Cổ phiếu bị kiểm soát: Danh sách chưa dừng?
Thêm nhiều công ty có cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát, liệu việc này sẽ có tác động thế nào tới thị trường?
Thêm nhiều công ty có cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát, liệu việc này sẽ có tác động thế nào tới thị trường?
Ngày 9/2, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) đã thông báo tên 4 công ty có cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát, đưa tổng số cổ phiếu bị đưa vào diện này lên con số 6.
Nhận diện cổ phiếu
Theo HOSE, lý do khiến cổ phiếu của các công ty trên bị đưa vào diện kiểm soát là do kết quả kinh doanh năm 2008 phát sinh âm.
Công ty đầu tiên xuất hiện trong danh sách này Bông Bạch Tuyết, khi từ ngày 11/7/2008, HOSE thông báo cổ phiếu BBT bị tạm ngừng giao dịch vì hoạt động kinh doanh thua lỗ.
Sau đó, từ ngày 29/9/2008, cổ phiếu BBT đã được đưa vào giao dịch trở lại, nhưng chỉ được thực hiện giao dịch khớp lệnh định kỳ vào đợt khớp lệnh đóng cửa mỗi ngày từ 10h15 đến 10h30 và không cho phép giao dịch thoả thuận.
Tiếp theo là Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn (TRI). Kể từ ngày 3/2/2009, TRI được đưa vào diện kiểm soát do kết quả kinh doanh năm 2008 phát sinh âm, vượt quá vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm 31/12/2008.
Vào thời điểm đó, thông tin này chưa gây nhiều tác động xấu tới thị trường, bởi lỗ trong quý 4/2008 hay cả năm 2008 là một thực tế hiện hữu của nhiều công ty. Và sức ảnh hưởng của cổ phiếu TRI tới toàn thị trường vẫn chưa đủ để tạo nên một “làn sóng” lo ngại.
Thế nhưng, đến ngày 9/2, sàn Tp.HCM đã đồng loạt ra thông báo về việc đưa 4 cổ phiếu của công ty niêm yết vào diện kiểm soát.
Ngạc nhiên hơn, trong số đó có tên REE, cổ phiếu của một trong hai công ty niêm yết đầu tiên trên sàn chứng khoán, lâu nay vẫn được xem là một blue-chip.
Trong quý 4/2008, REE công bố lợi nhuận quý 4 của nhóm Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh lỗ 9,72 tỷ đồng; lũy kế năm 2008 lỗ 139,34 tỷ đồng.
Ba công ty niêm yết còn lại bao gồm: Công ty Cổ phần Vitaly (mã VTA), Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa (mã BHS) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Việt - Hàn (mã VHG).
Danh sách chưa dừng?
Ông Hoàng Xuân Quyến, Giám đốc Phân tích Đầu tư, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI), nói việc nhiều công ty niêm yết thua lỗ trong năm qua không phải là một điều mới lạ với các nhà đầu tư, nên các thông tin nói trên không hẳn là một cú sốc quá lớn đối với họ.
“Việc có thêm một số mã chứng khoán bị đưa vào diện bị kiểm soát không quá bất ngờ, mà chỉ là sự hiện thực hóa những lo ngại sẵn có của nhà đầu tư”, ông nói.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (CEPR - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng trước diễn biến chưa có gì sáng sủa trong giai đoạn từ nay đến tháng 6/2009, sẽ còn xuất hiện thêm các công ty có cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát.
Cùng quan điểm này, ông Lê Chí Phúc, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn, Công ty Chứng khoán VNDirect, nhìn nhận con số cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát có lẽ sẽ không dừng ở 6 mã, nhất là sau khi tất cả các công ty niêm yết hoàn tất việc công bố báo cáo tài chính năm 2008.
Đánh giá về nguyên nhân thua lỗ, ông Phúc cho rằng, nhiều công ty bị thua lỗ chủ yếu do đầu tư tài chính và phải chịu chi phí lãi vay cao trong năm 2008.
“Những rủi ro trong quý 1 và 2/2009 sẽ đến với không ít công ty niêm yết, khi doanh thu của họ có thể sụt giảm do bị khách hàng hủy hợp đồng mua, trả lại hàng, chậm thanh toán...”, ông nhấn mạnh.
Thông tin liên quan đến 6 công ty có cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát:
Ngày 9/2, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) đã thông báo tên 4 công ty có cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát, đưa tổng số cổ phiếu bị đưa vào diện này lên con số 6.
Nhận diện cổ phiếu
Theo HOSE, lý do khiến cổ phiếu của các công ty trên bị đưa vào diện kiểm soát là do kết quả kinh doanh năm 2008 phát sinh âm.
Công ty đầu tiên xuất hiện trong danh sách này Bông Bạch Tuyết, khi từ ngày 11/7/2008, HOSE thông báo cổ phiếu BBT bị tạm ngừng giao dịch vì hoạt động kinh doanh thua lỗ.
Sau đó, từ ngày 29/9/2008, cổ phiếu BBT đã được đưa vào giao dịch trở lại, nhưng chỉ được thực hiện giao dịch khớp lệnh định kỳ vào đợt khớp lệnh đóng cửa mỗi ngày từ 10h15 đến 10h30 và không cho phép giao dịch thoả thuận.
Tiếp theo là Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn (TRI). Kể từ ngày 3/2/2009, TRI được đưa vào diện kiểm soát do kết quả kinh doanh năm 2008 phát sinh âm, vượt quá vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm 31/12/2008.
Vào thời điểm đó, thông tin này chưa gây nhiều tác động xấu tới thị trường, bởi lỗ trong quý 4/2008 hay cả năm 2008 là một thực tế hiện hữu của nhiều công ty. Và sức ảnh hưởng của cổ phiếu TRI tới toàn thị trường vẫn chưa đủ để tạo nên một “làn sóng” lo ngại.
Thế nhưng, đến ngày 9/2, sàn Tp.HCM đã đồng loạt ra thông báo về việc đưa 4 cổ phiếu của công ty niêm yết vào diện kiểm soát.
Ngạc nhiên hơn, trong số đó có tên REE, cổ phiếu của một trong hai công ty niêm yết đầu tiên trên sàn chứng khoán, lâu nay vẫn được xem là một blue-chip.
Trong quý 4/2008, REE công bố lợi nhuận quý 4 của nhóm Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh lỗ 9,72 tỷ đồng; lũy kế năm 2008 lỗ 139,34 tỷ đồng.
Ba công ty niêm yết còn lại bao gồm: Công ty Cổ phần Vitaly (mã VTA), Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa (mã BHS) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Việt - Hàn (mã VHG).
Danh sách chưa dừng?
Ông Hoàng Xuân Quyến, Giám đốc Phân tích Đầu tư, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI), nói việc nhiều công ty niêm yết thua lỗ trong năm qua không phải là một điều mới lạ với các nhà đầu tư, nên các thông tin nói trên không hẳn là một cú sốc quá lớn đối với họ.
“Việc có thêm một số mã chứng khoán bị đưa vào diện bị kiểm soát không quá bất ngờ, mà chỉ là sự hiện thực hóa những lo ngại sẵn có của nhà đầu tư”, ông nói.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (CEPR - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng trước diễn biến chưa có gì sáng sủa trong giai đoạn từ nay đến tháng 6/2009, sẽ còn xuất hiện thêm các công ty có cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát.
Cùng quan điểm này, ông Lê Chí Phúc, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn, Công ty Chứng khoán VNDirect, nhìn nhận con số cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát có lẽ sẽ không dừng ở 6 mã, nhất là sau khi tất cả các công ty niêm yết hoàn tất việc công bố báo cáo tài chính năm 2008.
Đánh giá về nguyên nhân thua lỗ, ông Phúc cho rằng, nhiều công ty bị thua lỗ chủ yếu do đầu tư tài chính và phải chịu chi phí lãi vay cao trong năm 2008.
“Những rủi ro trong quý 1 và 2/2009 sẽ đến với không ít công ty niêm yết, khi doanh thu của họ có thể sụt giảm do bị khách hàng hủy hợp đồng mua, trả lại hàng, chậm thanh toán...”, ông nhấn mạnh.
Thông tin liên quan đến 6 công ty có cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát:
STT | Tên công ty | Mã | Giá đóng cửa ngày 9/2 (đồng/cổ phiếu) | Lợi nhuận quý 4/2008 (tỷ đồng) | Lợi nhuận năm 2008 (tỷ đồng) |
1 | Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết | BBT | 5.000 | N/A | N/A |
2 | Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn | TRI | 5.800 | -146,13 | -144,99 |
3 | Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh | REE | 21.600 | -9,72 | -139,34 |
4 | Công ty Cổ phần Vitaly | VTA | 6.100 | -5,82 | -2,82 |
5 | Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa | BHS | 12.900 | -24,78 | -43,27 |
6 | Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Việt - Hàn | VHG | 6.100 | -10,17 | -17,02 |