Công bố số thật, cán bộ thống kê “chịu rất nhiều áp lực”
Cả cơ quan thống kê Trung ương và địa phương vẫn gặp phải tình trạng bất hợp tác
“Vấn đề khách du lịch có đóng góp như thế nào đối với phát triển kinh tế, chi tiêu như thế nào lúc du lịch tại Việt Nam, khi Chính phủ làm đề án đưa du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chúng tôi lấy số liệu cực khổ. Số liệu về các vùng, ngành kinh tế còn cực khổ hơn nữa”.
Chia sẻ về sự “vất vả” trong tập hợp và sử dụng số liệu thống kê nói trên được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra tại buổi làm việc với Tổng cục Thống kê, ngày 16/8.
“Nhiều lúc cảm thấy rất cô đơn”
Một dẫn dụ về sự bất nhất, thiếu chính xác của số liệu thống kê được Phó thủ tướng nêu ra, khi ông cho biết: vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo xuất khẩu 200.000 tấn thịt lợn, trong khi Bộ Công Thương lại báo cáo xuất được 300.000 tấn.
Phó thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan và cả ngành thống kê phải giải đáp, làm rõ vấn đề này, vì cùng một mặt hàng mà hai bộ hai số liệu khác nhau thì Chính phủ “không biết đường nào mà lần”.
Trong khi đó, báo cáo trước Phó thủ tướng về những khó khăn của thống kê địa phương, Cục trưởng Cục Thống kê Phú Thọ, ông Nguyễn Huy Lương nói rằng, cán bộ thống kê địa phương phải chịu rất nhiều áp lực, bị phân biệt đối xử, thậm chí là bị cô lập, nhất là khi công bố những số liệu “thật”.
“Chúng tôi phải chịu rất nhiều áp lực, thậm chí phải trả giá. Mà cái giá này thì nhiều khi không thể đo đếm được khi phải nói những con số thống kê thực cho các cấp lãnh đạo địa phương. Dù mình là thủ trưởng cơ quan chuyên môn thống kê thật đấy, nhưng nhiều lúc cảm thấy rất cô đơn”, ông Lương nói.
Chia sẻ với đại diện Phú Thọ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, ông Nguyễn Bích Lâm cho hay, ngay cả cơ quan thống kê Trung ương cũng gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận, chia sẻ và cung cấp thông tin, số liệu thống kê từ các bộ ngành.
“Bộ Tài nguyên và Môi trường đến nay vẫn không hợp tác với Tổng cục Thống kê trong cung cấp số liệu quản lý. Có những cuộc họp liên quan chúng tôi mời đích danh hoặc đại diện bộ này tới, nhưng chưa bao giờ họ có mặt”, ông Lâm cho biết và khẳng định đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến số liệu thống kê nhiều lúc chưa được chuẩn xác, kịp thời.
Có hiện tượng không muốn khai thật
Một đại diện khác của Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ cho hay, hiện vẫn có hiện tượng che giấu, không muốn khai thật thông tin, số liệu… khiến cho cán bộ thống kê khá vất vả trong nỗ lực tìm đến con số thực.
Sau khi nghe đại diện ngành thống kê báo cáo, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: vẫn còn tình trạng cát cứ trong sử dụng, cung cấp thông tin, số liệu thống kê.
“Con đường dài nhất là từ phòng nọ sang phòng kia, từ bộ nọ sang bộ kia. Nhưng nhiều khi chỉ cần một cuộc điện thoại là giải quyết xong nhưng vẫn phải chờ thảo công văn, rồi gửi mất vài ngày… Giá trị gia tăng của số liệu thống kê thấp như vậy thì hiệu quả sử dụng hạn chế là phải”, Phó thủ tướng nói.
Với thực tế đó, đại diện lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu các bộ ngành phải nghiêm túc, chia sẻ số liệu với ngành thống kê, thực hiện đúng theo luật đã có. Riêng ngành thống kê, Phó thủ tướng yêu cầu phải công khai, minh bạch cách thống kê để tạo niềm tin cho người sử dụng thông tin và người dân giám sát được chất lượng thông tin.
Chia sẻ về sự “vất vả” trong tập hợp và sử dụng số liệu thống kê nói trên được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra tại buổi làm việc với Tổng cục Thống kê, ngày 16/8.
“Nhiều lúc cảm thấy rất cô đơn”
Một dẫn dụ về sự bất nhất, thiếu chính xác của số liệu thống kê được Phó thủ tướng nêu ra, khi ông cho biết: vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo xuất khẩu 200.000 tấn thịt lợn, trong khi Bộ Công Thương lại báo cáo xuất được 300.000 tấn.
Phó thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan và cả ngành thống kê phải giải đáp, làm rõ vấn đề này, vì cùng một mặt hàng mà hai bộ hai số liệu khác nhau thì Chính phủ “không biết đường nào mà lần”.
Trong khi đó, báo cáo trước Phó thủ tướng về những khó khăn của thống kê địa phương, Cục trưởng Cục Thống kê Phú Thọ, ông Nguyễn Huy Lương nói rằng, cán bộ thống kê địa phương phải chịu rất nhiều áp lực, bị phân biệt đối xử, thậm chí là bị cô lập, nhất là khi công bố những số liệu “thật”.
“Chúng tôi phải chịu rất nhiều áp lực, thậm chí phải trả giá. Mà cái giá này thì nhiều khi không thể đo đếm được khi phải nói những con số thống kê thực cho các cấp lãnh đạo địa phương. Dù mình là thủ trưởng cơ quan chuyên môn thống kê thật đấy, nhưng nhiều lúc cảm thấy rất cô đơn”, ông Lương nói.
Chia sẻ với đại diện Phú Thọ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, ông Nguyễn Bích Lâm cho hay, ngay cả cơ quan thống kê Trung ương cũng gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận, chia sẻ và cung cấp thông tin, số liệu thống kê từ các bộ ngành.
“Bộ Tài nguyên và Môi trường đến nay vẫn không hợp tác với Tổng cục Thống kê trong cung cấp số liệu quản lý. Có những cuộc họp liên quan chúng tôi mời đích danh hoặc đại diện bộ này tới, nhưng chưa bao giờ họ có mặt”, ông Lâm cho biết và khẳng định đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến số liệu thống kê nhiều lúc chưa được chuẩn xác, kịp thời.
Có hiện tượng không muốn khai thật
Một đại diện khác của Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ cho hay, hiện vẫn có hiện tượng che giấu, không muốn khai thật thông tin, số liệu… khiến cho cán bộ thống kê khá vất vả trong nỗ lực tìm đến con số thực.
Sau khi nghe đại diện ngành thống kê báo cáo, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: vẫn còn tình trạng cát cứ trong sử dụng, cung cấp thông tin, số liệu thống kê.
“Con đường dài nhất là từ phòng nọ sang phòng kia, từ bộ nọ sang bộ kia. Nhưng nhiều khi chỉ cần một cuộc điện thoại là giải quyết xong nhưng vẫn phải chờ thảo công văn, rồi gửi mất vài ngày… Giá trị gia tăng của số liệu thống kê thấp như vậy thì hiệu quả sử dụng hạn chế là phải”, Phó thủ tướng nói.
Với thực tế đó, đại diện lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu các bộ ngành phải nghiêm túc, chia sẻ số liệu với ngành thống kê, thực hiện đúng theo luật đã có. Riêng ngành thống kê, Phó thủ tướng yêu cầu phải công khai, minh bạch cách thống kê để tạo niềm tin cho người sử dụng thông tin và người dân giám sát được chất lượng thông tin.
Khẳng định thống kê là công cụ quản lý vĩ mô rất quan trọng, ông nhấn mạnh, “không có thông tin thì không thể ra quyết định được”.