“Con đường tơ lụa” Trung Quốc gặp khó ở Thái Lan
Thái Lan cho rằng phía sau lời đề nghị hỗ trợ về vốn và xây dựng của Trung Quốc là những sợi dây ràng buộc
Chiến lược “một vành đai, một con đường”, hay còn gọi là “con đường tơ lụa”, được xem là một trọng tâm trong chính sách kinh tế của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, chiến lược này đang vấp phải một số trở ngại ở Thái Lan.
Được ông Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2013, sáng kiến “con đường tơ lụa” nhằm tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư, đặc biệt với các nước Trung Á và Đông Nam Á.
Trên nhiều phương diện, ý tưởng này rất hợp lý. Các khu vực trên cần hàng nghìn tỷ USD vốn đầu tư để xây dựng đường xá, sân bay, và các cơ sở hạ tầng khác. Trong khi đó, Trung Quốc dư thừa năng lực sản xuất công nghiệp và sở hữu nguồn vốn dồi dào.
Tuy nhiên, việc đổ vỡ một thỏa thuận gần đây về việc Trung Quốc xây dựng và cung cấp vốn cho một dự án đường sắt ở Thái Lan được xem là một tín hiệu cho thấy kế hoạch của Bắc Kinh không hề “xuôi chèo mát mái”.
Chính phủ Thái Lan cho rằng phía sau lời đề nghị hỗ trợ về vốn và xây dựng của Trung Quốc là những sợi dây ràng buộc mà Bangkok không thể dễ dàng chấp nhận. Với dự án này, giới chức Trung Quốc đã đòi Thái Lan cho các công ty Trung Quốc xây dựng các dự án bất động sản thương mại tại các nhà ga và dọc tuyến đường sắt nối từ Bangkok tới thành phố Nong Khai ở phía Đông Bắc Thái Lan, gần với Lào.
“Chúng tôi đã nói với phía Trung Quốc là chúng tôi sẽ không cấp đất cho những dự án như vậy. Thái Lan không giống như Lào”, Bộ trưởng Bộ Giao thông Thái Lan Arkhom Termpittayapaisith phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn Bloomberg.
Ông Arkhom cho biết, Trung Quốc đã tìm cách thâu tóm nhiều diện tích đất thương mại dọc theo tuyến đường sắt dự kiến và đòi hỏi phía Thái Lan tăng tài sản thế chấp để được Trung Quốc cấp vốn.
Vị Bộ trưởng Bộ Giao thông Thái Lan nhấn mạnh rằng “cánh cửa vẫn mở” để Trung Quốc rót vốn vào Thái Lan, chẳng hạn thông qua Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) - định chế do Trung Quốc khởi xướng và dẫn đầu.
Tuy nhiên, đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy những cuộc thảo luận về vấn đề này đã hoặc đang diễn ra.
Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, vào hôm 29/4 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã họp với các ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về chiến lược “con đường tơ lụa”. Cuộc họp được xem là tín hiệu cho thấy Trung Quốc thừa nhận sự cần thiết phải có một số điều chỉnh đối với chiến lược này.
“Song song với việc quan tâm tới lợi ích của chính mình, chúng ta sẽ cân nhắc và quan tâm nhiều hơn tới lợi ích của các quốc gia khác”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình phát biểu tại cuộc họp. “Tôi hy vọng là người dân ở tất cả các nước dọc theo con đường tơ lụa sẽ thực sự cảm nhận được lợi ích mà sáng kiến này mang lại”.
Ông Tập cũng nói các công ty Trung Quốc tham gia sáng kiến “con đường tơ lụa” cần chú trọng uy tín bằng cách tuân thủ luật pháp, thay vì chỉ đề cao lợi nhuận kinh tế.
Theo đánh giá của ông Richard Jerram, chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng Bank of Singapore Ltd, khó khăn mà Trung Quốc gặp phải khi thực thi các dự án thuộc “con đường tơ lụa” ở những nước như Thái Lan là một bằng chứng về “sự thiếu minh bạch nói chung về ý tưởng”.
Ông Jerram nói rằng, không rõ “con đường tơ lụa” là một công cụ chính sách đối ngoại của Trung Quốc, trong đó đầu tư cần đi kèm với viện trợ, hay là một sáng kiến thuần thương mại không cần có bất kỳ khoản vốn nào từ nhà nước.
“Đúng là châu Á cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhưng vốn để rót vào những dự án có khả năng mang lại lợi nhuận là không hề thiếu”, ông Jerram nói.
Ông Arkhom, Bộ trưởng Bộ Giao thông Thái Lan cho rằng lợi nhuận từ các dự án đường sắt là một vấn đề phức tạp do thời gian thu hồi vốn kéo dài, có thể lên tới hàng thập kỷ. Đề phòng trường hợp dự án không thành công, nhà đầu tư có thể sẽ đòi được bảo lãnh dưới một dạng nào đó. Và đây chính là vấn đề đặt ra những mối lo về lợi ích quốc gia.
“Dự án này thuộc về người dân Thái Lan. Mà ở trong nước, chúng tôi có nhiều tiền”, ông Arkhom phát biểu.
Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, chiến lược này đang vấp phải một số trở ngại ở Thái Lan.
Được ông Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2013, sáng kiến “con đường tơ lụa” nhằm tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư, đặc biệt với các nước Trung Á và Đông Nam Á.
Trên nhiều phương diện, ý tưởng này rất hợp lý. Các khu vực trên cần hàng nghìn tỷ USD vốn đầu tư để xây dựng đường xá, sân bay, và các cơ sở hạ tầng khác. Trong khi đó, Trung Quốc dư thừa năng lực sản xuất công nghiệp và sở hữu nguồn vốn dồi dào.
Tuy nhiên, việc đổ vỡ một thỏa thuận gần đây về việc Trung Quốc xây dựng và cung cấp vốn cho một dự án đường sắt ở Thái Lan được xem là một tín hiệu cho thấy kế hoạch của Bắc Kinh không hề “xuôi chèo mát mái”.
Chính phủ Thái Lan cho rằng phía sau lời đề nghị hỗ trợ về vốn và xây dựng của Trung Quốc là những sợi dây ràng buộc mà Bangkok không thể dễ dàng chấp nhận. Với dự án này, giới chức Trung Quốc đã đòi Thái Lan cho các công ty Trung Quốc xây dựng các dự án bất động sản thương mại tại các nhà ga và dọc tuyến đường sắt nối từ Bangkok tới thành phố Nong Khai ở phía Đông Bắc Thái Lan, gần với Lào.
“Chúng tôi đã nói với phía Trung Quốc là chúng tôi sẽ không cấp đất cho những dự án như vậy. Thái Lan không giống như Lào”, Bộ trưởng Bộ Giao thông Thái Lan Arkhom Termpittayapaisith phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn Bloomberg.
Ông Arkhom cho biết, Trung Quốc đã tìm cách thâu tóm nhiều diện tích đất thương mại dọc theo tuyến đường sắt dự kiến và đòi hỏi phía Thái Lan tăng tài sản thế chấp để được Trung Quốc cấp vốn.
Vị Bộ trưởng Bộ Giao thông Thái Lan nhấn mạnh rằng “cánh cửa vẫn mở” để Trung Quốc rót vốn vào Thái Lan, chẳng hạn thông qua Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) - định chế do Trung Quốc khởi xướng và dẫn đầu.
Tuy nhiên, đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy những cuộc thảo luận về vấn đề này đã hoặc đang diễn ra.
Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, vào hôm 29/4 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã họp với các ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về chiến lược “con đường tơ lụa”. Cuộc họp được xem là tín hiệu cho thấy Trung Quốc thừa nhận sự cần thiết phải có một số điều chỉnh đối với chiến lược này.
“Song song với việc quan tâm tới lợi ích của chính mình, chúng ta sẽ cân nhắc và quan tâm nhiều hơn tới lợi ích của các quốc gia khác”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình phát biểu tại cuộc họp. “Tôi hy vọng là người dân ở tất cả các nước dọc theo con đường tơ lụa sẽ thực sự cảm nhận được lợi ích mà sáng kiến này mang lại”.
Ông Tập cũng nói các công ty Trung Quốc tham gia sáng kiến “con đường tơ lụa” cần chú trọng uy tín bằng cách tuân thủ luật pháp, thay vì chỉ đề cao lợi nhuận kinh tế.
Theo đánh giá của ông Richard Jerram, chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng Bank of Singapore Ltd, khó khăn mà Trung Quốc gặp phải khi thực thi các dự án thuộc “con đường tơ lụa” ở những nước như Thái Lan là một bằng chứng về “sự thiếu minh bạch nói chung về ý tưởng”.
Ông Jerram nói rằng, không rõ “con đường tơ lụa” là một công cụ chính sách đối ngoại của Trung Quốc, trong đó đầu tư cần đi kèm với viện trợ, hay là một sáng kiến thuần thương mại không cần có bất kỳ khoản vốn nào từ nhà nước.
“Đúng là châu Á cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhưng vốn để rót vào những dự án có khả năng mang lại lợi nhuận là không hề thiếu”, ông Jerram nói.
Ông Arkhom, Bộ trưởng Bộ Giao thông Thái Lan cho rằng lợi nhuận từ các dự án đường sắt là một vấn đề phức tạp do thời gian thu hồi vốn kéo dài, có thể lên tới hàng thập kỷ. Đề phòng trường hợp dự án không thành công, nhà đầu tư có thể sẽ đòi được bảo lãnh dưới một dạng nào đó. Và đây chính là vấn đề đặt ra những mối lo về lợi ích quốc gia.
“Dự án này thuộc về người dân Thái Lan. Mà ở trong nước, chúng tôi có nhiều tiền”, ông Arkhom phát biểu.