Công bố chỉ số ICT Index 2006 của Việt Nam
Tp.HCM và Hà Nội vẫn tiếp tục chiếm hai vị trí đứng đầu trong số 64 tỉnh thành về Vietnam ICT Index 2006
Tại hội thảo hợp tác phát triển công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam lần thứ 11 vừa được tổ chức tại Ninh Thuận ngày 14/9, Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về công nghệ thông tin và Hội Tin học Việt Nam đã chính thức công bố chỉ số xếp hạng mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin năm 2006 (Vietnam ICT Index 2006) của 64 tỉnh/thành và 30 bộ ngành.
Mục tiêu của việc xây dựng chỉ số ICT Index, theo Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Vũ Đức Đam, là nhằm đánh giá chân thực bức tranh toàn cảnh của việc ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam có thể đối chiếu với các đánh giá quốc tế về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Việt Nam.
Với truyền thống sẵn có, trong bản xếp hạng các tỉnh thành, Tp.HCM và Hà Nội vẫn tiếp tục chiếm hai vị trí đứng đầu trong số 64 tỉnh thành. Hai thành phố này có mức độ sẵn sàng công nghệ thông tin cao gấp rưỡi mức trung bình của các địa phương.
Điểm đặc biệt năm nay là chỉ số ICT Index ghi nhận sự bứt phá của hai địa phương là Bình Dương và Thừa Thiên - Huế, từ vị trí 16 và 12 năm 2005 vượt lên chiếm vị trí thứ 3 và thứ 4, đẩy Đà Nẵng từ vị trí số 3 năm 2005 xuống vị trí thứ 5. Các tỉnh miền núi phía Bắc được xếp ở những vị trí cuối cùng của bảng xếp hạng là Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang.
Trong nhóm các bộ ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo được bước bất ngờ nhảy vọt, từ vị trí gần áp chót trong lần xếp hạng trước đã vươn lên chiếm vị trí thứ nhất, tiếp theo sau là các bộ: Tài chính, Thương mại và Bộ Bưu chính viễn thông. Ở nhóm cuối bảng, Bộ Ngoại giao thay thế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở vị trí cuối cùng trong số 30 bộ ngành tham gia xếp hạng.
Nhận xét về sự thay đổi giữa các vị trí xếp hạng ICT Index năm nay, ông Lê Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội Tin học Việt Nam cho rằng đó là do việc đánh giá các chỉ tiêu năm nay có sự thay đổi so với năm ngoái. Các tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin chiếm trọng số lớn hơn hẳn. Chính vì vậy, những bộ ngành và địa phương ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả thì chỉ số xếp hạng sẽ nhảy vọt lên.
Một nguyên nhân khác, cũng theo ông Hà, sự tiến bộ của một số bộ, ngành trong chỉ số xếp hạng năm nay có thể là do các địa phương và các bộ ngành năm ngoái đã nhận thức được sự yếu kém của mình nên đã đầu tư nhiều hơn cho công nghệ thông tin.
Ý kiến này cũng đã nhận được sự đồng thuận của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Vũ Đức Đam, rằng sự đổi ngôi trong chỉ số xếp hạng năm nay phần nào cho thấy nhiều bộ ngành và địa phương đã tích cực hơn trong việc thúc đẩy ứng dụng và đầu tư cho công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng lưu ý những tỉnh và bộ ngành năm nay có thứ hạng cao cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin vì nếu không có thể sẽ bị hoán đổi vào năm tới khi các địa phương và bộ ngành năm nay thấy mình lép vế sẽ nỗ lực bứt lên.
Kết quả ICT Index 2006 cũng cho thấy sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh thành với các bộ ngành về mức độ sẵn sàng công nghệ thông tin. Trong hầu hết các chỉ số, các bộ ngành đều vượt trội hơn.
Ví dụ với chỉ số máy tính trên cán bộ công chức, trung bình 10 cán bộ công chức của các tỉnh thành có 3 máy tính, trong khi đó tỷ lệ này ở các bộ ngành là gần 7 máy tính/10 cán bộ. Các chỉ số về kết nối Internet cũng có sự chênh lệch. 100% cơ quan quản lý nhà nước tại các bộ ngành có kết nối Internet băng rộng, trong khi đó tỷ lệ này với các địa phương là 65%.
Báo cáo ICT Index năm nay cũng thống kê được 13,7% số hộ gia đình đã có máy tính và 6,5% hộ gia đình có kết nối Internet.
Mục tiêu của việc xây dựng chỉ số ICT Index, theo Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Vũ Đức Đam, là nhằm đánh giá chân thực bức tranh toàn cảnh của việc ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam có thể đối chiếu với các đánh giá quốc tế về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Việt Nam.
Với truyền thống sẵn có, trong bản xếp hạng các tỉnh thành, Tp.HCM và Hà Nội vẫn tiếp tục chiếm hai vị trí đứng đầu trong số 64 tỉnh thành. Hai thành phố này có mức độ sẵn sàng công nghệ thông tin cao gấp rưỡi mức trung bình của các địa phương.
Điểm đặc biệt năm nay là chỉ số ICT Index ghi nhận sự bứt phá của hai địa phương là Bình Dương và Thừa Thiên - Huế, từ vị trí 16 và 12 năm 2005 vượt lên chiếm vị trí thứ 3 và thứ 4, đẩy Đà Nẵng từ vị trí số 3 năm 2005 xuống vị trí thứ 5. Các tỉnh miền núi phía Bắc được xếp ở những vị trí cuối cùng của bảng xếp hạng là Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang.
Trong nhóm các bộ ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo được bước bất ngờ nhảy vọt, từ vị trí gần áp chót trong lần xếp hạng trước đã vươn lên chiếm vị trí thứ nhất, tiếp theo sau là các bộ: Tài chính, Thương mại và Bộ Bưu chính viễn thông. Ở nhóm cuối bảng, Bộ Ngoại giao thay thế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở vị trí cuối cùng trong số 30 bộ ngành tham gia xếp hạng.
Nhận xét về sự thay đổi giữa các vị trí xếp hạng ICT Index năm nay, ông Lê Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội Tin học Việt Nam cho rằng đó là do việc đánh giá các chỉ tiêu năm nay có sự thay đổi so với năm ngoái. Các tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin chiếm trọng số lớn hơn hẳn. Chính vì vậy, những bộ ngành và địa phương ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả thì chỉ số xếp hạng sẽ nhảy vọt lên.
Một nguyên nhân khác, cũng theo ông Hà, sự tiến bộ của một số bộ, ngành trong chỉ số xếp hạng năm nay có thể là do các địa phương và các bộ ngành năm ngoái đã nhận thức được sự yếu kém của mình nên đã đầu tư nhiều hơn cho công nghệ thông tin.
Ý kiến này cũng đã nhận được sự đồng thuận của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Vũ Đức Đam, rằng sự đổi ngôi trong chỉ số xếp hạng năm nay phần nào cho thấy nhiều bộ ngành và địa phương đã tích cực hơn trong việc thúc đẩy ứng dụng và đầu tư cho công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng lưu ý những tỉnh và bộ ngành năm nay có thứ hạng cao cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin vì nếu không có thể sẽ bị hoán đổi vào năm tới khi các địa phương và bộ ngành năm nay thấy mình lép vế sẽ nỗ lực bứt lên.
Kết quả ICT Index 2006 cũng cho thấy sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh thành với các bộ ngành về mức độ sẵn sàng công nghệ thông tin. Trong hầu hết các chỉ số, các bộ ngành đều vượt trội hơn.
Ví dụ với chỉ số máy tính trên cán bộ công chức, trung bình 10 cán bộ công chức của các tỉnh thành có 3 máy tính, trong khi đó tỷ lệ này ở các bộ ngành là gần 7 máy tính/10 cán bộ. Các chỉ số về kết nối Internet cũng có sự chênh lệch. 100% cơ quan quản lý nhà nước tại các bộ ngành có kết nối Internet băng rộng, trong khi đó tỷ lệ này với các địa phương là 65%.
Báo cáo ICT Index năm nay cũng thống kê được 13,7% số hộ gia đình đã có máy tính và 6,5% hộ gia đình có kết nối Internet.