“Có khó khăn, nhưng vẫn lạc quan”
Đó là nhận định của ông Đệ Đoàn Trần, Tổng giám đốc điều hành khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Tập đoàn Societe Generale về kinh tế Việt Nam
Đó là nhận định của ông Đệ Đoàn Trần, Tổng giám đốc điều hành khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Tập đoàn Societe Generale về kinh tế Việt Nam.
Societe Generale (SG) là một trong những tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu ở khu vực châu Âu và là tập đoàn lớn thứ 6 tại Pháp. Tại Việt Nam, SG đã hiện diện từ năm 1998 với văn phòng đại diện tại Hà Nội và Tp.HCM.
Ông Đệ Đoàn Trần, Tổng giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ông Ashley Wilkins, Giám đốc phụ trách tài trợ và huy động vốn khu vực châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) của SG mới đây đã có chuyến thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy mảng kinh doanh của Nhánh tài trợ doanh nghiệp và đầu tư của Ngân hàng Societe Generale tại Việt Nam.
Thưa ông, những vấn đề bất ổn trong kinh tế vĩ mô gần đây của Việt Nam có ảnh hưởng gì đến chiến lược đầu tư của SG tại Việt Nam?
Chúng tôi mở văn phòng đầu tiên tại Hà Nội năm 1998, văn phòng tại Tp. HCM năm 2007. Cũng trong năm 2007, chúng tôi đã nhận được giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động tài trợ tín dụng tiêu dùng.
Tại thời điểm này, nhân viên của SG tại Việt Nam lên đến 300 người. Mặc dù có những khó khăn trước mắt bắt nguồn từ tỷ lệ lạm phát cao và những thách thức lớn đối với Việt Nam, chúng tôi vẫn có quan điểm lạc quan về triển vọng kinh doanh của mình tại Việt Nam.
Cho đến thời điểm này, tại Việt Nam SG đã tài trợ cho bao nhiêu dự án cơ sở hạ tầng và dự án công nghiệp. Việt Nam được lợi gì từ những dự án đầu tư của Tập đoàn SG trong thời gian qua, thưa ông?
Từ năm 1994, SG đã ký hợp đồng tài trợ cho một số dự án tại Việt Nam (thủy điện, xi măng, cầu đường, nhà máy sản xuất giấy...). Tất cả hoạt động này của chúng tôi nhằm mục đích trợ giúp tăng trưởng kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Từ đó đến nay cũng là một khoảng thời gian rất dài, rất khó nói hết được những lợi ích của dự án mang lại.
Có một điều quan trọng khi chúng tôi tham gia tài trợ dự án của Việt Nam, chúng tôi rất coi trọng về vấn đề môi trường, mong muốn là phải tối thiểu hóa ảnh hưởng về môi trường, và tạo ra sự phát triển bền vững, lợi nhuận bền vững của đối tác đầu tư. Như vậy, không chỉ mang lại lợi ích cho riêng nhà đầu tư mà lợi ích cho cả đất nước.
Tập đoàn SG là một trong những ngân hàng tài trợ cho các dự án lớn nhất ở Việt Nam, chẳng hạn như dự án điện Phú Mỹ. Nhà máy này đã cũng cấp điện với giá rất rẻ cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam với giá 3-4 cent/1 kWh. Dự án này đã mang lại lợi ích to lớn cho kinh tế Việt Nam. Có thể nói đây là một nhà máy chạy bằng gas với chi phí thấp nhất.
Ngoài ra, SG cũng tài trợ cho việc giao dịch thương mại giữa Việt Nam và các nước khác về thương mại như kinh doanh các sản phẩm dầu khí.
Chúng tôi đã cộng tác với các ngân hàng của Việt Nam để tài trợ cho lĩnh vực thương mại (mua bán các sản phẩm này giữa Việt Nam và các nước khác). Hiện tại hoạt động tài trợ tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam do Công ty Societe Generale Viet Finance Co.Ltd (SGVF) đang làm rất tốt.
Vậy trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này, SG sẽ tập trung vào vấn đề gì để gia tăng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới, thưa ông?
Cho đến thời điểm này, nhánh tài trợ doanh nghiệp và đầu tư Ngân hàng Societe Generale (SG CIB) tại Việt Nam vẫn cam kết đối với việc tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng và dự án công nghiệp lớn tại Việt Nam và cam kết đóng góp cho sự phát triển lâu dài và sự hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam.
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, chúng tôi làm việc với những tập đoàn trọng điểm của Việt Nam như: Petro Vietnam, EVN... cũng như những công ty đa quốc gia có trụ sở Hà Nội. Ngoài ra, chúng tôi còn làm việc với Bộ Công Thương và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Trong các cuộc gặp với khách hàng, chúng tôi có cơ hội nói chuyện với khách hàng về quan hệ của chúng tôi, về thị trường hiện tại và khả năng có thực hiện được các dự án đó hay không. Chúng tôi cũng có những bàn thảo và những mối quan hệ hợp tác kinh doanh rất gần gũi với các cơ quan tín dụng xuất khẩu của các nước hỗ trợ cho những sản phẩm xuất khẩu từ nước họ vào Việt Nam.
Ngoài những cuộc tiếp xúc liên tục và thường kỳ, chúng tôi cũng muốn mang đến cho thị trường Việt Nam và khách hàng Việt Nam những kỹ thuật mới về tài trợ thị trường vốn.
Ví dụ, một trong những sản phẩm mà chúng tôi đã giới thiệu tại một số nước châu Á-Thái Bình Dương là phòng ngừa những rủi ro về sự lên xuống giá của những thương phẩm (như dầu khí chẳng hạn). Với sản phẩm này doanh nghiệp sẽ bảo vệ được chính họ bởi sự lên giá của những sản phẩm mà họ nhập khẩu.
Trong cơn lốc giá cả hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm sản phẩm phòng ngừa rủi ro lên xuống giá của cả thương phẩm. Vậy sản phẩm này bao giờ sẽ được đưa vào Việt Nam, thưa ông?
Chúng tôi rất muốn giúp đỡ các khách hàng của Việt Nam để có thể phòng ngừa được rủi ro trong việc tăng giá của sản phẩm. Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi chưa bán sản phẩm này tại Việt Nam với nhiều lý do khác nhau.
Một trong những lý do chính là chúng tôi cần có khung pháp lý cho hoạt động này tại Việt Nam. Lý do thứ hai là chúng tôi cũng cần phải hướng dẫn cho các khách hàng những mặt kỹ thuật của sản phẩm này.
Đây là một dự án mà chúng tôi đã làm tốt ở một số nước khác, và ở Việt Nam chúng tôi cần phải bàn thảo với các bên liên quan. Chúng tôi sẽ triển khai sản phẩm này ở Việt Nam khi nhu cầu về khung pháp lý thật đầy đủ.
Sản phẩm của chúng tôi là phục vụ các công ty sử dụng xăng dầu, chẳng hạn như đối với ngành hàng không. Với giá xăng dầu tăng cao, ngành hàng không có thể sẽ phải tăng giá vé, hay một số dịch vụ khác.
Vì vậy, nếu chúng tôi cung cấp những sản phẩm phòng ngừa rủi ro lên xuống giá của xăng dầu, khách hàng của ngành hàng không những sẽ được sử dụng dịch vụ với giá ổn định, mà còn có thể có được giá rẻ hơn nhờ có bảo hiểm về giá nhiên liệu.
Theo ông, vướng mắc mà ông nói ở đây là thuộc khâu pháp lý nào, vì hệ thống pháp luật của Việt Nam có thể chưa hoàn thiện như các nước khác?
Việc chúng tôi sẽ làm là sẽ cộng tác với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để cùng bàn thảo trao đổi về lợi ích của sản phẩm này, đồng thời trao đổi với những khách hàng mà chúng tôi có thể hợp tác để họ hiểu được những rủi ro của việc lên xuống giá nhiên liệu. Điều mà chúng tôi muốn nói rõ, đây là sản phẩm để bảo hộ khỏi những rủi ro chứ không phải sản phẩm đầu cơ.
Nhưng thưa ông, không thể đưa sản phẩm này thông qua Văn phòng đại diện. Vậy SG có kế hoạch thành lập ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam, hay cần liên kết với một đối tác chiến lược nào đó ở Việt Nam hay không?
Rất đúng, sản phẩm này không thể bán, hoặc cung cấp thông qua văn phòng đại diện, hay công ty tài trợ tín dụng của SG ở Việt Nam. Tuy nhiên, sản phẩm này có thể bán thông qua các văn phòng đại diện của chúng tôi tại Singapore hay ở Hồng Kông.
Việc thành lập ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam chúng tôi đang xem xét. Còn vấn đề liên kết với đối tác chiến lược ở Việt Nam thì hiện tại hơi sớm để chúng tôi có thể cởi mở hơn về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng tôi không loại trừ một khả năng nào có thể xảy ra và chúng tôi sẽ lựa chọn mà không thể bỏ qua một cơ hội nào.
Hiện nay, lĩnh vực ngân hàng bán lẻ là một chuyên ngành rất mạnh của chúng tôi. Chẳng hạn ở Pháp, ở Nga mỗi cá nhân sẽ có 8 sản phẩm của chúng tôi có thể cung cấp là thẻ tín dụng, tài khoản séc, vay, tài trợ cho mua nhà, bảo hiểm hoặc là một tài khoản đầu tư. Và tôi cũng biết các nhà tiêu dùng Việt Nam cũng mong muốn có nhiều sản phẩm hơn.
Chúng tôi hy vọng rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ mang kiến thức chuyên ngành của chúng tôi đến với thị trường Việt Nam. Chúng tôi tin những kiến thức chuyên ngành của chúng tôi sẽ được áp dụng tốt tại thị trường Việt Nam.
Societe Generale (SG) là một trong những tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu ở khu vực châu Âu và là tập đoàn lớn thứ 6 tại Pháp. Tại Việt Nam, SG đã hiện diện từ năm 1998 với văn phòng đại diện tại Hà Nội và Tp.HCM.
Ông Đệ Đoàn Trần, Tổng giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ông Ashley Wilkins, Giám đốc phụ trách tài trợ và huy động vốn khu vực châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) của SG mới đây đã có chuyến thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy mảng kinh doanh của Nhánh tài trợ doanh nghiệp và đầu tư của Ngân hàng Societe Generale tại Việt Nam.
Thưa ông, những vấn đề bất ổn trong kinh tế vĩ mô gần đây của Việt Nam có ảnh hưởng gì đến chiến lược đầu tư của SG tại Việt Nam?
Chúng tôi mở văn phòng đầu tiên tại Hà Nội năm 1998, văn phòng tại Tp. HCM năm 2007. Cũng trong năm 2007, chúng tôi đã nhận được giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động tài trợ tín dụng tiêu dùng.
Tại thời điểm này, nhân viên của SG tại Việt Nam lên đến 300 người. Mặc dù có những khó khăn trước mắt bắt nguồn từ tỷ lệ lạm phát cao và những thách thức lớn đối với Việt Nam, chúng tôi vẫn có quan điểm lạc quan về triển vọng kinh doanh của mình tại Việt Nam.
Cho đến thời điểm này, tại Việt Nam SG đã tài trợ cho bao nhiêu dự án cơ sở hạ tầng và dự án công nghiệp. Việt Nam được lợi gì từ những dự án đầu tư của Tập đoàn SG trong thời gian qua, thưa ông?
Từ năm 1994, SG đã ký hợp đồng tài trợ cho một số dự án tại Việt Nam (thủy điện, xi măng, cầu đường, nhà máy sản xuất giấy...). Tất cả hoạt động này của chúng tôi nhằm mục đích trợ giúp tăng trưởng kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Từ đó đến nay cũng là một khoảng thời gian rất dài, rất khó nói hết được những lợi ích của dự án mang lại.
Có một điều quan trọng khi chúng tôi tham gia tài trợ dự án của Việt Nam, chúng tôi rất coi trọng về vấn đề môi trường, mong muốn là phải tối thiểu hóa ảnh hưởng về môi trường, và tạo ra sự phát triển bền vững, lợi nhuận bền vững của đối tác đầu tư. Như vậy, không chỉ mang lại lợi ích cho riêng nhà đầu tư mà lợi ích cho cả đất nước.
Tập đoàn SG là một trong những ngân hàng tài trợ cho các dự án lớn nhất ở Việt Nam, chẳng hạn như dự án điện Phú Mỹ. Nhà máy này đã cũng cấp điện với giá rất rẻ cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam với giá 3-4 cent/1 kWh. Dự án này đã mang lại lợi ích to lớn cho kinh tế Việt Nam. Có thể nói đây là một nhà máy chạy bằng gas với chi phí thấp nhất.
Ngoài ra, SG cũng tài trợ cho việc giao dịch thương mại giữa Việt Nam và các nước khác về thương mại như kinh doanh các sản phẩm dầu khí.
Chúng tôi đã cộng tác với các ngân hàng của Việt Nam để tài trợ cho lĩnh vực thương mại (mua bán các sản phẩm này giữa Việt Nam và các nước khác). Hiện tại hoạt động tài trợ tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam do Công ty Societe Generale Viet Finance Co.Ltd (SGVF) đang làm rất tốt.
Vậy trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này, SG sẽ tập trung vào vấn đề gì để gia tăng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới, thưa ông?
Cho đến thời điểm này, nhánh tài trợ doanh nghiệp và đầu tư Ngân hàng Societe Generale (SG CIB) tại Việt Nam vẫn cam kết đối với việc tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng và dự án công nghiệp lớn tại Việt Nam và cam kết đóng góp cho sự phát triển lâu dài và sự hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam.
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, chúng tôi làm việc với những tập đoàn trọng điểm của Việt Nam như: Petro Vietnam, EVN... cũng như những công ty đa quốc gia có trụ sở Hà Nội. Ngoài ra, chúng tôi còn làm việc với Bộ Công Thương và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Trong các cuộc gặp với khách hàng, chúng tôi có cơ hội nói chuyện với khách hàng về quan hệ của chúng tôi, về thị trường hiện tại và khả năng có thực hiện được các dự án đó hay không. Chúng tôi cũng có những bàn thảo và những mối quan hệ hợp tác kinh doanh rất gần gũi với các cơ quan tín dụng xuất khẩu của các nước hỗ trợ cho những sản phẩm xuất khẩu từ nước họ vào Việt Nam.
Ngoài những cuộc tiếp xúc liên tục và thường kỳ, chúng tôi cũng muốn mang đến cho thị trường Việt Nam và khách hàng Việt Nam những kỹ thuật mới về tài trợ thị trường vốn.
Ví dụ, một trong những sản phẩm mà chúng tôi đã giới thiệu tại một số nước châu Á-Thái Bình Dương là phòng ngừa những rủi ro về sự lên xuống giá của những thương phẩm (như dầu khí chẳng hạn). Với sản phẩm này doanh nghiệp sẽ bảo vệ được chính họ bởi sự lên giá của những sản phẩm mà họ nhập khẩu.
Trong cơn lốc giá cả hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm sản phẩm phòng ngừa rủi ro lên xuống giá của cả thương phẩm. Vậy sản phẩm này bao giờ sẽ được đưa vào Việt Nam, thưa ông?
Chúng tôi rất muốn giúp đỡ các khách hàng của Việt Nam để có thể phòng ngừa được rủi ro trong việc tăng giá của sản phẩm. Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi chưa bán sản phẩm này tại Việt Nam với nhiều lý do khác nhau.
Một trong những lý do chính là chúng tôi cần có khung pháp lý cho hoạt động này tại Việt Nam. Lý do thứ hai là chúng tôi cũng cần phải hướng dẫn cho các khách hàng những mặt kỹ thuật của sản phẩm này.
Đây là một dự án mà chúng tôi đã làm tốt ở một số nước khác, và ở Việt Nam chúng tôi cần phải bàn thảo với các bên liên quan. Chúng tôi sẽ triển khai sản phẩm này ở Việt Nam khi nhu cầu về khung pháp lý thật đầy đủ.
Sản phẩm của chúng tôi là phục vụ các công ty sử dụng xăng dầu, chẳng hạn như đối với ngành hàng không. Với giá xăng dầu tăng cao, ngành hàng không có thể sẽ phải tăng giá vé, hay một số dịch vụ khác.
Vì vậy, nếu chúng tôi cung cấp những sản phẩm phòng ngừa rủi ro lên xuống giá của xăng dầu, khách hàng của ngành hàng không những sẽ được sử dụng dịch vụ với giá ổn định, mà còn có thể có được giá rẻ hơn nhờ có bảo hiểm về giá nhiên liệu.
Theo ông, vướng mắc mà ông nói ở đây là thuộc khâu pháp lý nào, vì hệ thống pháp luật của Việt Nam có thể chưa hoàn thiện như các nước khác?
Việc chúng tôi sẽ làm là sẽ cộng tác với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để cùng bàn thảo trao đổi về lợi ích của sản phẩm này, đồng thời trao đổi với những khách hàng mà chúng tôi có thể hợp tác để họ hiểu được những rủi ro của việc lên xuống giá nhiên liệu. Điều mà chúng tôi muốn nói rõ, đây là sản phẩm để bảo hộ khỏi những rủi ro chứ không phải sản phẩm đầu cơ.
Nhưng thưa ông, không thể đưa sản phẩm này thông qua Văn phòng đại diện. Vậy SG có kế hoạch thành lập ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam, hay cần liên kết với một đối tác chiến lược nào đó ở Việt Nam hay không?
Rất đúng, sản phẩm này không thể bán, hoặc cung cấp thông qua văn phòng đại diện, hay công ty tài trợ tín dụng của SG ở Việt Nam. Tuy nhiên, sản phẩm này có thể bán thông qua các văn phòng đại diện của chúng tôi tại Singapore hay ở Hồng Kông.
Việc thành lập ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam chúng tôi đang xem xét. Còn vấn đề liên kết với đối tác chiến lược ở Việt Nam thì hiện tại hơi sớm để chúng tôi có thể cởi mở hơn về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng tôi không loại trừ một khả năng nào có thể xảy ra và chúng tôi sẽ lựa chọn mà không thể bỏ qua một cơ hội nào.
Hiện nay, lĩnh vực ngân hàng bán lẻ là một chuyên ngành rất mạnh của chúng tôi. Chẳng hạn ở Pháp, ở Nga mỗi cá nhân sẽ có 8 sản phẩm của chúng tôi có thể cung cấp là thẻ tín dụng, tài khoản séc, vay, tài trợ cho mua nhà, bảo hiểm hoặc là một tài khoản đầu tư. Và tôi cũng biết các nhà tiêu dùng Việt Nam cũng mong muốn có nhiều sản phẩm hơn.
Chúng tôi hy vọng rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ mang kiến thức chuyên ngành của chúng tôi đến với thị trường Việt Nam. Chúng tôi tin những kiến thức chuyên ngành của chúng tôi sẽ được áp dụng tốt tại thị trường Việt Nam.