Có thể sẽ nhập khẩu thợ xây dựng trên quy mô lớn
Bộ Xây dựng có thể phải đề nghị với Chính phủ cho nhập thợ xây dựng trên quy mô lớn vì năng lực thợ xây dựng Việt Nam yếu kém
Ông Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho rằng nguồn nhân lực ngành xây dựng đang có nhiều điểm yếu kém. Hầu hết lao động chưa qua đào tạo, ý thức chấp hành kỷ luật chưa cao, dễ bằng lòng với kết quả đạt được. Ông Liêm cho biết, lâu nay trong ngành đã hình thành quan niệm chỉ sợ thiếu việc làm chứ không sợ thiếu nhân lực, có chăng cũng chỉ là thiếu một số thợ có tay nghề cao mà thôi.
Còn yếu khâu đào tạo
Thế nhưng, ngay sau kỳ họp đầu tiên vào tháng 7 vừa qua của Quốc hội khóa XII, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sắp tới nước ta sẽ tiếp nhận nhiều dự án đầu tư tầm cỡ cả tỷ USD trong khi nhiều nhà đầu tư nước ngoài lại đang kêu ca thiếu thợ xây dựng làm cho tiến độ thực hiện dự án bị chậm trễ.
Vì vậy, Bộ có thể phải đề nghị với Chính phủ cho nhập thợ xây dựng trên quy mô lớn chứ không chỉ một số thợ kỹ thuật trình độ cao. Nếu tình trạng này xảy ra thì có thể nói ngành xây dựng đã thất bại ngay trên “sân nhà”, khó lòng mơ tưởng đến nhận thầu xây dựng quốc tế như Hàn Quốc đã làm trước đây và Trung Quốc đang làm rất mạnh hiện nay.
Mặc dù, nguồn nhân lực xây dựng nước ta có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển vì công nghiệp xây dựng ngày càng được cơ giới hóa và hiện đại hóa, có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm các nước về đào tạo, tuyển dụng và sử dụng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên theo ông Liêm, việc phát triển nguồn nhân lực đang gặp phải thách thức lớn đó là công tác đào tạo ban đầu cũng như đào tạo liên tục không theo kịp yêu cầu của thị trường và các tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng.
Ông Nguyễn Trường Tiến, đại diện Tổng công ty Xây dựng Hà Nội cho rằng chúng ta đã chậm đổi mới về đào tạo nguồn nhân lực nói chung và trong ngành xây dựng nói riêng, chậm đổi mới giáo trình, thiếu giảng viên giỏi, ít cập nhật thông tin... đã làm giảm chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, thiếu tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng con người, chất lượng cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Chúng ta còn nặng về chủ nghĩa bằng cấp, quản lý hành chính thiếu tính chuyên nghiệp. Người kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân ra trường tìm kiếm bằng cấp vì chức vụ mà không quan tâm đến việc học tập suốt đời và sáng tạo trong công việc.
Trong khi đó, sự hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ của các trường, viện và doanh nghiệp còn nhiều yếu kém. Chương trình giảng dạy, đề tài nghiên cứu còn thiếu ý nghĩa thực tiễn, chưa giải quyết được những vấn đề bức xúc của cuộc sống. Các doanh nghiệp chậm đổi mới kỹ thuật, công nghệ, vật liệu, ít đặt hàng cho các đơn vị nghiên cứu và đào tạo.
Theo ông Tiến thì hiện nay, ngành xây dựng thiếu đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, thông thạo kỹ thuật, có hiểu biết về tài chính, luật, quản lý con người, quản lý rủi ro, quản lý hợp đồng. Ngành xây dựng ngày càng thiếu thợ giỏi.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Ông Nguyễn Trường Tiến, cho rằng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Xây dựng đóng vai trò quyết định cho sự phát triển ổn định, bền vững và hội nhập kinh tế của các doanh nghiệp xây dựng. Vốn quý nhất của một doanh nghiệp chính là chất lượng nguồn nhân lực. Chỉ con người có chất lượng mới tạo nên các sản phẩm chất lượng cao và hạ giá thành dịch vụ, sản phẩm, đồng thời tạo nên các giá trị đích thực.
PGS.TS Vương Văn Thành, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, trong tương lai nhu cầu sử dụng các kết cấu, vật liệu mới đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng là rất lớn. Bên cạnh đó, thị trường xây dựng trong nước phát triển trong mối liên hệ chặt chẽ với thị trường khu vực và quốc tế.
Do đó, cạnh tranh mang tính khu vực và quốc tế diễn ra ngay tại Việt Nam.Trong cạnh tranh, yếu tố chất lượng công trình sử dụng công nghệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế mang tính quyết định. Điều đó, đòi hỏi trình độ và chất lượng cán bộ kỹ thuật xây dựng của Việt Nam.
Như vậy, công tác đào tạo kỹ sư xây dựng và đào tạo nâng cao phải bám sát được các định hướng phát triển đô thị và xây dựng của Việt Nam, nhất là sự phân bố hợp lý đào tạo dài hạn trên cơ sở các loại hình, chuyên ngành thích hợp phục vụ thiết thực tại chỗ của các vùng đô thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Mặt khác, cần tăng cường đào tạo ngắn hạn để nâng cao kiến thức, đào tạo thường xuyên những vấn đề cập nhật trong thực tế hành nghề cho cán bộ xây dựng trong cả nước.
Còn yếu khâu đào tạo
Thế nhưng, ngay sau kỳ họp đầu tiên vào tháng 7 vừa qua của Quốc hội khóa XII, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sắp tới nước ta sẽ tiếp nhận nhiều dự án đầu tư tầm cỡ cả tỷ USD trong khi nhiều nhà đầu tư nước ngoài lại đang kêu ca thiếu thợ xây dựng làm cho tiến độ thực hiện dự án bị chậm trễ.
Vì vậy, Bộ có thể phải đề nghị với Chính phủ cho nhập thợ xây dựng trên quy mô lớn chứ không chỉ một số thợ kỹ thuật trình độ cao. Nếu tình trạng này xảy ra thì có thể nói ngành xây dựng đã thất bại ngay trên “sân nhà”, khó lòng mơ tưởng đến nhận thầu xây dựng quốc tế như Hàn Quốc đã làm trước đây và Trung Quốc đang làm rất mạnh hiện nay.
Mặc dù, nguồn nhân lực xây dựng nước ta có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển vì công nghiệp xây dựng ngày càng được cơ giới hóa và hiện đại hóa, có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm các nước về đào tạo, tuyển dụng và sử dụng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên theo ông Liêm, việc phát triển nguồn nhân lực đang gặp phải thách thức lớn đó là công tác đào tạo ban đầu cũng như đào tạo liên tục không theo kịp yêu cầu của thị trường và các tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng.
Ông Nguyễn Trường Tiến, đại diện Tổng công ty Xây dựng Hà Nội cho rằng chúng ta đã chậm đổi mới về đào tạo nguồn nhân lực nói chung và trong ngành xây dựng nói riêng, chậm đổi mới giáo trình, thiếu giảng viên giỏi, ít cập nhật thông tin... đã làm giảm chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, thiếu tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng con người, chất lượng cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Chúng ta còn nặng về chủ nghĩa bằng cấp, quản lý hành chính thiếu tính chuyên nghiệp. Người kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân ra trường tìm kiếm bằng cấp vì chức vụ mà không quan tâm đến việc học tập suốt đời và sáng tạo trong công việc.
Trong khi đó, sự hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ của các trường, viện và doanh nghiệp còn nhiều yếu kém. Chương trình giảng dạy, đề tài nghiên cứu còn thiếu ý nghĩa thực tiễn, chưa giải quyết được những vấn đề bức xúc của cuộc sống. Các doanh nghiệp chậm đổi mới kỹ thuật, công nghệ, vật liệu, ít đặt hàng cho các đơn vị nghiên cứu và đào tạo.
Theo ông Tiến thì hiện nay, ngành xây dựng thiếu đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, thông thạo kỹ thuật, có hiểu biết về tài chính, luật, quản lý con người, quản lý rủi ro, quản lý hợp đồng. Ngành xây dựng ngày càng thiếu thợ giỏi.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Ông Nguyễn Trường Tiến, cho rằng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Xây dựng đóng vai trò quyết định cho sự phát triển ổn định, bền vững và hội nhập kinh tế của các doanh nghiệp xây dựng. Vốn quý nhất của một doanh nghiệp chính là chất lượng nguồn nhân lực. Chỉ con người có chất lượng mới tạo nên các sản phẩm chất lượng cao và hạ giá thành dịch vụ, sản phẩm, đồng thời tạo nên các giá trị đích thực.
PGS.TS Vương Văn Thành, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, trong tương lai nhu cầu sử dụng các kết cấu, vật liệu mới đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng là rất lớn. Bên cạnh đó, thị trường xây dựng trong nước phát triển trong mối liên hệ chặt chẽ với thị trường khu vực và quốc tế.
Do đó, cạnh tranh mang tính khu vực và quốc tế diễn ra ngay tại Việt Nam.Trong cạnh tranh, yếu tố chất lượng công trình sử dụng công nghệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế mang tính quyết định. Điều đó, đòi hỏi trình độ và chất lượng cán bộ kỹ thuật xây dựng của Việt Nam.
Như vậy, công tác đào tạo kỹ sư xây dựng và đào tạo nâng cao phải bám sát được các định hướng phát triển đô thị và xây dựng của Việt Nam, nhất là sự phân bố hợp lý đào tạo dài hạn trên cơ sở các loại hình, chuyên ngành thích hợp phục vụ thiết thực tại chỗ của các vùng đô thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Mặt khác, cần tăng cường đào tạo ngắn hạn để nâng cao kiến thức, đào tạo thường xuyên những vấn đề cập nhật trong thực tế hành nghề cho cán bộ xây dựng trong cả nước.