Cổ phiếu FPC bị đưa vào diện kiểm soát
Cổ phiếu FPC bị đưa vào diện kiểm soát kể từ ngày 23/2 và là cổ phiếu thứ 13 bị đưa vào diện kiểm soát trên HOSE
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) thông báo, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Full Power (FPC-HOSE) bị đưa vào diện kiểm soát kể từ ngày 23/2/2009.
Theo HOSE, cổ phiếu FPC bị đưa vào kiểm soát là do kết quả kinh doanh của công ty năm 2008 phát sinh âm tại thời điểm 31/12/2008.
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 của FPC cho thấy, lợi nhuận sau thuế trong quý 4 của công ty này lỗ 49,6 tỷ đồng, lũy kế năm 2008 lỗ 44,5 tỷ đồng.
Theo giải trình của FPC, nguyên nhân thua lỗ của công ty là do thi công ít công trình, kèm theo chi phi quản lý lớn.
Thêm vào đó, tất toán các khoản chi phí gắn với các công trình không còn có khả năng thu hồi và các khoản chi phí cho các công trình đã ngừng thi công làm lỗ thêm hơn 34,79 tỷ đồng.
Mặt khác, do công ty xử lý chênh lệch công nợ phải trả và khoản trả trước người bán làm tăng chi phí bất thường lên thêm hơn 18,45 tỷ đồng và tăng thu nhập bất thường lên hơn 23 tỷ đồng.
Như vậy, hiện nay HOSE đã đưa 13 cổ phiếu vào diện bị kiểm soát, bao gồm: Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu (mã BTC) - đã bị kiểm soát từ năm 2005; Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) bị kiểm soát từ giữa năm 2008 và hiện đang bị hạn chế giao dịch; Công ty Cổ phần nước giải khát Tribeco (mã TRI), Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (mã REE), Công ty Cổ phần Vitaly (mã VTA), Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa (mã BHS), Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn (mã VHG), Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (mã SAM), Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC), Công ty Cổ phần Hapaco (mã HAP), Công ty Cổ phần Nhựa Đại Hưng (mã TPC) và Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (mã TYA).
Theo HOSE, cổ phiếu FPC bị đưa vào kiểm soát là do kết quả kinh doanh của công ty năm 2008 phát sinh âm tại thời điểm 31/12/2008.
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 của FPC cho thấy, lợi nhuận sau thuế trong quý 4 của công ty này lỗ 49,6 tỷ đồng, lũy kế năm 2008 lỗ 44,5 tỷ đồng.
Theo giải trình của FPC, nguyên nhân thua lỗ của công ty là do thi công ít công trình, kèm theo chi phi quản lý lớn.
Thêm vào đó, tất toán các khoản chi phí gắn với các công trình không còn có khả năng thu hồi và các khoản chi phí cho các công trình đã ngừng thi công làm lỗ thêm hơn 34,79 tỷ đồng.
Mặt khác, do công ty xử lý chênh lệch công nợ phải trả và khoản trả trước người bán làm tăng chi phí bất thường lên thêm hơn 18,45 tỷ đồng và tăng thu nhập bất thường lên hơn 23 tỷ đồng.
Như vậy, hiện nay HOSE đã đưa 13 cổ phiếu vào diện bị kiểm soát, bao gồm: Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu (mã BTC) - đã bị kiểm soát từ năm 2005; Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) bị kiểm soát từ giữa năm 2008 và hiện đang bị hạn chế giao dịch; Công ty Cổ phần nước giải khát Tribeco (mã TRI), Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (mã REE), Công ty Cổ phần Vitaly (mã VTA), Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa (mã BHS), Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn (mã VHG), Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (mã SAM), Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC), Công ty Cổ phần Hapaco (mã HAP), Công ty Cổ phần Nhựa Đại Hưng (mã TPC) và Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (mã TYA).