Có gì trong thỏa thuận hợp tác Eximbank - Sacombank?
Bản thỏa thuận hợp tác giữa Eximbank với Sacombank gồm 5 điểm nội dung chính
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa phát đi thông cáo về nội dung hợp tác giữa hai bên.
Thông cáo cho biết, Eximbank và Sacombank thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh. Thỏa thuận ký chiếu 29/1/2013 có hiệu lực trong vòng 5 năm và hai bên sẽ hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả nhất.
Theo đó, Eximbank và Sacombank sẽ hợp tác trong các lĩnh vực: cho vay đồng tài trợ, cấp hạn mức trong hoạt động liên ngân hàng, kinh doanh tiền tệ, nhân sự, đào tạo, tái cấu trúc, hỗ trợ kỹ thuật và chiến lược sáp nhập. Các nội dung hợp tác tập trung ở 5 điểm.
Thứ nhất, các bên sẽ cùng hợp tác trong việc triển khai dịch vụ cho khách hàng vay vốn theo hình thức đồng tài trợ hoặc ủy thác cho vay.
Thứ hai, hai ngân hàng sẽ cấp hạn mức cho nhau trên thị trường liên ngân hàng để hỗ trợ lẫn nhau trong việc tối ưu hóa nguồn vốn, đồng thời hỗ trợ kịp thời về thanh khoản khi một trong hai bên có nhu cầu. Hạn mức, thời hạn và lãi suất… sẽ được áp dụng theo chính sách và điều kiện thực tế của mỗi bên trong từng thời kỳ.
Thứ ba, hai bên sẽ hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và góp phần điều tiết trạng thái ngoại hối của mỗi bên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ tư, hai bên sẽ nghiên cứu, xem xét trình đại hội đồng cổ đông và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sáp nhập trong vòng từ 3 đến 5 năm tới nhằm nâng cao thế mạnh, mở rộng thị phần, tăng cường sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, Sacombank và Eximbank còn hợp tác bằng cách chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong công tác quản trị nguồn nhân lực; đào tạo có hiệu quả các nghiệp vụ ngân hàng cho cán bộ nhân viên; về mô hình kinh doanh, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin; về công tác tái cấu trúc mọi mặt theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế…
Eximbank hiện tại là cổ đông lớn của Sacombank với tỷ lệ 9,73%.
“Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang đối mặt với nhiều thử thách như hiện nay, việc Eximbank và Sacombank tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực hoạt động sẽ giúp cả hai bên vượt qua những khó khăn, tăng cường năng lực cạnh tranh, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam”, bản thông cáo viết.
Mối quan hệ giữa Eximbank với Sacombank trở nên nổi bật và thu hút sự chú ý của thị trường từ đầu năm 2012. Sau khi đầu tư và nắm tỷ lệ sở hữu 9,73%, Eximbank đã có một số đề nghị quan trọng về cơ cấu quản trị, kế hoạch kinh doanh… của Sacombank.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012, Sacombank cũng đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu Hội đồng Quản trị, trong đó có đại diện từ Eximbank sang - ông Phạm Hữu Phú, hiện đã giữ vị trí Chủ tịch Sacombank.
Trong giả thiết sáp nhập hoặc hợp nhất, hệ thống sẽ có một ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn mà tỷ lệ sở hữu của Nhà nước không chi phối. Như tại thời điểm này, quy mô vốn điều lệ của cả hai là gần 24.000 tỷ đồng; tổng tài sản khoảng 310.000 tỷ đồng.
Chuyên đề: “Hôn nhân” Eximbank - Sacombank
Thông cáo cho biết, Eximbank và Sacombank thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh. Thỏa thuận ký chiếu 29/1/2013 có hiệu lực trong vòng 5 năm và hai bên sẽ hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả nhất.
Theo đó, Eximbank và Sacombank sẽ hợp tác trong các lĩnh vực: cho vay đồng tài trợ, cấp hạn mức trong hoạt động liên ngân hàng, kinh doanh tiền tệ, nhân sự, đào tạo, tái cấu trúc, hỗ trợ kỹ thuật và chiến lược sáp nhập. Các nội dung hợp tác tập trung ở 5 điểm.
Thứ nhất, các bên sẽ cùng hợp tác trong việc triển khai dịch vụ cho khách hàng vay vốn theo hình thức đồng tài trợ hoặc ủy thác cho vay.
Thứ hai, hai ngân hàng sẽ cấp hạn mức cho nhau trên thị trường liên ngân hàng để hỗ trợ lẫn nhau trong việc tối ưu hóa nguồn vốn, đồng thời hỗ trợ kịp thời về thanh khoản khi một trong hai bên có nhu cầu. Hạn mức, thời hạn và lãi suất… sẽ được áp dụng theo chính sách và điều kiện thực tế của mỗi bên trong từng thời kỳ.
Thứ ba, hai bên sẽ hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và góp phần điều tiết trạng thái ngoại hối của mỗi bên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ tư, hai bên sẽ nghiên cứu, xem xét trình đại hội đồng cổ đông và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sáp nhập trong vòng từ 3 đến 5 năm tới nhằm nâng cao thế mạnh, mở rộng thị phần, tăng cường sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, Sacombank và Eximbank còn hợp tác bằng cách chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong công tác quản trị nguồn nhân lực; đào tạo có hiệu quả các nghiệp vụ ngân hàng cho cán bộ nhân viên; về mô hình kinh doanh, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin; về công tác tái cấu trúc mọi mặt theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế…
Eximbank hiện tại là cổ đông lớn của Sacombank với tỷ lệ 9,73%.
“Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang đối mặt với nhiều thử thách như hiện nay, việc Eximbank và Sacombank tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực hoạt động sẽ giúp cả hai bên vượt qua những khó khăn, tăng cường năng lực cạnh tranh, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam”, bản thông cáo viết.
Mối quan hệ giữa Eximbank với Sacombank trở nên nổi bật và thu hút sự chú ý của thị trường từ đầu năm 2012. Sau khi đầu tư và nắm tỷ lệ sở hữu 9,73%, Eximbank đã có một số đề nghị quan trọng về cơ cấu quản trị, kế hoạch kinh doanh… của Sacombank.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012, Sacombank cũng đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu Hội đồng Quản trị, trong đó có đại diện từ Eximbank sang - ông Phạm Hữu Phú, hiện đã giữ vị trí Chủ tịch Sacombank.
Trong giả thiết sáp nhập hoặc hợp nhất, hệ thống sẽ có một ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn mà tỷ lệ sở hữu của Nhà nước không chi phối. Như tại thời điểm này, quy mô vốn điều lệ của cả hai là gần 24.000 tỷ đồng; tổng tài sản khoảng 310.000 tỷ đồng.
Chuyên đề: “Hôn nhân” Eximbank - Sacombank