã sàng lọc trong số hơn 300.000 tài khoản ra 5 tài khoản nhiều nghi vấn nhất.
Đây là những tài khoản có lượng giá trị giao dịch nhiều nhất, tần suất giao dịch lớn nhất. Tuần giữa tháng 4/2008, đoàn thanh tra thứ hai vào cuộc, tập trung giám sát, thu thập chứng cứ liên quan đến một tài khoản có dấu hiệu giao dịch bất thường.
Kết quả là trước Tết Nguyên đán 2007, trong 3 phiên liên tiếp, một nhà đầu tư cá nhân đã giao dịch trên 1 triệu cổ phiếu của một mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa trong top 10 cổ phiếu lớn nhất thị trường.
Sau Tết, trong 3 phiên, nhà đầu tư này bán ra hơn 1 triệu cổ phiếu, có phiên bán hơn 600.000 cổ phiếu cũng của mã cổ phiếu này.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán còn phát hiện, nhà đầu tư này đã được trợ giúp của nhân viên công ty chứng khoán để mua bán dồn dập, chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường. Thanh tra chứng khoán cũng tiến hành kiểm tra rà soát lại giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đối với cả tổ chức và cá nhân. Kết quả kiểm tra cho thấy chưa có đủ căn cứ để kết luận đối tượng này tham gia vào hành vi thao túng giá chứng khoán.
Như vậy, có thể thấy hành vi thao túng giá cổ phiếu là có thật nhưng chưa được Ủy ban Chứng khoán công bố chi tiết về vụ nói trên.
Một chuyên gia thị trường chứng khoán đề nghị cần có sự kết hợp giữa Bộ Công an với Trung tâm lưu ký chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán để dễ dàng theo dõi, truy tìm những tài khoản giao dịch thao túng giá cổ phiếu giống như hành vi của nhà đầu tư cá nhân nói trên.
Hơn nữa, Ủy ban Chứng khoán cũng nên đề nghị Chính phủ tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, quy định tại Điều 27 và 28 Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ vì mức phạt quá thấp. Cụ thể: phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.
Đồng thời cũng cần quy định cụ thể việc tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật của cá nhân, tổ chức đầu tư chứng khoán do có hành vi vi phạm chẳng hạn các khoản thu trái pháp luật trong chứng khoán là những khoản gì, tính toán trên cơ sở nào.
* Hành vi thao túng thị trường chứng khoán là gì?
Hành vi thao túng thị trường là hành vi của nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức thực hiện các giao dịch để làm cho mọi nhà đầu tư khác hiểu sai lệch về thị trường, tạo ra cung, cầu giả tạo hay việc cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán. Cụ thể:
- Tạo ra giao dịch vòng tròn, tức là người này bán cho người kia, sau một vòng giao dịch trở về người bán ban đầu, nhưng giữa các người bán và người mua đều không thu được lợi nhuận, chỉ nhằm tạo ra cho loại chứng khoán đó thường xuyên có giao dịch mua bán trên thị trường.
- Giao dịch để tạo cho mức giá của loại chứng khoán đó được duy trì ổn định (không tăng, không giảm trên thị trường) được coi đó là giao dịch nhằm duy trì ổn định giá trên thị trường.
- Giao dịch để nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường.
Cách đây gần 2 tháng, một quan chức Ủy ban Chứng khoán “bật mí” cho biết đã phát hiện được những giao dịch ghìm giá cổ phiếu của các tổ chức lớn, đặc biệt là có bàn tay của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay Ủy ban Chứng khoán vẫn chưa công bố cụ thể tên tuổi, thủ thuật giao dịch thao túng của những tổ chức, cá nhân và “trừng trị” họ để làm lành mạnh thị trường.
Thực tế trên thị trường trong mấy tháng qua hàng loạt cổ phiếu blue-chip như REE, FPT, SAM, SSI... được bán ra với khối lượng rất lớn trong nhiều phiên liên tục với giá sàn, kéo theo làn sóng xả hàng ồ ạt của các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, ít vốn đã phải vay tiền ngân hàng từ năm 2007 để chơi cổ phiếu.
Làn sóng xả hàng càng mạnh hơn khi hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần giải chấp cổ phiếu cầm cố nhất là hiện nay, vốn huy động của nhiều ngân hàng đang gặp khó khăn, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ và ngân hàng mới “lên đời” từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên ngân hàng thương mại cổ phần đô thị.
Hậu quả là giá hàng loạt cổ phiếu tốt đã xuống dốc không phanh, hiện chỉ bằng 1/3 mức giá thời hoàng kim vào tháng 3/2007. Nhiều nhà đầu tư lâu năm cho rằng một số “đại gia” đã tận dụng những đợt sóng liên tục của những thông tin xấu như giá vàng, dầu liên tục tăng kỷ lục, lạm phát cao, thắt chặt tiền tệ, kinh tế Mỹ suy thoái, thị trường chứng khoán toàn cầu tụt dốc... để ghìm giá cổ phiếu xuống mức thấp bất ngờ, làm cho hàng vạn nhà đầu tư nhỏ lẻ thua lỗ lớn, bán tháo cổ phiếu và bây giờ là thời điểm họ âm thầm và từ từ mua vào.
Thực tế giao dịch trong 6 tháng qua cho thấy những lời bàn cãi trong giới đầu tư về giao dịch thao túng thị trường là có thật. Gần đây nhất, trong tháng 4/2008, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán đã tiến hành một đợt thanh kiểm tra giao dịch các công ty chứng khoán thành viên của sàn Tp.HCM. Thanh tra đã sàng lọc trong số hơn 300.000 tài khoản ra 5 tài khoản nhiều nghi vấn nhất.
Đây là những tài khoản có lượng giá trị giao dịch nhiều nhất, tần suất giao dịch lớn nhất. Tuần giữa tháng 4/2008, đoàn thanh tra thứ hai vào cuộc, tập trung giám sát, thu thập chứng cứ liên quan đến một tài khoản có dấu hiệu giao dịch bất thường.
Kết quả là trước Tết Nguyên đán 2007, trong 3 phiên liên tiếp, một nhà đầu tư cá nhân đã giao dịch trên 1 triệu cổ phiếu của một mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa trong top 10 cổ phiếu lớn nhất thị trường.
Sau Tết, trong 3 phiên, nhà đầu tư này bán ra hơn 1 triệu cổ phiếu, có phiên bán hơn 600.000 cổ phiếu cũng của mã cổ phiếu này.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán còn phát hiện, nhà đầu tư này đã được trợ giúp của nhân viên công ty chứng khoán để mua bán dồn dập, chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường. Thanh tra chứng khoán cũng tiến hành kiểm tra rà soát lại giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đối với cả tổ chức và cá nhân. Kết quả kiểm tra cho thấy chưa có đủ căn cứ để kết luận đối tượng này tham gia vào hành vi thao túng giá chứng khoán.
Như vậy, có thể thấy hành vi thao túng giá cổ phiếu là có thật nhưng chưa được Ủy ban Chứng khoán công bố chi tiết về vụ nói trên.
Một chuyên gia thị trường chứng khoán đề nghị cần có sự kết hợp giữa Bộ Công an với Trung tâm lưu ký chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán để dễ dàng theo dõi, truy tìm những tài khoản giao dịch thao túng giá cổ phiếu giống như hành vi của nhà đầu tư cá nhân nói trên.
Hơn nữa, Ủy ban Chứng khoán cũng nên đề nghị Chính phủ tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, quy định tại Điều 27 và 28 Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ vì mức phạt quá thấp. Cụ thể: phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.
Đồng thời cũng cần quy định cụ thể việc tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật của cá nhân, tổ chức đầu tư chứng khoán do có hành vi vi phạm chẳng hạn các khoản thu trái pháp luật trong chứng khoán là những khoản gì, tính toán trên cơ sở nào.
* Hành vi thao túng thị trường chứng khoán là gì?
Hành vi thao túng thị trường là hành vi của nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức thực hiện các giao dịch để làm cho mọi nhà đầu tư khác hiểu sai lệch về thị trường, tạo ra cung, cầu giả tạo hay việc cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán. Cụ thể:
- Tạo ra giao dịch vòng tròn, tức là người này bán cho người kia, sau một vòng giao dịch trở về người bán ban đầu, nhưng giữa các người bán và người mua đều không thu được lợi nhuận, chỉ nhằm tạo ra cho loại chứng khoán đó thường xuyên có giao dịch mua bán trên thị trường.
- Giao dịch để tạo cho mức giá của loại chứng khoán đó được duy trì ổn định (không tăng, không giảm trên thị trường) được coi đó là giao dịch nhằm duy trì ổn định giá trên thị trường.
- Giao dịch để nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường.