Công khai tài sản nơi cư trú có thể “khó khăn trong việc tự bảo vệ”
Cử tri nhiều địa phương đề nghị sửa quy định công khai tài sản theo hướng minh bạch hơn
Ngay sau khi Quốc hội bế mạc kỳ họp thứ 8, các cuộc tiếp xúc cử tri đã diễn ra, và cử tri lại kiên trì "hiến kế" chống tham nhũng với các vị đại diện cho mình.
Báo Tuổi Trẻ ngày 30/11 đưa tin, Bí thư Thành ủy Tp.HCM Lê Thanh Hải đề nghị cùng với hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân cần mạnh mẽ tham gia đấu tranh và phát hiện tham nhũng để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng mà Đảng đã nhận định là ảnh hưởng đến tồn vong của chế độ, niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Tập hợp kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 và những ý kiến mới gửi đến kỳ họp thứ 8 của Quốc hội cũng dày đặc bức xúc và lo âu trước tình hình tham nhũng, mà như trả lời của Thanh tra Chính phủ với cử tri là “chưa có dấu hiệu giảm”.
Cử tri nhiều địa phương bức xúc về tình trạng tham nhũng hiện nay vẫn xảy ra thường xuyên ở mức độ tinh vi, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là những cán bộ lãnh đạo đang công tác ở vị trí cao hoặc cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu giàu lên bất thường, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết.
Thực hiện nghiêm quy định về kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức là đề nghị của cử tri Sóc Trăng, còn người dân An Giang cho rằn cần có giải pháp hữu hiệu hơn trong công khai, minh bạch tài sản.
Vẫn liên quan đến kê khai tài sản, cử tri Đà Nẵng nhận xét, vừa qua việc làm này còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa công khai, minh bạch, vẫn còn mang tính hình thức và không chính xác. Do đó, để tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tớiđề nghị cần phải có biện pháp quản lý và hình thức giám sát chặt chẽ hơn trong việc thực hiện kê khai tài sản, xây dựng cơ chế để cơ quan phòng, chống tham nhũng và nhân dân thực hiền quyền giám sát.
Gửi ý kiến đến Ủy ban Tư pháp - cơ quan thẩm tra báo cáo phòng chống tham nhũng của Chính phủ - cử tri Bình Thuận cho rằng việc kê khai tài sản trong thời gian qua thực hiện không hiệu quả, đề nghị cần phải được sửa đổi, bổ sung theo hướng là phải kiểm tra việc kê khai tài sản và đối với cán bộ chủ chốt phải được công khai cho nhân dân biết để giám sát.
Càng minh bạch, dân càng tin là lời cử tri nói với Bí thư Lê Thanh Hải, vẫn theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ.
Và, cũng không phải đến tận kỳ họp 8 của Quốc hội, cử tri mới lên tiếng thúc giục về sự công khai,minh bạch tài sản trong phòng chống tham nhũng.
Từ kỳ họp thứ 7, cử tri Tây Ninh đã đề nghị cơ quan chức năng cần xác minh làm rõ các thông tin báo chí nêu về một số cán bộ cấp cao có liên quan đến tính minh bạch của tài sản, thu nhập. Như vụ ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, hay thông tin Dương Chí Dũng đưa hối lộ. Nếu có vi phạm thì xử lý dứt điểm, nếu thông tin sai sự thật thì minh oan cho cán bộ.
Nay, kết quả kiểm tra về tài sản của ông Truyền đã được công bố, cử tri bày tỏ đồng tình với cách đặt vấn đề của đại biểu Quốc hội, là còn có bao nhiêu “ông Truyền” nữa.
Nhưng, vẫn còn đó những câu hỏi mà câu trả lời vẫn “treo”. Cũng từ kỳ họp trước của Quốc hội, cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị có cơ chế để các cơ quan chủ quản công khai tài sản của cán bộ, công chức tại nơi làm việc và nơi cư trú. Từ đó, nhân dân mới có thể giám sát, kịp thời phát hiện được những sai phạm để phản ánh, tố cáo tới các cơ quan chức năng.
Khẳng định minh bạch tài sản, thu nhập là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phòng ngừa tham nhũng và cho biết giải pháp này đã và đang được triển khai rộng rãi, song Thanh tra Chính phủ thừa nhận kết quả vẫn còn hình thức.
Thanh tra Chính phủ cũng giải thích, theo quy định hiện hành, bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Nếu đảng viên thuộc diện có nghĩa vụ kê khai thì chi ủy tổ chức việc công khai bản kê khai tài sản của đảng viên thuộc diện phải kê khai trong sinh hoạt chi bộ. Cấp ủy tổ chức công khai bản kê khai tài sản của cấp ủy viên trong sinh hoạt cấp ủy.
“Việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi cư trú pháp luật hiện hành chưa quy định, vì có thể gây khó khăn cho người kê khai tài sản, thu nhập trong việc tự bảo vệ tài sản chính đáng của mình”, cơ quan nhận kiến nghị của cử tri hồi âm.
Báo Tuổi Trẻ ngày 30/11 đưa tin, Bí thư Thành ủy Tp.HCM Lê Thanh Hải đề nghị cùng với hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân cần mạnh mẽ tham gia đấu tranh và phát hiện tham nhũng để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng mà Đảng đã nhận định là ảnh hưởng đến tồn vong của chế độ, niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Tập hợp kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 và những ý kiến mới gửi đến kỳ họp thứ 8 của Quốc hội cũng dày đặc bức xúc và lo âu trước tình hình tham nhũng, mà như trả lời của Thanh tra Chính phủ với cử tri là “chưa có dấu hiệu giảm”.
Cử tri nhiều địa phương bức xúc về tình trạng tham nhũng hiện nay vẫn xảy ra thường xuyên ở mức độ tinh vi, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là những cán bộ lãnh đạo đang công tác ở vị trí cao hoặc cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu giàu lên bất thường, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết.
Thực hiện nghiêm quy định về kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức là đề nghị của cử tri Sóc Trăng, còn người dân An Giang cho rằn cần có giải pháp hữu hiệu hơn trong công khai, minh bạch tài sản.
Vẫn liên quan đến kê khai tài sản, cử tri Đà Nẵng nhận xét, vừa qua việc làm này còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa công khai, minh bạch, vẫn còn mang tính hình thức và không chính xác. Do đó, để tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tớiđề nghị cần phải có biện pháp quản lý và hình thức giám sát chặt chẽ hơn trong việc thực hiện kê khai tài sản, xây dựng cơ chế để cơ quan phòng, chống tham nhũng và nhân dân thực hiền quyền giám sát.
Gửi ý kiến đến Ủy ban Tư pháp - cơ quan thẩm tra báo cáo phòng chống tham nhũng của Chính phủ - cử tri Bình Thuận cho rằng việc kê khai tài sản trong thời gian qua thực hiện không hiệu quả, đề nghị cần phải được sửa đổi, bổ sung theo hướng là phải kiểm tra việc kê khai tài sản và đối với cán bộ chủ chốt phải được công khai cho nhân dân biết để giám sát.
Càng minh bạch, dân càng tin là lời cử tri nói với Bí thư Lê Thanh Hải, vẫn theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ.
Và, cũng không phải đến tận kỳ họp 8 của Quốc hội, cử tri mới lên tiếng thúc giục về sự công khai,minh bạch tài sản trong phòng chống tham nhũng.
Từ kỳ họp thứ 7, cử tri Tây Ninh đã đề nghị cơ quan chức năng cần xác minh làm rõ các thông tin báo chí nêu về một số cán bộ cấp cao có liên quan đến tính minh bạch của tài sản, thu nhập. Như vụ ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, hay thông tin Dương Chí Dũng đưa hối lộ. Nếu có vi phạm thì xử lý dứt điểm, nếu thông tin sai sự thật thì minh oan cho cán bộ.
Nay, kết quả kiểm tra về tài sản của ông Truyền đã được công bố, cử tri bày tỏ đồng tình với cách đặt vấn đề của đại biểu Quốc hội, là còn có bao nhiêu “ông Truyền” nữa.
Nhưng, vẫn còn đó những câu hỏi mà câu trả lời vẫn “treo”. Cũng từ kỳ họp trước của Quốc hội, cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị có cơ chế để các cơ quan chủ quản công khai tài sản của cán bộ, công chức tại nơi làm việc và nơi cư trú. Từ đó, nhân dân mới có thể giám sát, kịp thời phát hiện được những sai phạm để phản ánh, tố cáo tới các cơ quan chức năng.
Khẳng định minh bạch tài sản, thu nhập là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phòng ngừa tham nhũng và cho biết giải pháp này đã và đang được triển khai rộng rãi, song Thanh tra Chính phủ thừa nhận kết quả vẫn còn hình thức.
Thanh tra Chính phủ cũng giải thích, theo quy định hiện hành, bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Nếu đảng viên thuộc diện có nghĩa vụ kê khai thì chi ủy tổ chức việc công khai bản kê khai tài sản của đảng viên thuộc diện phải kê khai trong sinh hoạt chi bộ. Cấp ủy tổ chức công khai bản kê khai tài sản của cấp ủy viên trong sinh hoạt cấp ủy.
“Việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi cư trú pháp luật hiện hành chưa quy định, vì có thể gây khó khăn cho người kê khai tài sản, thu nhập trong việc tự bảo vệ tài sản chính đáng của mình”, cơ quan nhận kiến nghị của cử tri hồi âm.