Cổ phiếu đồng loạt giảm mạnh
Chỉ số VN-Index của sàn Tp.HCM đang lùi dần về mức 900 điểm và khó có cơ hội phục hồi lại mức 1.000 điểm
Sự sụt giảm mạnh của hầu hết các cổ phiếu niêm yết trong phiên giao dịch ngày 23/4 cho thấy một chu kỳ giảm giá mới của thị trường sẽ ở mức sâu hơn và nhanh hơn.
Với tốc độ suy giảm như phiên này, chỉ số VN-Index của sàn Tp.HCM đang lùi dần về mức 900 điểm và khó có cơ hội phục hồi lại mức 1.000 điểm.
Giới quan sát cho rằng, sự sụt giảm trong phiên đầu tuần này chịu ảnh hưởng nhất định từ kết quả đấu giá hơn 128 triệu cổ phần Khí điện đạm Phú Mỹ (PVFCCo) hôm 21/4. Với giá đấu thành công thấp nhất là 51.000 đồng, giá bình quân trên 54.000 đồng, cổ phiếu PVFCCo vô tình đã “vít cổ” các cổ phiếu cùng “họ dầu khí” giảm xuống như PVD (giảm 11.000 đồng/cổ phiếu), các cổ phiếu chưa niêm yết như PVI, PTSC, PVT.
Cộng với sự sụt giảm của cổ phiếu PPC kể từ sau cuộc đấu giá hôm 2/4, kéo theo các cổ phiếu cùng ngành như VSH, TBC.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index chỉ còn 931,18 điểm, giảm 37,70 điểm so với phiên trước, một mức giảm khá mạnh. Trong khi đó, với lượng cầu quá yếu khiến cho giao dịch của toàn thị trường đạt hơn 421 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với giá trị giao dịch bình quân của 5 phiên gần nhất (hơn 577,9 tỷ đồng). Giao dịch thoả thuận về cổ phiếu đạt hơn 12,7 tỷ đồng.
Tổng số lệnh đặt mua phiên này giảm mạnh. Cả thị trường có 6.284 lệnh đặt mua với tổng khối lượng đặt mua 5.326.520 chứng khoán, giảm 36,04%. Trong khi đó, lượng đặt bán mặc dù có giảm song mức giảm không đáng kể, so với phiên trước giảm 2,35%. Tổng số lệnh đặt bán là 5.316 lệnh, tương đương tổng khối lượng đặt bán 8.646.770 đơn vị.
Tại sàn Tp.HCM chỉ có 6 loại chứng khoán tăng giá: TCT (tăng 5%), ALT (tăng 4,65%), TAC (tăng 3,64%), FPC (tăng 3,45%), SGH (tăng 3,23%) và VTC (tăng 3,17%). Trong số 91 chứng khoán giảm giá có tới 48 mã cổ phiếu giảm giá sàn.
Hai loại chứng chỉ quỹ: VF1 và BF1 cùng giảm giá, trong đó VF1 giảm giá sàn, đóng cửa ở mức 32.800 đồng/chứng chỉ, BF1 giá giảm 100 đồng/cổ phiếu, đóng cửa ở mức 13.800 đồng/chứng chỉ.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung vào các chứng khoán bluechips. Những mã được mua nhiều nhất là VNM (200.610 cổ phiếu), TCR (80.000 cổ phiếu), VF1 (65.440 cổ phiếu), GMD (43.820 cổ phiếu), BF1 (42.000 cổ phiếu); trong tổng số 67 chứng khoán được mua vào trong phiên.
Tổng khối lượng chứng khoán mà nhà đầu tư nước ngoài mua vào trong phiên này đạt 727.060 đơn vị, tương đương giá trị 89,858 tỷ đồng (chiếm 21,16% giao dịch toàn thị trường).
Trong khi đó, lượng bán ra là 103,413 tỷ đồng (chiếm 24,35% giao dịch toàn thị trường), nhiều nhất là VNM (199.040 cổ phiếu), PPC (73.490 cổ phiếu), KDC (56.220 cổ phiếu), FPT (41.690 cổ phiếu), GMD (35.200 cổ phiếu).
Tại thị trường niêm yết Hà Nội, chỉ số HASTC-Index giảm mạnh hơn. Với mức giảm 44,12 điểm (-12,07%), HASTC-Index chỉ còn 321,44 điểm.
Tuy nhiên, điểm đáng ghi nhận là tổng giá trị giao dịch tại thị trường này đã tăng so với phiên trước. Tổng khối lượng đạt 1.264.000 chứng khoán, tương đương tổng giá trị 152,895 tỷ đồng, tăng 9,76% về khối lượng và tăng 17,3% về giá trị giao dịch.
Cổ phiếu có tỷ lệ tăng giá nhiều nhất: SDC (tăng 7,44%), CMC (tăng 4,87%), VSP (tăng 2,84%), HTP (tăng 9,88%), LTC (tăng 0,77%). Cổ phiếu có tỷ lệ giảm giá nhiều nhất: HSC (giảm 10%), TPH (giảm 9,98%), BHV (giảm 9,97%), TLT (giảm 9,93%), DAC (giảm 9,89%).
Với tốc độ suy giảm như phiên này, chỉ số VN-Index của sàn Tp.HCM đang lùi dần về mức 900 điểm và khó có cơ hội phục hồi lại mức 1.000 điểm.
Giới quan sát cho rằng, sự sụt giảm trong phiên đầu tuần này chịu ảnh hưởng nhất định từ kết quả đấu giá hơn 128 triệu cổ phần Khí điện đạm Phú Mỹ (PVFCCo) hôm 21/4. Với giá đấu thành công thấp nhất là 51.000 đồng, giá bình quân trên 54.000 đồng, cổ phiếu PVFCCo vô tình đã “vít cổ” các cổ phiếu cùng “họ dầu khí” giảm xuống như PVD (giảm 11.000 đồng/cổ phiếu), các cổ phiếu chưa niêm yết như PVI, PTSC, PVT.
Cộng với sự sụt giảm của cổ phiếu PPC kể từ sau cuộc đấu giá hôm 2/4, kéo theo các cổ phiếu cùng ngành như VSH, TBC.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index chỉ còn 931,18 điểm, giảm 37,70 điểm so với phiên trước, một mức giảm khá mạnh. Trong khi đó, với lượng cầu quá yếu khiến cho giao dịch của toàn thị trường đạt hơn 421 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với giá trị giao dịch bình quân của 5 phiên gần nhất (hơn 577,9 tỷ đồng). Giao dịch thoả thuận về cổ phiếu đạt hơn 12,7 tỷ đồng.
Tổng số lệnh đặt mua phiên này giảm mạnh. Cả thị trường có 6.284 lệnh đặt mua với tổng khối lượng đặt mua 5.326.520 chứng khoán, giảm 36,04%. Trong khi đó, lượng đặt bán mặc dù có giảm song mức giảm không đáng kể, so với phiên trước giảm 2,35%. Tổng số lệnh đặt bán là 5.316 lệnh, tương đương tổng khối lượng đặt bán 8.646.770 đơn vị.
Tại sàn Tp.HCM chỉ có 6 loại chứng khoán tăng giá: TCT (tăng 5%), ALT (tăng 4,65%), TAC (tăng 3,64%), FPC (tăng 3,45%), SGH (tăng 3,23%) và VTC (tăng 3,17%). Trong số 91 chứng khoán giảm giá có tới 48 mã cổ phiếu giảm giá sàn.
Hai loại chứng chỉ quỹ: VF1 và BF1 cùng giảm giá, trong đó VF1 giảm giá sàn, đóng cửa ở mức 32.800 đồng/chứng chỉ, BF1 giá giảm 100 đồng/cổ phiếu, đóng cửa ở mức 13.800 đồng/chứng chỉ.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung vào các chứng khoán bluechips. Những mã được mua nhiều nhất là VNM (200.610 cổ phiếu), TCR (80.000 cổ phiếu), VF1 (65.440 cổ phiếu), GMD (43.820 cổ phiếu), BF1 (42.000 cổ phiếu); trong tổng số 67 chứng khoán được mua vào trong phiên.
Tổng khối lượng chứng khoán mà nhà đầu tư nước ngoài mua vào trong phiên này đạt 727.060 đơn vị, tương đương giá trị 89,858 tỷ đồng (chiếm 21,16% giao dịch toàn thị trường).
Trong khi đó, lượng bán ra là 103,413 tỷ đồng (chiếm 24,35% giao dịch toàn thị trường), nhiều nhất là VNM (199.040 cổ phiếu), PPC (73.490 cổ phiếu), KDC (56.220 cổ phiếu), FPT (41.690 cổ phiếu), GMD (35.200 cổ phiếu).
Tại thị trường niêm yết Hà Nội, chỉ số HASTC-Index giảm mạnh hơn. Với mức giảm 44,12 điểm (-12,07%), HASTC-Index chỉ còn 321,44 điểm.
Tuy nhiên, điểm đáng ghi nhận là tổng giá trị giao dịch tại thị trường này đã tăng so với phiên trước. Tổng khối lượng đạt 1.264.000 chứng khoán, tương đương tổng giá trị 152,895 tỷ đồng, tăng 9,76% về khối lượng và tăng 17,3% về giá trị giao dịch.
Cổ phiếu có tỷ lệ tăng giá nhiều nhất: SDC (tăng 7,44%), CMC (tăng 4,87%), VSP (tăng 2,84%), HTP (tăng 9,88%), LTC (tăng 0,77%). Cổ phiếu có tỷ lệ giảm giá nhiều nhất: HSC (giảm 10%), TPH (giảm 9,98%), BHV (giảm 9,97%), TLT (giảm 9,93%), DAC (giảm 9,89%).