Cổ phiếu Mai Linh miền Bắc “bay” 40% giá trị phiên chào sàn
MLN đã mất 40% thị giá tương ứng giảm 2.100 đồng xuống chỉ còn 6.900 đồng/cổ phiếu phiên chào sàn UpCoM hôm 25/8
Ngay trong phiên chào sàn UpCoM, cổ phiếu MLN của Công ty Cổ phần Mai Linh miền Bắc đã mất giá 40%. Đây được cho là "gáo nước lạnh” về định giá của thị trường dành cho thương hiệu taxi Mai Linh ở miền Bắc - một thị trường nòng cốt của hãng taxi truyền thống này.
Cụ thể, ngày 25/8 là phiên giao dịch đầu tiên của 48,6 triệu cổ phiếu MLN trên sàn UpCoM. Tuy nhiên, MLN đã mất 40% thị giá tương ứng giảm 2.100 đồng xuống chỉ còn 6.900 đồng/cổ phiếu.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt với các hãng taxi công nghệ như Uber, Grab đã khiến các hãng taxi truyền thống như Mai Linh bị rơi vào khó khăn.
Mai Linh Miền Bắc nắm quyền kiểm soát, gồm 17 công ty thành viên và 1 chi nhánh, có trụ sở tại 17 tỉnh thành miền Bắc từ Hà Nội vào đến Hà Tĩnh. Tập đoàn Mai Linh hiện nắm giữ 47,86% vốn điều lệ Mai Linh miền Bắc. Ngoài ra còn 2 cổ đông lớn khác là các cá nhân là ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty, sở hữu 1,18% vốn và ông Hồ Chương sở hữu 10,21% vốn.
Năm 2016 công ty đạt doanh thu 1.120 tỷ đồng, tăng 4%, lợi nhuận sau thuế chỉ 25,3 tỷ đồng, giảm 14,6% so với năm trước. Trong quý 1/2017, công ty đạt doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 300 tỷ và 6,53 tỷ đồng. Năm 2017, công ty đặt mục tiêu doanh thu 1.190 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 35,7 tỷ, tăng 41% so với năm trước.
Tính đến 3/1/2017, tổng số lao động của Mai Linh Miền Bắc là 1.423 người. Mức thu nhập bình quân giai đoạn 2015 -2016 chỉ 4,5 triệu đồng/tháng.
Chủ tịch của Tập đoàn Mai Linh là ông Hồ Huy đã có "tâm thư" gửi cổ đông trong báo cáo thường niên công bố mới đây. Cụ thể, “Năm 2016, là một năm cực kỳ khó khăn: Uber, Grab hoạt động tràn lan, nhất là ở hai thành phố lớn như Tp.HCM và Hà Nội khiến thị trường taxi cạnh tranh khốc liệt, trong đó sự bất bình đẳng về thuế và các điều kiện kinh doanh khác đã gây thiệt hại lớn về doanh thu cho Mai Linh cũng như các hãng taxi truyền thống”.
Ông Hồ Huy cho biết, sắp tới sẽ sáp nhập công ty ở ba miền Bắc - Trung - Nam, thống nhất một Mai Linh về quản lý, chất lượng, kiểm soát và tiến tới mời đơn vị tư vấn đánh giá để niêm yết lên sàn chứng khoán nước ngoài. Đây là mục tiêu đầy tham vọng của Mai Linh bởi rất nhiều doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Vietjet Air, Petrolimex đến nay vẫn bỏ ngỏ với giấc mơ dang dở này.
Cụ thể, ngày 25/8 là phiên giao dịch đầu tiên của 48,6 triệu cổ phiếu MLN trên sàn UpCoM. Tuy nhiên, MLN đã mất 40% thị giá tương ứng giảm 2.100 đồng xuống chỉ còn 6.900 đồng/cổ phiếu.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt với các hãng taxi công nghệ như Uber, Grab đã khiến các hãng taxi truyền thống như Mai Linh bị rơi vào khó khăn.
Mai Linh Miền Bắc nắm quyền kiểm soát, gồm 17 công ty thành viên và 1 chi nhánh, có trụ sở tại 17 tỉnh thành miền Bắc từ Hà Nội vào đến Hà Tĩnh. Tập đoàn Mai Linh hiện nắm giữ 47,86% vốn điều lệ Mai Linh miền Bắc. Ngoài ra còn 2 cổ đông lớn khác là các cá nhân là ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty, sở hữu 1,18% vốn và ông Hồ Chương sở hữu 10,21% vốn.
Năm 2016 công ty đạt doanh thu 1.120 tỷ đồng, tăng 4%, lợi nhuận sau thuế chỉ 25,3 tỷ đồng, giảm 14,6% so với năm trước. Trong quý 1/2017, công ty đạt doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 300 tỷ và 6,53 tỷ đồng. Năm 2017, công ty đặt mục tiêu doanh thu 1.190 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 35,7 tỷ, tăng 41% so với năm trước.
Tính đến 3/1/2017, tổng số lao động của Mai Linh Miền Bắc là 1.423 người. Mức thu nhập bình quân giai đoạn 2015 -2016 chỉ 4,5 triệu đồng/tháng.
Chủ tịch của Tập đoàn Mai Linh là ông Hồ Huy đã có "tâm thư" gửi cổ đông trong báo cáo thường niên công bố mới đây. Cụ thể, “Năm 2016, là một năm cực kỳ khó khăn: Uber, Grab hoạt động tràn lan, nhất là ở hai thành phố lớn như Tp.HCM và Hà Nội khiến thị trường taxi cạnh tranh khốc liệt, trong đó sự bất bình đẳng về thuế và các điều kiện kinh doanh khác đã gây thiệt hại lớn về doanh thu cho Mai Linh cũng như các hãng taxi truyền thống”.
Ông Hồ Huy cho biết, sắp tới sẽ sáp nhập công ty ở ba miền Bắc - Trung - Nam, thống nhất một Mai Linh về quản lý, chất lượng, kiểm soát và tiến tới mời đơn vị tư vấn đánh giá để niêm yết lên sàn chứng khoán nước ngoài. Đây là mục tiêu đầy tham vọng của Mai Linh bởi rất nhiều doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Vietjet Air, Petrolimex đến nay vẫn bỏ ngỏ với giấc mơ dang dở này.