06:00 12/09/2021

"Con đường Silo" độc đáo giúp Australia phát triển du lịch dã ngoại

Đức Đàm

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, một phong trào nghệ thuật công cộng đã bùng nổ ở vùng đất vốn bình dị song hoành tráng đến độ, khiến du khách tìm thấy thú vui lái xe nhiều giờ trên những con đường hoang vu...

Khi cuộc sống ở những nông thôn miền Tây Nam nước Úc trở nên khó khăn do biến đổi khí hậu, người dân đã chọn cách khoác lên những nhà kho cũ kỹ lớp áo mới, tạo nên những tác phẩm tranh tường ngoạn mục thu hút sự chú ý của du khách, mang đến cho những người khám phá vùng đất này một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người nơi đây.

Nghệ thuật Silo đã kéo gần lại những vùng xa xôi của nước Úc thành một phòng trưng bày sắp đặt ngoài trời dài đến 200km trên một vùng rộng lớn bao gồm các bang Tây, Nam Úc, những bức tranh tường khổng lồ. Silo vốn là các công trình hình trụ được xây dựng để cất giữ nông sản, nguyên liệu chưa đóng bao như chủ yếu là ngũ cốc, than, xi măng, thực phẩm, mùn cưa... Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, một phong trào nghệ thuật công cộng đã bùng nổ ở vùng đất vốn bình dị song hoành tráng đến độ, khiến du khách tìm thấy thú vui lái xe nhiều giờ trên những con đường hoang vu.

"Con đường Silo" độc đáo giúp Australia phát triển du lịch dã ngoại - Ảnh 1
"Con đường Silo" độc đáo giúp Australia phát triển du lịch dã ngoại - Ảnh 2
"Con đường Silo" độc đáo giúp Australia phát triển du lịch dã ngoại - Ảnh 3
Nghệ thuật Silo đã kéo gần lại những vùng xa xôi của nước Úc thành một phòng trưng bày sắp đặt ngoài trời dài đến 200km trên một vùng rộng lớn.
Nghệ thuật Silo đã kéo gần lại những vùng xa xôi của nước Úc thành một phòng trưng bày sắp đặt ngoài trời dài đến 200km trên một vùng rộng lớn.

Những nhà kho chứa ngũ cốc được phủ bích họa đầu tiên xuất hiện vào năm 2015, tại thị trấn Wheatbelt của Northam, Tây Úc. Tổ chức phi lợi nhuận có tên FORM đã mời hai nghệ sĩ đường phố nổi tiếng là Phlegm và Hense vẽ lên 8 khối silo cao 38m thuộc sở hữu của nhà sản xuất, xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất của Úc, CBH Group. Những gì họ hy vọng là những bức tranh tường trên nhà kho ngoài trời lớn nhất của Úc, chuyển đổi thành những tác phẩm nghệ thuật khổng lồ để vinh danh các nông dân trong vùng.

Đúng như kỳ vọng, nhà kho silo đã tạo ra cú “hit”. Các tác phẩm nghệ thuật cao chót vót có thể nhìn thấy cách xa hàng dặm đã đưa du khách đến các quán ăn địa phương và thưởng ngoạn sự đặc sắc ở những vùng đất tưởng như chẳng có gì này. Khi nhìn ngắm chúng, khách phương xa có thể hình dung sự bình lặng của vùng đồng nội Úc cùng những hoạt động thường nhật, hay thiên nhiên đa dạng với những bức tranh động vật khổng lồ dễ thương.

Thallon một thị trấn phía Tây Nam bang Queensland nước Úc, nơi mà người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi cừu và trồng cây bông. Có dân số chỉ vỏn vẹn 257 người, lại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu tác động lên đời sống phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, cách đây vài năm thị trấn đã đứng trước ngưỡng bị bỏ hoang, xóa khỏi bản đồ. Không chịu thua số phận, người dân Thallon đã đồng lòng cùng nhau tìm ra cách để vực dậy thị trấn của mình bằng việc “tô màu” cho những cột silo và bức tranh đồ sộ đầu tiên ra đời, phủ lên bốn cột silo cao 30m đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của thị trấn.

Bức tranh được đặt tên “The Watering Hole”, miêu tả một buổi hoàng hôn đỏ thắm với những hình ảnh đặc trưng của miền Nam nước Úc: cừu, vẹt đỏ và những bụi cây cano. Cuối cùng, kết quả của nó xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Bức tranh khổng lồ được hoàn thiện trong vòng 21 ngày cùng với 500 can sơn này không chỉ tạo nên sức ảnh hưởng tích cực đối với người dân địa phương mà còn nhận được Giải thưởng Nghệ thuật đường phố của Úc năm 2019.

"Con đường Silo" độc đáo giúp Australia phát triển du lịch dã ngoại - Ảnh 4
"Con đường Silo" độc đáo giúp Australia phát triển du lịch dã ngoại - Ảnh 5
"Con đường Silo" độc đáo giúp Australia phát triển du lịch dã ngoại - Ảnh 6
"Con đường Silo" độc đáo giúp Australia phát triển du lịch dã ngoại - Ảnh 7
 
Thông thường, các nghệ sĩ phải mất hai đến ba tuần để vẽ trên những chiếc silo hàng trăm tuổi này.
Thông thường, các nghệ sĩ phải mất hai đến ba tuần để vẽ trên những chiếc silo hàng trăm tuổi này.

Đường mòn silo đã lan tỏa, mở rộng đến các bang khác của nước Úc. Mỗi "bức tranh" kể một câu chuyện khác nhau về địa lý, con người và lịch sử của nó. Tại Yelarbon một thị trấn nhỏ bên rìa sa mạc Dpinifex. Nghệ sĩ Joel Fergie (còn gọi là The Zookeeper), đã hình dung ra một ốc đảo trên các silo ở đây, nhưng vì lý do sức khỏe, ông đã không thể hoàn thành tác phẩm của mình. Các thành viên của Jordache Castillejos và Jordon Bruce, cùng với Fergie, thuộc nhóm Brisbane, Brightsiders, đã tiếp quản và tạo ra một bức tranh tường đầy hy vọng về một cậu bé trong đầm Yelarbon với một chiếc thuyền giấy trong tay.

Bức tranh tường của Fergie và Vinson kể câu chuyện về người Boorong. Nhóm người bản địa được biết đến với kiến ​​thức chiêm tinh và khả năng hiểu các mùa thay đổi bằng cách sử dụng các chòm sao. Với phông nền sống động, rực rỡ, bức tranh tường mô tả một cô gái trẻ đang đung đưa từ một cây bạch đàn mallee, nhìn ra hồ nước và được bao quanh bởi các động vật bản địa. Dự án mất 11 tháng từ lúc lên ý tưởng đến khi thực hiện, với 20 ngày vẽ.

"Con đường Silo" độc đáo giúp Australia phát triển du lịch dã ngoại - Ảnh 8
"Con đường Silo" độc đáo giúp Australia phát triển du lịch dã ngoại - Ảnh 9
 
"Con đường Silo" độc đáo giúp Australia phát triển du lịch dã ngoại - Ảnh 10
"Con đường Silo" độc đáo giúp Australia phát triển du lịch dã ngoại - Ảnh 11
 
Du lịch theo dấu các bức tranh tường khổng lồ đã chính thức được nâng lên thành chiến lược du lịch tầm quốc gia của đất nước chuột túi.
Du lịch theo dấu các bức tranh tường khổng lồ đã chính thức được nâng lên thành chiến lược du lịch tầm quốc gia của đất nước chuột túi.

Cho đến năm 2019, việc khai thác du lịch của những bức tranh trên silo này trở nên hoàn thiện hơn khi hai khách du lịch nhiệt huyết đã tạo page Facebook, cũng như website Australian Silo Art Trail nhằm hướng dẫn những du khách có ý định đến tham quan, giới thiệu các địa điểm, sự kiện thú vị, nhà hàng không nên bỏ lỡ hay các khu cắm trại... Và từ đây, du lịch theo dấu các bức tranh tường khổng lồ đã chính thức được nâng lên thành chiến lược du lịch tầm quốc gia của đất nước chuột túi.

Kéo theo của những lượt khách từ nhiều nơi đổ về, các nhà hàng khách sạn, các quán cà phê đều lần lượt xuất hiện và mở rộng theo tuyến đường tham quan. Điều này đã giúp cho người dân địa phương có thêm nhiều cơ hội để tìm kiếm kế sinh nhai và cải thiện cuộc sống, song song với giữ vững nền nông nghiệp đã tồn tại nhiều năm.

Thông thường, các nghệ sĩ phải mất hai đến ba tuần để vẽ trên những chiếc silo hàng trăm tuổi này, với kinh phí hơn 100 nghìn đô la Úc cho một tác phẩm. Ngày nay, có 35 nhà kho silo sơn màu rải rác ở các bang New South Wales, Queensland, South Australia, Victoria và Western Australia. Chúng là những ví dụ điển hình cho không chỉ khả sáng tạo vượt khuôn khổ của con người, mà còn có thể nhận ra sức sống bền bỉ sẽ luôn giúp cho chúng ta vượt qua những nghịch cảnh, để tìm kiếm được cơ hội mới.