Công nghệ số hóa ứng dụng trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh ở Việt Nam
Trên thế giới, trí tuệ nhân tạo đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trong thiết kế sản phẩm, cơ sở hạ tầng nhằm tối ưu hóa công tác quản lý, phục vụ đời sống
Trên thế giới, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trong thiết kế sản phẩm, cơ sở hạ tầng nhằm tối ưu hóa công tác quản lý, phục vụ đời sống của người cư dân. Tại Việt Nam, khi khái niệm này chưa thực sự phổ biến thì việc có những công nghệ đi đầu ứng dụng AI như giải pháp IONE từ công ty FSI chính là một điểm sáng.
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho biết, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang và sẽ là xu thế lớn có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia. Trong đó, một trong những công nghệ quan trọng phải được kể đến là dữ liệu lớn (Big Data).
Dữ liệu lớn sẽ là yếu tố cốt lõi để sử dụng và phát triển Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). Do đó, cách thu thập và khai thác dữ liệu lớn sẽ tạo ra điểm khác biệt giữa các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường.
Thực tế, cả Nhà nước và doanh nghiệp đều mong muốn sử dụng hiệu quả các tiến bộ công nghệ mới nhất trong xử lý Big Data để cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, hướng tới mục tiêu là phát triển và ngày càng hoàn thiện xã hội thông tin.
Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông kết nối các cảm biến, mạng không dây tốc độ cao, xử lý dữ liệu lớn để nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền,
Ông Nguyễn Hùng Sơn - Tổng giám đốc Công ty FSI - đơn vị số hóa hàng đầu trong xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam, nhận định: “Việc xây dựng chính quyền điện tử bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin sẽ đem lại hiệu quả hoạt động cho cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Các công nghệ, giải pháp số hóa của FSI không chỉ dừng lại ở việc góp sức hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn hướng đến phục vụ cho một chính quyền điện tử - nền tảng cho một thành phố thông minh”
Bằng nền tảng công nghệ cốt lõi đã được triển khai thực tế và có hiệu quả, FSI hiện đang thực hiện một loạt các giải pháp số hóa phục vụ cải cách hành chính và chính quyền điện tử, như: Số hóa hồ sơ tài liệu trong xây dựng chính phủ điện tử và thành phố thông minh; số hóa hồ sơ tài liệu xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; công nghệ số hóa văn bản hành chính nhà nước; cổng thông tin đối thoại giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp…
Ngoài ra, với tính năng nhận dạng ký tự quang học (OCR), tính năng nhận dạng ký tự viết tay (ICR), tính năng nhận dạng dấu tích (OMR) và công nghệ nhận dạng cấu trúc logic (ADRT) giúp tối ưu hóa quá trình làm việc mà các phần mềm khác trên thị trường không đáp ứng được.
Với các tính năng siêu việt khi tích hợp trí tuệ nhân tạo vào các công trình xây dựng, các hệ thống điều phối thông minh sẽ điều hành giao thông, các mạng lưới thông tin năng lượng vận chuyển năng lượng và đồng thời hướng đến giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng dưới sự giám sát dòng dữ liệu.
Các công nghệ thông tin và truyền thông thông minh giúp ta kết nối mạng lưới và kiểm tra mọi lĩnh vực quan trọng như giao thông, quản lý hành chính, y tế, nhà ở, giáo dục và văn hoá.
Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI cũng là nhà tài trợ chính cho Hội thảo “Hợp tác phát triển công nghệ thông tin - truyền thông lần thứ XXI năm 2017” với chủ đề “Nâng cao hiệu quả chính quyền điện tử, phát triển đô thị thông minh trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0” diễn ra trong 3 ngày (5-7/10/2017) tại tỉnh Lào Cai với nỗ lực đem đến những giải pháp công nghệ tối ưu nhất cho các tình thành trong cả nước trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho biết, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang và sẽ là xu thế lớn có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia. Trong đó, một trong những công nghệ quan trọng phải được kể đến là dữ liệu lớn (Big Data).
Dữ liệu lớn sẽ là yếu tố cốt lõi để sử dụng và phát triển Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). Do đó, cách thu thập và khai thác dữ liệu lớn sẽ tạo ra điểm khác biệt giữa các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường.
Thực tế, cả Nhà nước và doanh nghiệp đều mong muốn sử dụng hiệu quả các tiến bộ công nghệ mới nhất trong xử lý Big Data để cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, hướng tới mục tiêu là phát triển và ngày càng hoàn thiện xã hội thông tin.
Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông kết nối các cảm biến, mạng không dây tốc độ cao, xử lý dữ liệu lớn để nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền,
Ông Nguyễn Hùng Sơn - Tổng giám đốc Công ty FSI - đơn vị số hóa hàng đầu trong xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam, nhận định: “Việc xây dựng chính quyền điện tử bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin sẽ đem lại hiệu quả hoạt động cho cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Các công nghệ, giải pháp số hóa của FSI không chỉ dừng lại ở việc góp sức hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn hướng đến phục vụ cho một chính quyền điện tử - nền tảng cho một thành phố thông minh”
Bằng nền tảng công nghệ cốt lõi đã được triển khai thực tế và có hiệu quả, FSI hiện đang thực hiện một loạt các giải pháp số hóa phục vụ cải cách hành chính và chính quyền điện tử, như: Số hóa hồ sơ tài liệu trong xây dựng chính phủ điện tử và thành phố thông minh; số hóa hồ sơ tài liệu xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; công nghệ số hóa văn bản hành chính nhà nước; cổng thông tin đối thoại giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp…
Ngoài ra, với tính năng nhận dạng ký tự quang học (OCR), tính năng nhận dạng ký tự viết tay (ICR), tính năng nhận dạng dấu tích (OMR) và công nghệ nhận dạng cấu trúc logic (ADRT) giúp tối ưu hóa quá trình làm việc mà các phần mềm khác trên thị trường không đáp ứng được.
Với các tính năng siêu việt khi tích hợp trí tuệ nhân tạo vào các công trình xây dựng, các hệ thống điều phối thông minh sẽ điều hành giao thông, các mạng lưới thông tin năng lượng vận chuyển năng lượng và đồng thời hướng đến giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng dưới sự giám sát dòng dữ liệu.
Các công nghệ thông tin và truyền thông thông minh giúp ta kết nối mạng lưới và kiểm tra mọi lĩnh vực quan trọng như giao thông, quản lý hành chính, y tế, nhà ở, giáo dục và văn hoá.
Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI cũng là nhà tài trợ chính cho Hội thảo “Hợp tác phát triển công nghệ thông tin - truyền thông lần thứ XXI năm 2017” với chủ đề “Nâng cao hiệu quả chính quyền điện tử, phát triển đô thị thông minh trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0” diễn ra trong 3 ngày (5-7/10/2017) tại tỉnh Lào Cai với nỗ lực đem đến những giải pháp công nghệ tối ưu nhất cho các tình thành trong cả nước trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.