Có nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước ngọt có gas?
Việc đưa mặt hàng đang được đại bộ phận người dân sử dụng vào chung nhóm mặt hàng xa xỉ đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều
Trong khi cơ quan thuế viện dẫn những lý do bảo vệ sức khoẻ người dân để áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước ngọt có gas, thì nhiều số liệu thực tế lại cho thấy cơ sở để đánh thuế là thiếu tính thuyết phục.
Hại hay lợi cho sức khoẻ?
Gần đây, dư luận, người tiêu dùng và đại diện các hiệp hội, ngành hàng liên quan dành nhiều sự quan tâm trước thông tin nước ngọt có gas không cồn có nguy cơ bị áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt trong một dự thảo về sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt.
Tuy nhiên, sau thoáng chút “giật mình” về những thông tin có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ khi sử dụng các sản phẩm nước ngọt có gas mà dự thảo đưa ra khi lý giải cho việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% cho dòng sản phẩm này, thì mối lo của người tiêu cũng đã nhanh chóng được giải toả nhờ những phản biện kịp thời từ các cơ quan chuyên môn về y tế.
Trong một hội thảo về sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt do Vụ Pháp luật - Văn phòng Chính phủ chủ trì mới đây, TS. Nguyễn Thị Thu Nam, một chuyên gia từ Viện Chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế), cho hay, nhóm nghiên cứu của cơ quan này đã tổng hợp tác động của gas trong nước ngọt lên 3 nhóm tình trạng sức khỏe chính là men răng - xương, hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu.
Theo đó, với men răng và xương, gas không có tác động đáng kể lên men răng và hoàn toàn không có tác động gì đến xương. Thậm chí, gas sục trong nước còn có lợi cho hấp thụ canxi và cân bằng canxi nội môi.
Với hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu, nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho thấy gas trong nước giải khát có mối liên hệ tới hai nhóm tình trạng sức khỏe này. Trong khi đó, nghiên cứu cho rằng chưa thể kết luận về tác động của các chất phụ gia tuy một số chất chứa axit phosphoric, cafein có thể ẩn chứa tác động nhất định.
Chính vì vậy, các chuyên gia của nhóm nghiên cứu này kết rằng, chưa thể vội vàng kết luận CO2 và một số chất phụ gia trong nước uống có gas gây tác động tiêu cực tới sức khỏe con người; để có thể đưa ra kết luận chính xác, cần có những nghiên cứu tách bạch về các thành phần trong nước giải khát, có thời gian quan sát và đánh giá lâu dài.
Không chỉ với nhóm nghiên cứu trên, trước đó khá nhiều chuyên gia y tế, thương mại quốc tế cũng đã lên tiếng về sự “vô hại” của nước ngọt có gas đối với sức khoẻ con người nếu dùng ở một liều lượng hợp lý.
Theo bác sĩ Mason Cobb, Chủ tịch Hội đồng Y tế và Sức khoẻ của Phòng Thương mại Mỹ (Amcham), sau khi tham khảo các ý kiến khoa học đã được công bố rộng rãi, tổ chức này đã đi đến kết luận CO2 có trong nước ngọt có gas không những không gây hại cho sức khoẻ, mà còn có lợi cho cơ thể con người thông qua đường uống với một liều lượng vừa phải.
Thậm chí, trong y học, khi tiến hành phẫu thuật nội soi nhi khoa, người ta phải bơm vào trong cơ thể bệnh nhân khoảng vài lít CO2 để tăng hiệu quả của quá trình chữa trị.
Những quan ngại về kinh tế
Với việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm nước ngọt có gas, bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người tiêu dùng, nhiều ý kiến còn đưa ra những luận chứng về tác động bất lợi lên nền kinh tế khi áp dụng sắc thuế này.
Một nghiên cứu của CIEM cho thấy, nếu áp dụng 10% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt có gas, thì nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này có thể giảm 28% và dẫn đến hệ quả là ngành nước giải khát sẽ mất đi khoảng 851 tỷ đồng doanh thu mỗi năm, trong khi các ngành phụ trợ có liên quan khác sẽ bị thiệt hại khoảng 235 tỷ đồng doanh thu mỗi năm.
Ngoài ra, doanh thu từ thuế giá trị VAT đối với mặt hàng này sẽ giảm khoảng 117 tỷ đồng và doanh thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm khoảng 106 tỷ đồng.
Nếu cộng các con số thất thu này và so với 369 tỷ đồng có thể thu được từ thuế tiêu thụ đặc biệt, thì có thể thấy rằng việc áp sắc thuế này không những không mang lại hiệu quả cho ngân sách như mong muốn, mà còn ảnh hưởng đến doanh thu và sự phát triển của các ngành công nghiệp có liên quan.
Kết luận của nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng, để có một cái nhìn toàn diện về tác động kinh tế, còn cần phải tính tới chi phí duy trì hệ thống thu thuế, và chi phí xã hội của khả năng tạo việc làm, tạo thu nhập cho người lao động.
Trong khi đó, theo luật gia Vũ Xuân Tiền - Chủ tịch Công ty Luật VFAM, việc xác định danh mục hàng hoá chịu và không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt còn mang tính áp đặt, thiếu sức thuyết phục. Việc áp thuế nước ngọt có gas cần dựa trên cơ sở y tế khoa học. Ngoài ra, cần phải xác định rõ tiêu chí xác định hàng hoá, dịch vụ thuộc diện “tiêu thụ đặc biệt” để làm căn cứ xác định đối tượng chịu thuế, đảm bảo sự khách quan, minh bạch trong quản lý thuế.
Còn luật sư Sesto Vecchi, đại diện AmCham, cho rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt có gas tại Việt Nam là một trường hợp “đầu tiên và cá biệt trên thế giới”.
Trong bản góp ý về sửa thuế tiêu thụ đặc biệt mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng lưu ý cơ quan soạn thảo cần đưa ra những luận cứ thuyết phục hơn cho việc áp thuế 10% đối với mặt hàng nước ngọt có gas. Bởi lẽ, tất cả những ảnh hưởng đối với sức khoẻ người tiêu dùng mà cơ quan thuế nêu ra thực chất là tác động chung của tất cả các loại nước giải khát, không riêng gì nước ngọt có gas.
Đáng chú ý, VCCI cũng cảnh báo cơ quan soạn thảo về nguy cơ bị cáo buộc phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bởi thực tế, hiện trên thị trường, nước ngọt có gas không cồn chiếm thị phần lớn chủ yếu thuộc sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi nước ngọt không có gas không cồn lại chủ yếu thuộc sở hữu của các nhà đầu tư trong nước.
Vì vậy, ban soạn thảo dự luật sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt cần có giải trình cẩn trọng, đầy đủ, tránh trường hợp khi quy định được áp dụng, Việt Nam có thể phải đối mặt với các cáo buộc phân biệt đối xử từ các đối tác theo các quy định của WTO.
Hại hay lợi cho sức khoẻ?
Gần đây, dư luận, người tiêu dùng và đại diện các hiệp hội, ngành hàng liên quan dành nhiều sự quan tâm trước thông tin nước ngọt có gas không cồn có nguy cơ bị áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt trong một dự thảo về sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt.
Tuy nhiên, sau thoáng chút “giật mình” về những thông tin có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ khi sử dụng các sản phẩm nước ngọt có gas mà dự thảo đưa ra khi lý giải cho việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% cho dòng sản phẩm này, thì mối lo của người tiêu cũng đã nhanh chóng được giải toả nhờ những phản biện kịp thời từ các cơ quan chuyên môn về y tế.
Trong một hội thảo về sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt do Vụ Pháp luật - Văn phòng Chính phủ chủ trì mới đây, TS. Nguyễn Thị Thu Nam, một chuyên gia từ Viện Chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế), cho hay, nhóm nghiên cứu của cơ quan này đã tổng hợp tác động của gas trong nước ngọt lên 3 nhóm tình trạng sức khỏe chính là men răng - xương, hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu.
Theo đó, với men răng và xương, gas không có tác động đáng kể lên men răng và hoàn toàn không có tác động gì đến xương. Thậm chí, gas sục trong nước còn có lợi cho hấp thụ canxi và cân bằng canxi nội môi.
Với hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu, nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho thấy gas trong nước giải khát có mối liên hệ tới hai nhóm tình trạng sức khỏe này. Trong khi đó, nghiên cứu cho rằng chưa thể kết luận về tác động của các chất phụ gia tuy một số chất chứa axit phosphoric, cafein có thể ẩn chứa tác động nhất định.
Chính vì vậy, các chuyên gia của nhóm nghiên cứu này kết rằng, chưa thể vội vàng kết luận CO2 và một số chất phụ gia trong nước uống có gas gây tác động tiêu cực tới sức khỏe con người; để có thể đưa ra kết luận chính xác, cần có những nghiên cứu tách bạch về các thành phần trong nước giải khát, có thời gian quan sát và đánh giá lâu dài.
Không chỉ với nhóm nghiên cứu trên, trước đó khá nhiều chuyên gia y tế, thương mại quốc tế cũng đã lên tiếng về sự “vô hại” của nước ngọt có gas đối với sức khoẻ con người nếu dùng ở một liều lượng hợp lý.
Theo bác sĩ Mason Cobb, Chủ tịch Hội đồng Y tế và Sức khoẻ của Phòng Thương mại Mỹ (Amcham), sau khi tham khảo các ý kiến khoa học đã được công bố rộng rãi, tổ chức này đã đi đến kết luận CO2 có trong nước ngọt có gas không những không gây hại cho sức khoẻ, mà còn có lợi cho cơ thể con người thông qua đường uống với một liều lượng vừa phải.
Thậm chí, trong y học, khi tiến hành phẫu thuật nội soi nhi khoa, người ta phải bơm vào trong cơ thể bệnh nhân khoảng vài lít CO2 để tăng hiệu quả của quá trình chữa trị.
Những quan ngại về kinh tế
Với việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm nước ngọt có gas, bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người tiêu dùng, nhiều ý kiến còn đưa ra những luận chứng về tác động bất lợi lên nền kinh tế khi áp dụng sắc thuế này.
Một nghiên cứu của CIEM cho thấy, nếu áp dụng 10% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt có gas, thì nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này có thể giảm 28% và dẫn đến hệ quả là ngành nước giải khát sẽ mất đi khoảng 851 tỷ đồng doanh thu mỗi năm, trong khi các ngành phụ trợ có liên quan khác sẽ bị thiệt hại khoảng 235 tỷ đồng doanh thu mỗi năm.
Ngoài ra, doanh thu từ thuế giá trị VAT đối với mặt hàng này sẽ giảm khoảng 117 tỷ đồng và doanh thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm khoảng 106 tỷ đồng.
Nếu cộng các con số thất thu này và so với 369 tỷ đồng có thể thu được từ thuế tiêu thụ đặc biệt, thì có thể thấy rằng việc áp sắc thuế này không những không mang lại hiệu quả cho ngân sách như mong muốn, mà còn ảnh hưởng đến doanh thu và sự phát triển của các ngành công nghiệp có liên quan.
Kết luận của nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng, để có một cái nhìn toàn diện về tác động kinh tế, còn cần phải tính tới chi phí duy trì hệ thống thu thuế, và chi phí xã hội của khả năng tạo việc làm, tạo thu nhập cho người lao động.
Trong khi đó, theo luật gia Vũ Xuân Tiền - Chủ tịch Công ty Luật VFAM, việc xác định danh mục hàng hoá chịu và không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt còn mang tính áp đặt, thiếu sức thuyết phục. Việc áp thuế nước ngọt có gas cần dựa trên cơ sở y tế khoa học. Ngoài ra, cần phải xác định rõ tiêu chí xác định hàng hoá, dịch vụ thuộc diện “tiêu thụ đặc biệt” để làm căn cứ xác định đối tượng chịu thuế, đảm bảo sự khách quan, minh bạch trong quản lý thuế.
Còn luật sư Sesto Vecchi, đại diện AmCham, cho rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt có gas tại Việt Nam là một trường hợp “đầu tiên và cá biệt trên thế giới”.
Trong bản góp ý về sửa thuế tiêu thụ đặc biệt mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng lưu ý cơ quan soạn thảo cần đưa ra những luận cứ thuyết phục hơn cho việc áp thuế 10% đối với mặt hàng nước ngọt có gas. Bởi lẽ, tất cả những ảnh hưởng đối với sức khoẻ người tiêu dùng mà cơ quan thuế nêu ra thực chất là tác động chung của tất cả các loại nước giải khát, không riêng gì nước ngọt có gas.
Đáng chú ý, VCCI cũng cảnh báo cơ quan soạn thảo về nguy cơ bị cáo buộc phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bởi thực tế, hiện trên thị trường, nước ngọt có gas không cồn chiếm thị phần lớn chủ yếu thuộc sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi nước ngọt không có gas không cồn lại chủ yếu thuộc sở hữu của các nhà đầu tư trong nước.
Vì vậy, ban soạn thảo dự luật sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt cần có giải trình cẩn trọng, đầy đủ, tránh trường hợp khi quy định được áp dụng, Việt Nam có thể phải đối mặt với các cáo buộc phân biệt đối xử từ các đối tác theo các quy định của WTO.