Cổ phiếu thưởng như nồi cháo loãng!
Tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thưởng năm nay, được cho là không hấp dẫn nhà đầu tư
Tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thưởng năm nay, được cho là không hấp dẫn nhà đầu tư. Mấy năm trước, cổ phiếu phát hành thêm đúng nghĩa là thưởng thì nay, nhận cổ phiếu có khi còn bị lỗ vì giá giảm.
Trong đại hội cổ đông thường niên mới đây của Sacombank, một vài cổ đông bày tỏ mong muốn được nhận cổ tức bằng tiền mặt thay vì cổ phiếu, cũng như việc phát hành cổ phiếu tăng vốn gây ít nhiều khó khăn cho họ.
“Rượu kèm mồi”
Thăng trầm trên thị trường chứng khoán trong ba năm qua, ít nhiều, giúp nhà đầu tư hiểu ra rằng, trả cổ tức bằng cổ phiếu hay cổ phiếu thưởng, thực chất là nồi cháo pha loãng. Tất nhiên, nồi cháo pha có ngon hay không phụ thuộc vào chiến lược phát triển và khả năng sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Do vậy, trong mùa đại hội năm nay, họ bắt đầu lên tiếng về kế hoạch sử dụng vốn như một vài cổ đông của Sacombank.
Thông thường, các doanh nghiệp khi tăng vốn có thể có được nguồn thặng dư tốt nhất bằng cách chào bán riêng lẻ với mức giá cạnh tranh cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đầu năm nay nghị định số 1/2010 về chào bán cổ phần riêng lẻ quy định, số lượng nhà đầu tư được chào bán phải dưới 100 nhà đầu tư (không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) và hạn chế chuyển nhượng cổ phần tối thiểu trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Thời gian buộc phải nắm giữ khá dài không kích thích người mua, các công ty khó tìm được nhà đầu tư thoả điều kiện, trừ phi nhà đầu tư chiến lược chủ động tìm tới, một nhà tư vấn tài chính nhận xét.
Theo ông, việc tìm kiếm người để chào bán riêng lẻ không còn dễ nên đa số công ty niêm yết chọn tăng vốn bằng cách chào bán dựa vào cổ đông hiện hữu, theo cách “rượu kèm mồi”. Họ trả cổ tức bằng cổ phiếu, và phát hành cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu với tỷ lệ nhất định với giá bằng mệnh giá hoặc giá rẻ hơn so với giá đang giao dịch trên thị trường.
Như năm nay Sacombank sẽ tăng vốn từ 6.700 tỉ đồng lên 9.179 tỉ đồng bằng cách trả cổ tức bằng cổ phiếu 15%/vốn cổ phần, phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu 20% vốn cổ phần, với giá 12.000 đồng/cổ phiếu theo tỷ lệ 10:2, và 2% phát hành cho cán bộ cốt cán trong ngân hàng.
Hoặc TS4 phát hành hơn 2,8 triệu cổ phiếu với mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 3:1. PHT dự kiến quý 1 phát hành thêm 9 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ của công ty từ 110 tỉ đồng lên 200 tỉ đồng, trong đó chào bán 2,75 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu với tỷ lệ phân phối 4:1. Vincom phát hành thêm khoảng 400 tỉ đồng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1.000:202, với giá bằng mệnh giá…
Không mặn mà
Với một nhà đầu tư, tổng lợi nhuận (TSR) một cổ phiếu đem lại trong một năm có thể tính theo lợi tức nhận được và thị giá cổ phiếu thay đổi trong năm.
Từ cách tiếp cận này, báo cáo đánh giá về tổng lợi nhuận do công ty cổ phần StoxPlus công bố trung tuần tháng 3, cho thấy, trong năm 2009, các cổ phiếu có mức vốn hoá lớn chỉ mang lại 27% lợi nhuận cho nhà đầu tư, thấp hơn mức trung bình 61% của VN-Index. Thậm chí tổng lợi nhuận của nhóm ngân hàng, theo báo cáo này, giảm 11,3%. Trong số liệu của 454 công ty niêm yết trên hai sàn, tỷ suất cổ tức trung bình ở sàn Tp.HCM là 2,4%, còn ở sàn Hà Nội là 3,4% tính trên giá đầu năm.
Báo cáo chỉ ra: “Tác động của việc chi trả cổ tức bằng tiền tác động lên việc tăng giá cổ phiếu lớn hơn dự đoán”. Theo đó, cổ phiếu có mức tăng giá mạnh đều có tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn. 66 công ty ở sàn Tp.HCM không trả cổ tức bằng tiền mặt, chỉ đem lại cho cổ đông tổng lợi nhuận 4% trong khi các công ty chi trả cổ tức bằng tiền mang lại tổng lợi nhuận 112%.
“Hiện tôi chưa tin lắm vào khả năng hấp thụ của thị trường về những cổ phiếu mới này. Đây là một lý do khiến đa số công ty có kế hoạch phát hành bằng mệnh giá tăng vốn, một cách “ép” cổ đông phải mua”, ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital nói.
Trong bối cảnh bức tranh chính sách tiền tệ chưa rõ, lãi suất ngân hàng đang ở mức 17 - 18%/năm, chỉ số giá tiêu dùng hai tháng đầu năm khá cao, thanh khoản ngân hàng chưa ổn định… là các lý do khiến ông cho rằng nhà đầu tư chưa sẵn sàng mua vào các cổ phiếu phát hành mới.
Theo thành viên hội đồng quản trị một công ty quản lý quỹ, hiện nhà đầu tư mong muốn nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao có thể dễ chuyển đổi sang tiền mặt nhất. “Vì vậy, với họ tiền mặt vẫn đứng đầu, thay vì phải nắm giữ cổ phiếu”, ông nói.
Hồng Sương (SGTT)
Trong đại hội cổ đông thường niên mới đây của Sacombank, một vài cổ đông bày tỏ mong muốn được nhận cổ tức bằng tiền mặt thay vì cổ phiếu, cũng như việc phát hành cổ phiếu tăng vốn gây ít nhiều khó khăn cho họ.
“Rượu kèm mồi”
Thăng trầm trên thị trường chứng khoán trong ba năm qua, ít nhiều, giúp nhà đầu tư hiểu ra rằng, trả cổ tức bằng cổ phiếu hay cổ phiếu thưởng, thực chất là nồi cháo pha loãng. Tất nhiên, nồi cháo pha có ngon hay không phụ thuộc vào chiến lược phát triển và khả năng sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Do vậy, trong mùa đại hội năm nay, họ bắt đầu lên tiếng về kế hoạch sử dụng vốn như một vài cổ đông của Sacombank.
Thông thường, các doanh nghiệp khi tăng vốn có thể có được nguồn thặng dư tốt nhất bằng cách chào bán riêng lẻ với mức giá cạnh tranh cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đầu năm nay nghị định số 1/2010 về chào bán cổ phần riêng lẻ quy định, số lượng nhà đầu tư được chào bán phải dưới 100 nhà đầu tư (không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) và hạn chế chuyển nhượng cổ phần tối thiểu trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Thời gian buộc phải nắm giữ khá dài không kích thích người mua, các công ty khó tìm được nhà đầu tư thoả điều kiện, trừ phi nhà đầu tư chiến lược chủ động tìm tới, một nhà tư vấn tài chính nhận xét.
Theo ông, việc tìm kiếm người để chào bán riêng lẻ không còn dễ nên đa số công ty niêm yết chọn tăng vốn bằng cách chào bán dựa vào cổ đông hiện hữu, theo cách “rượu kèm mồi”. Họ trả cổ tức bằng cổ phiếu, và phát hành cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu với tỷ lệ nhất định với giá bằng mệnh giá hoặc giá rẻ hơn so với giá đang giao dịch trên thị trường.
Như năm nay Sacombank sẽ tăng vốn từ 6.700 tỉ đồng lên 9.179 tỉ đồng bằng cách trả cổ tức bằng cổ phiếu 15%/vốn cổ phần, phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu 20% vốn cổ phần, với giá 12.000 đồng/cổ phiếu theo tỷ lệ 10:2, và 2% phát hành cho cán bộ cốt cán trong ngân hàng.
Hoặc TS4 phát hành hơn 2,8 triệu cổ phiếu với mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 3:1. PHT dự kiến quý 1 phát hành thêm 9 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ của công ty từ 110 tỉ đồng lên 200 tỉ đồng, trong đó chào bán 2,75 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu với tỷ lệ phân phối 4:1. Vincom phát hành thêm khoảng 400 tỉ đồng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1.000:202, với giá bằng mệnh giá…
Không mặn mà
Với một nhà đầu tư, tổng lợi nhuận (TSR) một cổ phiếu đem lại trong một năm có thể tính theo lợi tức nhận được và thị giá cổ phiếu thay đổi trong năm.
Từ cách tiếp cận này, báo cáo đánh giá về tổng lợi nhuận do công ty cổ phần StoxPlus công bố trung tuần tháng 3, cho thấy, trong năm 2009, các cổ phiếu có mức vốn hoá lớn chỉ mang lại 27% lợi nhuận cho nhà đầu tư, thấp hơn mức trung bình 61% của VN-Index. Thậm chí tổng lợi nhuận của nhóm ngân hàng, theo báo cáo này, giảm 11,3%. Trong số liệu của 454 công ty niêm yết trên hai sàn, tỷ suất cổ tức trung bình ở sàn Tp.HCM là 2,4%, còn ở sàn Hà Nội là 3,4% tính trên giá đầu năm.
Báo cáo chỉ ra: “Tác động của việc chi trả cổ tức bằng tiền tác động lên việc tăng giá cổ phiếu lớn hơn dự đoán”. Theo đó, cổ phiếu có mức tăng giá mạnh đều có tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn. 66 công ty ở sàn Tp.HCM không trả cổ tức bằng tiền mặt, chỉ đem lại cho cổ đông tổng lợi nhuận 4% trong khi các công ty chi trả cổ tức bằng tiền mang lại tổng lợi nhuận 112%.
“Hiện tôi chưa tin lắm vào khả năng hấp thụ của thị trường về những cổ phiếu mới này. Đây là một lý do khiến đa số công ty có kế hoạch phát hành bằng mệnh giá tăng vốn, một cách “ép” cổ đông phải mua”, ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital nói.
Trong bối cảnh bức tranh chính sách tiền tệ chưa rõ, lãi suất ngân hàng đang ở mức 17 - 18%/năm, chỉ số giá tiêu dùng hai tháng đầu năm khá cao, thanh khoản ngân hàng chưa ổn định… là các lý do khiến ông cho rằng nhà đầu tư chưa sẵn sàng mua vào các cổ phiếu phát hành mới.
Theo thành viên hội đồng quản trị một công ty quản lý quỹ, hiện nhà đầu tư mong muốn nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao có thể dễ chuyển đổi sang tiền mặt nhất. “Vì vậy, với họ tiền mặt vẫn đứng đầu, thay vì phải nắm giữ cổ phiếu”, ông nói.
Hồng Sương (SGTT)