Cổ phiếu công ty đa cấp rơi tại Mỹ vì Trung Quốc tính siết quản lý
Trung Quốc mở một chiến dịch kéo dài 3 tháng nhằm xử lý các vụ lừa đảo theo mô hình kim tự tháp
Giá cổ phiếu của một loạt công ty đa cấp lớn như Herbalife, Nu Skin và USANA đã đồng loạt giảm giá mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Hai tại Mỹ do lo ngại cơ quan chức năng Trung Quốc sẽ tăng cường giám sát đối với hoạt động bán hàng của các công ty này.
Hãng tin Bloomberg cho biết, giá cổ phiếu của Herbalife có lúc giảm 7,8%, mức giảm mạnh nhất trong hơn 2 tháng. Cổ phiếu Nu Skin giảm 9,6%, còn cổ phiếu USANA giảm 10%.
Phiên giảm giá chóng mặt này diễn ra sau khi Cơ quan Quản lý thương mại và Công nghiệp Trung Quốc (SAIC) công bố mở một chiến dịch kéo dài 3 tháng nhằm xử lý các vụ lừa đảo theo mô hình kim tự tháp (pyramid scheme). Trong những mô hình dạng này, các nhà phân phối kiếm tiền bằng cách tuyển những người bán hàng khác thay vì tự thân bán sản phẩm, với lợi nhuận của những người ở cấp trên cùng của mạng lưới đồng nghĩa với thiệt hại của những người ở cấp dưới cùng.
Dù SAIC không nêu tên doanh nghiệp cụ thể, Herbalife và các công ty bán hàng đa cấp khác đều đối mặt với những cáo buộc cho rằng họ sử dụng mô hình kim tự tháp. Năm ngoái, Herbalife đã giải quyết một vụ kiện tương tự với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) mà kết quả là các hoạt động của công ty này bị hạn chế ở Mỹ.
Herbalife và USANA bán nhiều loại thực phẩm bổ sung và các sản phẩm khác, trong khi Nu Skin tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực làm đẹp. Tuy nhiên, cả ba công ty này đều coi Trung Quốc là thị trường tăng trưởng chính. Bởi vậy, nếu hoạt động của ba công ty ở Trung Quốc bị siết, thì điều đó sẽ mang lại rủi ro đặc biệt lớn.
Herbalife, công ty lớn nhất trong số 3 công ty trên, vẫn đang ở trong một “trận chiến” với tỷ phú Bill Ackman, người đứng đầu quỹ đầu cơ Pershing Square Capital Management. Ông Ackman bắt đầu “tấn công” Herbalife vào cuối năm 2012 bằng cách đặt cược 1 tỷ USD vào sự mất giá cổ phiếu của công ty này.
Trong thỏa thuận đạt được giữa Herbalife và FTC vào năm ngoái, công ty này nhất trí điều chỉnh hoạt động tại Mỹ và hoàn vốn 200 triệu USD cho các nhà phân phối. Đổi lại, FTC không gọi Herbalife là một mô hình kim tự tháp.
Thỏa thuận trên buộc Herbalife phải chứng tỏ rằng phần lớn doanh thu của công ty tại Mỹ đến từ người tiêu dùng. Nhà đầu cơ Ackman nói rằng doanh thu của Herbalife chủ yếu dựa vào việc các nhà phân phối cố gắng “ôm” hàng để đạt mức thưởng doanh số chứ không phải là nhu cầu thực sự của thị trường đối với các sản phẩm của công ty.
Hãng tin Bloomberg cho biết, giá cổ phiếu của Herbalife có lúc giảm 7,8%, mức giảm mạnh nhất trong hơn 2 tháng. Cổ phiếu Nu Skin giảm 9,6%, còn cổ phiếu USANA giảm 10%.
Phiên giảm giá chóng mặt này diễn ra sau khi Cơ quan Quản lý thương mại và Công nghiệp Trung Quốc (SAIC) công bố mở một chiến dịch kéo dài 3 tháng nhằm xử lý các vụ lừa đảo theo mô hình kim tự tháp (pyramid scheme). Trong những mô hình dạng này, các nhà phân phối kiếm tiền bằng cách tuyển những người bán hàng khác thay vì tự thân bán sản phẩm, với lợi nhuận của những người ở cấp trên cùng của mạng lưới đồng nghĩa với thiệt hại của những người ở cấp dưới cùng.
Dù SAIC không nêu tên doanh nghiệp cụ thể, Herbalife và các công ty bán hàng đa cấp khác đều đối mặt với những cáo buộc cho rằng họ sử dụng mô hình kim tự tháp. Năm ngoái, Herbalife đã giải quyết một vụ kiện tương tự với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) mà kết quả là các hoạt động của công ty này bị hạn chế ở Mỹ.
Herbalife và USANA bán nhiều loại thực phẩm bổ sung và các sản phẩm khác, trong khi Nu Skin tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực làm đẹp. Tuy nhiên, cả ba công ty này đều coi Trung Quốc là thị trường tăng trưởng chính. Bởi vậy, nếu hoạt động của ba công ty ở Trung Quốc bị siết, thì điều đó sẽ mang lại rủi ro đặc biệt lớn.
Herbalife, công ty lớn nhất trong số 3 công ty trên, vẫn đang ở trong một “trận chiến” với tỷ phú Bill Ackman, người đứng đầu quỹ đầu cơ Pershing Square Capital Management. Ông Ackman bắt đầu “tấn công” Herbalife vào cuối năm 2012 bằng cách đặt cược 1 tỷ USD vào sự mất giá cổ phiếu của công ty này.
Trong thỏa thuận đạt được giữa Herbalife và FTC vào năm ngoái, công ty này nhất trí điều chỉnh hoạt động tại Mỹ và hoàn vốn 200 triệu USD cho các nhà phân phối. Đổi lại, FTC không gọi Herbalife là một mô hình kim tự tháp.
Thỏa thuận trên buộc Herbalife phải chứng tỏ rằng phần lớn doanh thu của công ty tại Mỹ đến từ người tiêu dùng. Nhà đầu cơ Ackman nói rằng doanh thu của Herbalife chủ yếu dựa vào việc các nhà phân phối cố gắng “ôm” hàng để đạt mức thưởng doanh số chứ không phải là nhu cầu thực sự của thị trường đối với các sản phẩm của công ty.