Công an đang điều tra vụ sập hầm thuỷ điện
Bộ Xây dựng muốn chủ trì việc giám định nguyên nhân sự cố sập hầm thuỷ điện Đạ Dâng
Chiều 22/12, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã ký báo cáo Thủ tướng về giải quyết sự cố sập hầm dẫn nước công trình thủy điện Đạ Dâng, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Bộ Xây dựng cho biết, dự án được thực hiện theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý và được khởi công vào tháng 12/2003.
Chủ đầu tư công trình ban đầu là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5, đến năm 2007 chuyển đổi chủ đầu tư sang Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Long Hội. Nhà thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật là Viện Thiết kế thủy lợi và điện lực Nam Ninh (Trung Quốc) và nhà thầu tư vấn thiết kế hiệu chỉnh thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và tư vấn thủy lợi Điện lực.
Nhà thầu tư vấn giám sát thi công là Công ty Cổ phần Tư vấn Nhật Thăng - VNT6.
Nhà thầu thi công hạng mục hầm dẫn nước thủy điện Đa Dâng, ban đầu do Công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 2 triển khai, sau đó chuyển sang Công ty Cổ phần Xây dựng công trình ngầm (Vinavico) thực hiện đào và gia cố đoạn 600m đầu hầm và chuyển Công ty Cổ phần Sông Đà 505 thi công vỏ bọc bê tông (đoạn còn lại do Công ty Cổ phần Sông đà 10 thi công).
Sự cố sập kết cấu hầm dẫn nước công trình thủy điện Đạ Dâng ngày 16/12 xảy ra tại vị trí cách cửa hầm khoảng 460 m, với hàng trăm m3 đất đá sụt xuống lấp kín đường hầm, khiến 12 công nhân mắc kẹt và được giải thoát sau đó 3 ngày.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã cử đoàn công tác đến hiện trường để cùng các bên xem xét, đề xuất các giải pháp và phối hợp cùng với UBND tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan hữu quan chỉ đạo công tác cứu hộ khẩn cấp.
Theo Bộ Xây dựng, trước hết cần đình chỉ việc thi công công trình này, phong tỏa hiện trường và hồ sơ của công trình để phục vụ việc tổ chức giám định nguyên nhân sự cố.
Về việc tổ chức giám định nguyên nhân sự cố, theo quy định thì sự cố sập kết cấu hầm tại công trình thủy điện Đạ Dâng là sự cố cấp 2 và UBND tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm tổ chức giám định nguyên nhân sự cố.
Tuy nhiên, xét thấy sự cố này có nhiều yếu tố kỹ thuật phức tạp, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, UBND tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan có liên quan tổ chức giám định nguyên nhân sự cố, phân định trách nhiệm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Cũng trong chiều 22/12, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức họp báo về vụ tai nạn và quá trình cứu hộ, cứu nạn.
Tại đây, Thiếu tướng Bùi Văn Sơn - Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện cơ quan điều tra đã lấy mẫu địa chất tại khu vực xảy ra vụ sập hầm thuỷ điện đưa đi giám định.
Đồng thời, Công an tỉnh đang phối hợp với các cơ quan chức năng khác và các bộ, ngành liên quan tiến hành phong toả, khám nghiệm hiện trường, khẩn trương điều tra.
“Hiện chỉ mới là giai đoạn điều tra ban đầu. Khi chúng tôi xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại…sẽ căn cứ vào các quy định pháp luật để xem xét khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định”, ông Sơn cho hay.
Bộ Xây dựng cho biết, dự án được thực hiện theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý và được khởi công vào tháng 12/2003.
Chủ đầu tư công trình ban đầu là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5, đến năm 2007 chuyển đổi chủ đầu tư sang Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Long Hội. Nhà thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật là Viện Thiết kế thủy lợi và điện lực Nam Ninh (Trung Quốc) và nhà thầu tư vấn thiết kế hiệu chỉnh thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và tư vấn thủy lợi Điện lực.
Nhà thầu tư vấn giám sát thi công là Công ty Cổ phần Tư vấn Nhật Thăng - VNT6.
Nhà thầu thi công hạng mục hầm dẫn nước thủy điện Đa Dâng, ban đầu do Công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 2 triển khai, sau đó chuyển sang Công ty Cổ phần Xây dựng công trình ngầm (Vinavico) thực hiện đào và gia cố đoạn 600m đầu hầm và chuyển Công ty Cổ phần Sông Đà 505 thi công vỏ bọc bê tông (đoạn còn lại do Công ty Cổ phần Sông đà 10 thi công).
Sự cố sập kết cấu hầm dẫn nước công trình thủy điện Đạ Dâng ngày 16/12 xảy ra tại vị trí cách cửa hầm khoảng 460 m, với hàng trăm m3 đất đá sụt xuống lấp kín đường hầm, khiến 12 công nhân mắc kẹt và được giải thoát sau đó 3 ngày.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã cử đoàn công tác đến hiện trường để cùng các bên xem xét, đề xuất các giải pháp và phối hợp cùng với UBND tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan hữu quan chỉ đạo công tác cứu hộ khẩn cấp.
Theo Bộ Xây dựng, trước hết cần đình chỉ việc thi công công trình này, phong tỏa hiện trường và hồ sơ của công trình để phục vụ việc tổ chức giám định nguyên nhân sự cố.
Về việc tổ chức giám định nguyên nhân sự cố, theo quy định thì sự cố sập kết cấu hầm tại công trình thủy điện Đạ Dâng là sự cố cấp 2 và UBND tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm tổ chức giám định nguyên nhân sự cố.
Tuy nhiên, xét thấy sự cố này có nhiều yếu tố kỹ thuật phức tạp, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, UBND tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan có liên quan tổ chức giám định nguyên nhân sự cố, phân định trách nhiệm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Cũng trong chiều 22/12, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức họp báo về vụ tai nạn và quá trình cứu hộ, cứu nạn.
Tại đây, Thiếu tướng Bùi Văn Sơn - Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện cơ quan điều tra đã lấy mẫu địa chất tại khu vực xảy ra vụ sập hầm thuỷ điện đưa đi giám định.
Đồng thời, Công an tỉnh đang phối hợp với các cơ quan chức năng khác và các bộ, ngành liên quan tiến hành phong toả, khám nghiệm hiện trường, khẩn trương điều tra.
“Hiện chỉ mới là giai đoạn điều tra ban đầu. Khi chúng tôi xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại…sẽ căn cứ vào các quy định pháp luật để xem xét khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định”, ông Sơn cho hay.