Còn kẽ hở trong kinh doanh vàng
Các ngân hàng mong muốn Ngân hàng Nhà nước sớm cho phép họ được thanh toán vàng qua tài khoản
Kinh doanh vàng đang ngày một sôi động, nhiều ngân hàng đã và đang tấn công mạnh vào thị trường kim loại quý hiếm này.
Trong bối cảnh đó, các ngân hàng mong muốn Ngân hàng Nhà nước sớm cho phép họ được thanh toán vàng qua tài khoản trong việc mua bán với khách hàng ở thị trường nội địa, thay vì phải thanh toán bằng tiền mặt và trao đổi bằng vàng vật chất như hiện nay.
Có như vậy, việc mua bán vàng mới được đảm bảo, tránh được rủi ro cho cả người bán và người mua, mà Nhà nước lại quản lý được dòng tiền luân chuyển trên thị trường vàng.
Trên thực tế, hiện nay, việc giao dịch mua bán vàng giữa các doanh nghiệp kinh doanh vàng, cũng như hệ thống ngân hàng với khách hàng đều được thể hiện bằng vàng vật chất, chủ yếu qua hình thức trao tay, không thanh toán qua hệ thống ngân hàng, nên chưa có cơ quan nào quản lý được quá trình này. Đây chính là kẽ hở để các nhà kinh doanh vàng lách thuế, trong khi lợi nhuận từ việc kinh doanh mặt hàng kim loại quý này không phải nhỏ.
Mặt khác, khi các giao dịch vàng được trao đổi, mua bán bằng vàng vật chất và tiền mặt rất dễ dẫn đến rủi ro trong quá trình vận chuyển. Điều này cho thấy, việc chưa cho phép doanh nghiệp, kể cả ngân hàng, được thanh toán vàng qua tài khoản là một hạn chế rất lớn trong kinh doanh vàng ở Việt Nam hiện nay.
Phó giám đốc một ngân hàng đưa ra dẫn chứng, Công ty Vàng bạc - Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện đã được phép mở tài khoản để giao dịch với thị trường vàng trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam, tuy chỉ cách Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) hay một số ngân hàng khác vài chục mét, nhưng SJC lại không được phép thanh toán vàng qua tài khoản khi mua bán với khách hàng. Vàng cũng được xem là một loại tiền tệ, nhưng lại không được giao dịch qua tài khoản. Chính vì thế, các ngân hàng đã chính thức gửi kiến nghị lên Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này, song đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Vị phó giám đốc trên lý luận, thực tế trên cho thấy, việc thả nổi hay chưa quản lý được thị trường vàng vẫn là câu hỏi được đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước. Theo ông, trước đây, khi thuế nhập khẩu vàng còn giữ mức 1% thì vàng nhập lậu về Việt Nam khá lớn. Song từ khi Nhà nước giảm thuế nhập khẩu vàng xuống 0,5%, đã hạn chế được một lượng lớn vàng nhập lậu, nhờ đó, thu thuế của Nhà nước cũng được đẩy lên cao hơn. Điều này chứng tỏ, tuy giảm thuế, nhưng mức thuế Nhà nước thu về chưa hẳn đã thấp, hơn nữa lại còn có thể quản lý chặt hơn việc nhập khẩu vàng. Như vậy, tại sao Ngân hàng Nhà nước lại không cho ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng được thanh toán qua tài khoản?
Theo các ngân hàng, nếu được phép thanh toán qua tài khoản, sẽ thuận lợi cho cả người mua và người bán. Còn phía Ngân hàng Nhà nước sẽ dễ dàng quản lý được luồng tiền trong việc kinh doanh vàng của ngân hàng, trong khi nhu cầu thanh toán vàng qua tài khoản là rất lớn. SJC cho biết, có thể trong tháng 5 này, sẽ gửi hồ sơ xin mở tài khoản thanh toán tại hai ngân hàng cổ phần lớn là ACB và Eximbank. Tuy nhiên, một trong hai ngân hàng trên cho biết, vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước cho phép mở tài khoản thanh toán vàng cho SJC.
Mặc dù vậy, các nhà kinh doanh tài chính cũng thừa nhận, nếu sớm buộc các công ty kinh doanh vàng tư nhân thực hiện việc thanh toán mua bán vàng qua tài khoản thì chưa hẳn họ đã đồng ý, bởi như vậy thì họ sẽ khó tìm được kẽ hở để “lách” thuế như hiện nay. Lúc đó, các chứng từ, hóa đơn mua - bán đều được thể hiện rất rõ và Ngân hàng Nhà nước rất dễ dàng để kiểm soát nguồn thu, nguồn chi của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, các ngân hàng mong muốn Ngân hàng Nhà nước sớm cho phép họ được thanh toán vàng qua tài khoản trong việc mua bán với khách hàng ở thị trường nội địa, thay vì phải thanh toán bằng tiền mặt và trao đổi bằng vàng vật chất như hiện nay.
Có như vậy, việc mua bán vàng mới được đảm bảo, tránh được rủi ro cho cả người bán và người mua, mà Nhà nước lại quản lý được dòng tiền luân chuyển trên thị trường vàng.
Trên thực tế, hiện nay, việc giao dịch mua bán vàng giữa các doanh nghiệp kinh doanh vàng, cũng như hệ thống ngân hàng với khách hàng đều được thể hiện bằng vàng vật chất, chủ yếu qua hình thức trao tay, không thanh toán qua hệ thống ngân hàng, nên chưa có cơ quan nào quản lý được quá trình này. Đây chính là kẽ hở để các nhà kinh doanh vàng lách thuế, trong khi lợi nhuận từ việc kinh doanh mặt hàng kim loại quý này không phải nhỏ.
Mặt khác, khi các giao dịch vàng được trao đổi, mua bán bằng vàng vật chất và tiền mặt rất dễ dẫn đến rủi ro trong quá trình vận chuyển. Điều này cho thấy, việc chưa cho phép doanh nghiệp, kể cả ngân hàng, được thanh toán vàng qua tài khoản là một hạn chế rất lớn trong kinh doanh vàng ở Việt Nam hiện nay.
Phó giám đốc một ngân hàng đưa ra dẫn chứng, Công ty Vàng bạc - Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện đã được phép mở tài khoản để giao dịch với thị trường vàng trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam, tuy chỉ cách Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) hay một số ngân hàng khác vài chục mét, nhưng SJC lại không được phép thanh toán vàng qua tài khoản khi mua bán với khách hàng. Vàng cũng được xem là một loại tiền tệ, nhưng lại không được giao dịch qua tài khoản. Chính vì thế, các ngân hàng đã chính thức gửi kiến nghị lên Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này, song đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Vị phó giám đốc trên lý luận, thực tế trên cho thấy, việc thả nổi hay chưa quản lý được thị trường vàng vẫn là câu hỏi được đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước. Theo ông, trước đây, khi thuế nhập khẩu vàng còn giữ mức 1% thì vàng nhập lậu về Việt Nam khá lớn. Song từ khi Nhà nước giảm thuế nhập khẩu vàng xuống 0,5%, đã hạn chế được một lượng lớn vàng nhập lậu, nhờ đó, thu thuế của Nhà nước cũng được đẩy lên cao hơn. Điều này chứng tỏ, tuy giảm thuế, nhưng mức thuế Nhà nước thu về chưa hẳn đã thấp, hơn nữa lại còn có thể quản lý chặt hơn việc nhập khẩu vàng. Như vậy, tại sao Ngân hàng Nhà nước lại không cho ngân hàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng được thanh toán qua tài khoản?
Theo các ngân hàng, nếu được phép thanh toán qua tài khoản, sẽ thuận lợi cho cả người mua và người bán. Còn phía Ngân hàng Nhà nước sẽ dễ dàng quản lý được luồng tiền trong việc kinh doanh vàng của ngân hàng, trong khi nhu cầu thanh toán vàng qua tài khoản là rất lớn. SJC cho biết, có thể trong tháng 5 này, sẽ gửi hồ sơ xin mở tài khoản thanh toán tại hai ngân hàng cổ phần lớn là ACB và Eximbank. Tuy nhiên, một trong hai ngân hàng trên cho biết, vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước cho phép mở tài khoản thanh toán vàng cho SJC.
Mặc dù vậy, các nhà kinh doanh tài chính cũng thừa nhận, nếu sớm buộc các công ty kinh doanh vàng tư nhân thực hiện việc thanh toán mua bán vàng qua tài khoản thì chưa hẳn họ đã đồng ý, bởi như vậy thì họ sẽ khó tìm được kẽ hở để “lách” thuế như hiện nay. Lúc đó, các chứng từ, hóa đơn mua - bán đều được thể hiện rất rõ và Ngân hàng Nhà nước rất dễ dàng để kiểm soát nguồn thu, nguồn chi của doanh nghiệp.