14:41 08/06/2023

Công nghệ có thể giúp các cửa hàng nhỏ lẻ, ít nhân viên duy trì hoạt động đầy đủ

Tuấn Sơn

Ông Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch phụ trách Kinh doanh khu vực Đông Nam Á, Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương đưa ra 4 giải pháp nâng cao nâng năng suất và lợi nhuận để nâng cao trải nghiệm tổng thể của người mua sắm khi doanh nghiệp sử dụng ít nhân viên hơn...

Ông Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch phụ trách Kinh doanh khu vực Đông Nam Á, Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương.
Ông Christanto Suryadarma, Phó Chủ tịch phụ trách Kinh doanh khu vực Đông Nam Á, Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương.

TÌNH TRẠNG THIẾU NHÂN SỰ CÓ THỂ TÁC ĐỘNG LỚN HƠN TỚI DOANH NGHIỆP NHỎ

Theo dữ liệu của NRF, 80% hoạt động mua sắm vẫn diễn ra tại các cửa hàng, nhưng theo phản hồi của người mua sắm trong Nghiên cứu thường niên về mua sắm toàn cầu mới nhất của Zebra, chỉ có 6/10 người mua hàng hài lòng với mức độ trang bị của nhân viên bán hàng trong việc giúp họ tìm được hàng cần mua. Chỉ 70% người mua sắm hài lòng với sự sẵn sàng của nhân viên cửa hàng hoặc mức độ thông tin và trợ giúp mà nhân viên cung cấp.

Dù nguyên nhân khiến lực lượng lao động bị suy giảm là bệnh tật hay nghỉ việc, thì việc số lượng nhân viên bán hàng trực tiếp và nhân viên hỗ trợ bị giảm thiểu có thể gây ra tác động bất lợi cho toàn doanh nghiệp, đặc biệt là khi doanh nghiệp không sử dụng công nghệ để tăng năng lực của nhân viên hoặc nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Đối với doanh nghiệp bán lẻ lớn, hậu quả của việc thiếu nhân viên có thể chỉ ở mức tối thiểu nhưng với các doanh nghiệp nhỏ, tác động này có thể rất nghiêm trọng và có khả năng làm tổn hại đến lợi nhuận, vì chỉ vài nhân viên xin nghỉ có thể dẫn đến tình trạng không có nhân viên, cửa hàng có thể phải đóng cửa cả ngày. Khi thấy thông báo “Vui lòng quay lại ngày mai”, khách hàng sẽ sang cửa hàng khác mua sắm, khiến lòng trung thành lâu dài của họ đối với cửa hàng có thể bị ảnh hưởng.

Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp bán lẻ quy mô nhỏ nhìn xa trông rộng nên cân nhắc đầu tư nhiều hơn vào các công nghệ có thể giúp quản lý thời gian của nhân viên, dễ dàng cân đối lại công việc trong điều kiện có ít nhân viên và đông khách. Các giải pháp tích hợp giúp khách hàng tự phục vụ tốt hơn trong cửa hàng cũng có thể rất có giá trị khi mỗi ca chỉ có một hoặc hai nhân viên bán hàng làm việc.

HỢP LÝ HÓA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG VÀ HỖ TRỢ TẠI CỬA HÀNG

Trong vận hành một doanh nghiệp bán lẻ quy mô nhỏ, ranh giới giữa các hoạt động bán hàng trực tiếp và hỗ trợ bán hàng thường khá mong manh. Công nghệ phù hợp có thể đảm bảo hai chức năng được liên kết chặt chẽ và nâng cao hiệu suất di chuyển hàng hoá giữa hai bộ phận này trong cửa hàng.

Các thiết bị di động cấp doanh nghiệp trang bị cho cho nhân viên bán hàng có thể gia tăng giá trị về tính di động và tính minh bạch cho quy trình quản lý hàng tồn kho. Công nghệ này cung cấp cho nhân viên trực tiếp bán hàng có thông tin chi tiết về những sản phẩm có sẵn hoặc sắp về để họ có thể hỗ trợ khách hàng tốt hơn, đảm bảo họ luôn có mặt để tiếp nhận và bổ sung hàng khi xe tải đến. Công nghệ này còn giúp rút ngắn thời gian thực hiện và nâng cao tính chính xác của quy trình quản lý hàng tồn kho tổng thể so với các quy trình cũ.

Công nghệ giúp phát huy tối đa năng lực của một nhân viên bán hàng.
Công nghệ giúp phát huy tối đa năng lực của một nhân viên bán hàng.

THANH TOÁN DI ĐỘNG VÀ CÁC TÍNH NĂNG KHÁC

Các doanh nghiệp nhỏ có thể bổ sung tính năng tự động hóa, nâng cao hiệu suất quản lý hàng tồn kho, bán hàng..., bằng cách sử dụng các giải pháp công nghệ dành cho bán lẻ như ki-ốt tự phục vụ hoặc quầy thanh toán, máy tính bảng công nghiệp được bổ sung mô-đun điểm bán hàng (POS), hoặc máy kiểm kho cầm tay tích hợp máy quét mã vạch và máy quét nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) cầm tay.

Công nghệ di động mang lại những trải nghiệm thuận tiện và liền mạch cho khách hàng, cung cấp nhiều công cụ để nhân viên có thể hỗ trợ người mua hàng tốt hơn, mọi lúc, mọi nơi. Công nghệ cũng giúp giải phóng thời gian để nhân viên bán hàng có thể cung cấp nhiều dịch vụ khách hàng thân thiện, những dịch vụ tạo ra sự khác biệt cho nhiều doanh nghiệp nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh lớn hoặc trực tuyến.

Chẳng hạn, khi nhân viên bán hàng vắng mặt, một ki-ốt có thể cung cấp thông tin về kiểu dáng, kích thước và lựa chọn hàng hóa. Thậm chí, doanh nghiệp có thể cài đặt các ki-ốt này hỗ trợ đặt hàng trực tuyến ngay tại cửa hàng, thông báo cho nhân viên về việc khách đến nhận đơn hàng hoặc xử lý hoàn trả.

Ki-ốt cũng có thể đóng vai trò là POS để nâng cao hiệu quả xử lý giao dịch, trong khi máy tính bảng và máy tính cầm tay được tăng cường có thể hỗ trợ POS di động do nhân viên bán hàng quản lý. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tránh được tình trạng một nhân viên phải dành toàn bộ thời gian tại quầy tính tiền trong khi cửa hàng đang có nhiều khách hàng cần được phục vụ.

Công nghệ phục vụ bán lẻ giúp phát huy tối đa năng lực của một nhân viên bán hàng để đáp ứng kỳ vọng về dịch vụ khách hàng trong lúc hoạt động bị gián đoạn; giúp đẩy nhanh quá trình tiếp nhận và củng cố kỹ năng, giúp nhân viên có thể dễ dàng học hoặc nhận chuyển giao nhanh các kỹ năng cụ thể, trong trường hợp phải thay thế nhân viên ốm hoặc vắng mặt đột xuất.

ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA NHÂN VIÊN BÁN HÀNG

Một cách tiếp cận khác để khắc phục tình trạng thiếu nhân sự là trang bị cài đặt phần mềm tự động hoá quản lý thời gian của nhân viên trên các thiết bị di động này hoặc cho phép họ tự động yêu cầu thay người nếu không thể nhận ca. Nhờ đó, sẽ ít xảy ra trường hợp chỉ có một nhân viên tại cửa hàng.

Áp dụng công nghệ còn có thể giúp thu hút và giữ chân lực lượng lao động trẻ, đây có thể là giải pháp lâu dài tối ưu cho vấn đề lao động hiện tại. Dự kiến đến năm 2025, Gen Z sẽ chiếm 25% tổng lực lượng lao động tại Việt Nam. Hiểu rõ hơn về những người sinh từ năm 1997 đến năm 2012 và thiết kế trải nghiệm hài lòng cho họ tại nơi làm việc có thể giúp các doanh nghiệp thành công hơn nhiều trong việc thu hút, giữ chân những nhân viên trẻ, sáng tạo, có kinh nghiệm thực tế.

Trong tương lai, đáp ứng nhu cầu về công nghệ trong công việc của những người lao động trẻ tuổi cũng sẽ là yếu tố quan trọng để cải thiện hoạt động, duy trì lực lượng lao động ổn định và tận tụy.

Giờ đây hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đã có thể dễ dàng tiếp cận các công nghệ phục vụ bán lẻ, các thiết bị hạng doanh nghiệp, được chế tạo để đáp ứng nhu cầu và ngân sách; cũng như các dịch vụ đám mây, giúp triển khai và quản lý dễ dàng và tiết kiệm cả phần cứng và phần mềm.

So sánh với chi phí của việc phải đóng cửa hàng cả ngày hoặc mất doanh số trong ngày từ một số khách hàng do sự lơ đãng của nhân viên, thì chi phí số hóa hoạt động của cửa hàng là không quá lớn. Nhân viên luôn sẵn sàng và cải thiện quy trình công việc là hai thành phần trọng yếu trong sự thành công của một doanh nghiệp bán lẻ.

* Thông tin chi tiết:

https://www.zebra.com/ap/en/solutions/industry/retail.html