Công bố pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển
Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó
Ngày 23/9, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển.
Pháp lệnh này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá 12 thông qua ngày 27/8/2008, gồm 6 chương, 72 điều quy định về thủ tục bắt giữ tàu biển, thả tàu biển đang bị bắt giữ, bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải và thực hiện tương trợ tư pháp với những nước cùng là thành viên của các điều ước quốc tế liên quan đến bắt giữ tàu biển mà Việt Nam tham gia.
Pháp lệnh sẽ áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam cũng như nước ngoài có liên quan đến giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và tương trợ tư pháp làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển.
Các khiếu nại hàng hải như thiệt hại về môi trường do tàu biển gây ra, tranh chấp hợp đồng mua bán, thế chấp tàu biển, tổn thất liên quan đến hàng hoá vận chuyển bằng tàu biển... đều có thể phát sinh yêu cầu bắt giữ tàu biển.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự, thực hiện uỷ thác tư pháp của toà án nước ngoài.
Pháp lệnh này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá 12 thông qua ngày 27/8/2008, gồm 6 chương, 72 điều quy định về thủ tục bắt giữ tàu biển, thả tàu biển đang bị bắt giữ, bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải và thực hiện tương trợ tư pháp với những nước cùng là thành viên của các điều ước quốc tế liên quan đến bắt giữ tàu biển mà Việt Nam tham gia.
Pháp lệnh sẽ áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam cũng như nước ngoài có liên quan đến giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và tương trợ tư pháp làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển.
Các khiếu nại hàng hải như thiệt hại về môi trường do tàu biển gây ra, tranh chấp hợp đồng mua bán, thế chấp tàu biển, tổn thất liên quan đến hàng hoá vận chuyển bằng tàu biển... đều có thể phát sinh yêu cầu bắt giữ tàu biển.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự, thực hiện uỷ thác tư pháp của toà án nước ngoài.