“Cơ hội học tại châu Âu trong tầm tay”
Hỏi chuyện ông Joachim Fronia, Trưởng bộ phận Cơ quan Văn hóa và Nghe nhìn, Giáo dục hợp tác quốc tế EU
Hỏi chuyện ông Joachim Fronia, Trưởng bộ phận Cơ quan Văn hóa và Nghe nhìn, Giáo dục hợp tác quốc tế EU.
Các sinh viên Việt Nam có dự định đi du học thường rất bối rối trước quyết định chọn trường và nước du học khi có quá nhiều lựa chọn ở châu Âu, ông có thể cho họ lời khuyên?
27 nước thành viên EU luôn chào đón các sinh viên châu Á, trong đó có Việt Nam.
Các trường đại học ở châu Âu cung cấp cho sinh viên những dịch vụ trọn gói để đảm bảo họ có thể nhanh chóng ổn định trong việc học tập và cuộc sống hàng ngày. Các dịch vụ bao gồm từ việc giúp các sinh viên tìm chỗ ở hay hỗ trợ để lên kế hoạch học tập cho bạn. Bạn chắc chắn sẽ nhận được mọi sự giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết.
Hiện rào cản về ngôn ngữ không còn là điều khó khăn nhất, vì chúng tôi có những lớp học tiếng Anh dành cho các sinh viên quốc tế.
Đối với việc hoàn tất cả thủ tục xin visa của các sinh viên Việt nam, các đại diện ngoại giao của châu Âu sẽ nhận các hồ sơ này để đơn giản hóa việc xin visa. Tùy thuộc vào đích đến của bạn, bạn có thể nhận visa Schengen, sẽ cho phép bạn có thể đi lại trong khoảng 15 nước Schengen ở Châu Âu chỉ với một loại giấy tờ.
Cơ hội học tập trong một môi trường quốc tế năng động nằm trong tầm tay của sinh viên. Mọi thông tin chi tiết về việc học tập ở châu Âu đều có tại website: www.ehef-hanoi.org hoặc www.ehef-hcmc.org.
Nhân đây, ông có thể nói rõ hơn về hệ thống tích lũy và chuyển giao tín chỉ của châu Âu ( ECTS)?
ECTS là một hệ thống tập trung sinh viên dựa trên số lượng sinh viên cần có để đạt được mục tiêu của chương trình, các mục tiêu của chương trình chú trọng đến kết quả của việc học tập và khả năng được yêu cầu.
ECTS giúp các sinh viên đạt được kết quả cao nhất từ việc học tập ở nước ngòai, đưa ra những thước đo và so sánh các kết quả, thành tựu học tập đạt được và chuyển họ từ viện đào tạo này sang viện đào tạo khác.
Hệ thống này không chỉ tạo điều kiện phát huy tính năng động của sinh viên và xây dựng các chương trình học quốc tế mà còn đảm bảo sự công nhận về bằng cấp đạt được ở mọi nơi. Bằng cấp kép hoặc đa quốc gia có thể được cấp bởi 2 đến 3 nước tùy theo các khóa học được thực hiện ở nước ngoài.
Ví dụ, một sinh viên ở Đức có thể lựa chọn để theo học khóa đào tạo ở Anh và tốt nghiệp ở Hà Lan và nhận 2 đến 3 chứng chỉ ở các nước anh ta đã tham gia học. Việc cấp bằng như vậy không còn là một ngoại lệ nữa.
Một khi sinh viên đang tham gia học ở viện đào tạo ở châu Âu, họ không phải lo lắng về bằng cấp của mình sau khóa học vì nhờ có sự hợp tác của EU với các nước khác trên toàn thế giới, bằng cấp này sẽ được công nhận toàn cầu.
Có chính sách ưu đãi nào đối với sinh viên Việt Nam du học tại các nước châu Âu?
Các nước châu Âu xếp Việt Nam là một trong 8 nước đang phát triển được ưu tiên hàng đầu trong việc hợp tác giáo dục với châu Âu.
Việt Nam đang nhận nhiều lợi ích từ các chương trình hợp tác giữa châu Âu và châu Á trong các dự án hỗ trợ và các dự án về hợp tác giáo dục. Đây là những cơ hội tốt cho các sinh viên Việt Nam có thể nhận được nhiều hỗ trợ, lợi ích từ các dự án và chương trình giáo dục khác nhau.
Tuy nhiên, nhiều người có nhu cầu du học ở châu Âu vẫn băn khoăn về chi phí tài chính?
Một khoản đầu tư hơn là một khoản chi phí. Sống và học tập ở châu Âu là một khoản đầu tư.
So sánh với một số nước khác có thể thấy chi phí cao hơn hoặc thấp hơn cho mỗi năm, nhưng những gì đạt được sau một hoặc hai năm học tập và sống ở châu Âu sẽ chắc chắn xứng đáng với chi phí bỏ ra và thậm chí còn có nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ.
Hơn 6.000 viện đào tạo được mở ra ở Châu Âu cho tất cả các sinh viên - những người nhận thức rõ về tầm quan trọng của một nền giáo dục có chất lượng và trong một số trường hợp, họ sẽ không phải bỏ ra bất kỳ chi phí nào mà ngược lại sẽ được chi trả cho những chi phí đó…
Đạt được học bổng là con đường quan trọng để các sinh viên châu Á có thể đến học tập ở các nước thành viên của châu Âu. Rất nhiều nước châu Âu sẵn sàng tài trợ về tài chính cho các sinh viên Việt Nam trong việc học tập. Đại sứ quán của các nước thành viên châu Âu và các tổ chức giáo dục ở Việt Nam có trách nhiệm giải quyết các hồ sơ xin học bổng và sẽ cung cấp cho bạn tất cả các thông tin bạn cần.
Các sinh viên Việt Nam có dự định đi du học thường rất bối rối trước quyết định chọn trường và nước du học khi có quá nhiều lựa chọn ở châu Âu, ông có thể cho họ lời khuyên?
27 nước thành viên EU luôn chào đón các sinh viên châu Á, trong đó có Việt Nam.
Các trường đại học ở châu Âu cung cấp cho sinh viên những dịch vụ trọn gói để đảm bảo họ có thể nhanh chóng ổn định trong việc học tập và cuộc sống hàng ngày. Các dịch vụ bao gồm từ việc giúp các sinh viên tìm chỗ ở hay hỗ trợ để lên kế hoạch học tập cho bạn. Bạn chắc chắn sẽ nhận được mọi sự giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết.
Hiện rào cản về ngôn ngữ không còn là điều khó khăn nhất, vì chúng tôi có những lớp học tiếng Anh dành cho các sinh viên quốc tế.
Đối với việc hoàn tất cả thủ tục xin visa của các sinh viên Việt nam, các đại diện ngoại giao của châu Âu sẽ nhận các hồ sơ này để đơn giản hóa việc xin visa. Tùy thuộc vào đích đến của bạn, bạn có thể nhận visa Schengen, sẽ cho phép bạn có thể đi lại trong khoảng 15 nước Schengen ở Châu Âu chỉ với một loại giấy tờ.
Cơ hội học tập trong một môi trường quốc tế năng động nằm trong tầm tay của sinh viên. Mọi thông tin chi tiết về việc học tập ở châu Âu đều có tại website: www.ehef-hanoi.org hoặc www.ehef-hcmc.org.
Nhân đây, ông có thể nói rõ hơn về hệ thống tích lũy và chuyển giao tín chỉ của châu Âu ( ECTS)?
ECTS là một hệ thống tập trung sinh viên dựa trên số lượng sinh viên cần có để đạt được mục tiêu của chương trình, các mục tiêu của chương trình chú trọng đến kết quả của việc học tập và khả năng được yêu cầu.
ECTS giúp các sinh viên đạt được kết quả cao nhất từ việc học tập ở nước ngòai, đưa ra những thước đo và so sánh các kết quả, thành tựu học tập đạt được và chuyển họ từ viện đào tạo này sang viện đào tạo khác.
Hệ thống này không chỉ tạo điều kiện phát huy tính năng động của sinh viên và xây dựng các chương trình học quốc tế mà còn đảm bảo sự công nhận về bằng cấp đạt được ở mọi nơi. Bằng cấp kép hoặc đa quốc gia có thể được cấp bởi 2 đến 3 nước tùy theo các khóa học được thực hiện ở nước ngoài.
Ví dụ, một sinh viên ở Đức có thể lựa chọn để theo học khóa đào tạo ở Anh và tốt nghiệp ở Hà Lan và nhận 2 đến 3 chứng chỉ ở các nước anh ta đã tham gia học. Việc cấp bằng như vậy không còn là một ngoại lệ nữa.
Một khi sinh viên đang tham gia học ở viện đào tạo ở châu Âu, họ không phải lo lắng về bằng cấp của mình sau khóa học vì nhờ có sự hợp tác của EU với các nước khác trên toàn thế giới, bằng cấp này sẽ được công nhận toàn cầu.
Có chính sách ưu đãi nào đối với sinh viên Việt Nam du học tại các nước châu Âu?
Các nước châu Âu xếp Việt Nam là một trong 8 nước đang phát triển được ưu tiên hàng đầu trong việc hợp tác giáo dục với châu Âu.
Việt Nam đang nhận nhiều lợi ích từ các chương trình hợp tác giữa châu Âu và châu Á trong các dự án hỗ trợ và các dự án về hợp tác giáo dục. Đây là những cơ hội tốt cho các sinh viên Việt Nam có thể nhận được nhiều hỗ trợ, lợi ích từ các dự án và chương trình giáo dục khác nhau.
Tuy nhiên, nhiều người có nhu cầu du học ở châu Âu vẫn băn khoăn về chi phí tài chính?
Một khoản đầu tư hơn là một khoản chi phí. Sống và học tập ở châu Âu là một khoản đầu tư.
So sánh với một số nước khác có thể thấy chi phí cao hơn hoặc thấp hơn cho mỗi năm, nhưng những gì đạt được sau một hoặc hai năm học tập và sống ở châu Âu sẽ chắc chắn xứng đáng với chi phí bỏ ra và thậm chí còn có nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ.
Hơn 6.000 viện đào tạo được mở ra ở Châu Âu cho tất cả các sinh viên - những người nhận thức rõ về tầm quan trọng của một nền giáo dục có chất lượng và trong một số trường hợp, họ sẽ không phải bỏ ra bất kỳ chi phí nào mà ngược lại sẽ được chi trả cho những chi phí đó…
Đạt được học bổng là con đường quan trọng để các sinh viên châu Á có thể đến học tập ở các nước thành viên của châu Âu. Rất nhiều nước châu Âu sẵn sàng tài trợ về tài chính cho các sinh viên Việt Nam trong việc học tập. Đại sứ quán của các nước thành viên châu Âu và các tổ chức giáo dục ở Việt Nam có trách nhiệm giải quyết các hồ sơ xin học bổng và sẽ cung cấp cho bạn tất cả các thông tin bạn cần.