Công ty chứng khoán: Lớn “đuổi” khách, nhỏ được nhờ
Sự quá tải tại nhiều sàn đang khiến nhiều nhà đầu tư chuyển sang các công ty chứng khoán mới hoạt động
Thất vọng vì cung cách phục vụ quá kém và nhiều lần không được khớp lệnh, nhiều nhà đầu tư đang bỏ các công ty chứng khoán lớn, chuyển sang các công ty chứng khoán mới khai trương hoạt động.
Khốn khổ tại công ty chứng khoán lớn
Một lượng lớn nhà đầu tư mới ồ ạt đến mở tài khoản tại các công ty chứng khoán lớn như: Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Bảo Việt (BVSC), ACB (ACBS)... khiến cho các sàn ở đây luôn trong tình trạng quá tải.
Một số công ty chứng khoán đã phải đưa ra giải pháp giảm tải bằng cách chỉ nhận mở tài khoản vào các buổi chiều, SSI thậm chí còn gây sốc với việc bắt các nhà đầu tư phải ký quỹ tối thiểu 100 triệu đồng mới được mở tài khoản.
Công việc bận rộn, luôn tay, luôn chân, khiến các nhân viên luôn trong tình trạng căng thẳng. Thậm chí, nhân viên giao dịch tại các công ty chứng khoán lớn còn không có đủ thời gian để ngước lên nhìn mặt khách hàng. Chính vì vậy, việc tư vấn, chăm sóc khách hàng ở những công ty này hầu như bị bỏ quên.
Tại sàn BVSC, ông Đoàn Văn Trung (ở Giáp Bát, Hà Nội) đang loay hoay đăng ký mở tài khoản mới, chỗ nào không hiểu, ông lại quay sang hỏi người bên cạnh. Ông Trung tặc lưỡi: "Thôi kệ, cứ khai đại vào. Chờ nhân viên hướng dẫn có mà đến Tết sang năm".
BVSC có quy định là trong giờ giao dịch chứng khoán nhân viên không được nghe điện thoại di động nhưng nếu gọi điện thoại đến số cố định của BVSC để hỏi các thông tin hoặc nhờ tư vấn thì chỉ có đợi đến... tối.
Trả lời về lý do chọn BVSC, ông Trung nói: "Tôi thấy sàn này đông thì đến thôi. Chắc ở đây uy tín thì mới đông. Chợ mà có nhiều người bán, nhiều người mua họp hành mới xôm". Thế nhưng đó chỉ là nhận xét của các "lính mới" trên thị trường chứng khoán.
Chị Thu Minh, một nhà đầu tư đã có chút kinh nghiệm (ở Liễu Giai, Hà Nội) than thở: "Tôi đang nẫu hết cả ruột đây. Tưởng chọn sàn lớn cho chắc ăn, ai dè từ ra Tết đến giờ, mua cũng chẳng được, bán cũng không xong".
Anh Bình - một nhà đầu tư mở tài khoản tại ACBS bực dọc kể: "Có hôm, hai bố con tôi phải đến xếp hàng từ 7 giờ sáng chờ sàn ACBS mở cửa để đặt lệnh mua cổ phiếu NTS đầu tiên. Mặc dù hai bố con bỏ giá giống nhau, con tôi thì mua được, còn tôi thì không".
Cơ hội cho công ty chứng khoán mới
Sự gia tăng đột biến của các nhà đầu tư mới, sự quá tải tại các công ty chứng khoán lớn cùng cung cách phục vụ không mấy thân thiện, bất cẩn của nhân viên là lý do nhiều nhà đầu tư cũ chán nản, chuyển sang sàn khác, đặc biệt là các công ty chứng khoán mới hoạt động.
Nếu như ở các sàn lớn, nhà đầu tư mới thường bị bỏ mặc, thì ở Công ty Chứng khoán Kim Long, Công ty Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (APEC)... các nhà đầu tư được chăm sóc, săn đón từ... bãi gửi xe. Nhân viên ở đây sẽ hướng dẫn nhà đầu tư chưa biết gì về chứng khoán cách mở tài khoản, hướng dẫn đọc thông tin thị trường, tư vấn đầu tư hiệu quả...
Do khách hàng ít nên các lệnh đặt mua, bán ở những công ty chứng khoán mới thường được thực hiện ngay lập tức và mức phí cũng thấp hơn nhiều - chỉ từ 0,2% đến 0,3%. Chính nhờ những lý do này, hàng loạt khách hàng cũ ở các công ty chứng khoán lớn đang chuyển dần về các sàn mới.
Chị Hương Thùy (nhà đầu tư ở phố Ngô Quyền) nhận xét: "Ở những sàn lớn, muốn rút tiền có khi phải chờ đến cả tiếng đồng hồ. Ở sàn mới mở thì khác, nộp tiền rút tiền đều nhanh, đặt lệnh rất dễ dàng".
Sau nhiều ngày "ngồi thiền" trên sàn, ra về tay trắng, chị Minh - một nhà đầu tư mở tài khoản tại ACBS quyết định rút tiền chuyển về một công ty chứng khoán mới mở trên đường Kim Mã (Hà Nội).
Khốn khổ tại công ty chứng khoán lớn
Một lượng lớn nhà đầu tư mới ồ ạt đến mở tài khoản tại các công ty chứng khoán lớn như: Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Bảo Việt (BVSC), ACB (ACBS)... khiến cho các sàn ở đây luôn trong tình trạng quá tải.
Một số công ty chứng khoán đã phải đưa ra giải pháp giảm tải bằng cách chỉ nhận mở tài khoản vào các buổi chiều, SSI thậm chí còn gây sốc với việc bắt các nhà đầu tư phải ký quỹ tối thiểu 100 triệu đồng mới được mở tài khoản.
Công việc bận rộn, luôn tay, luôn chân, khiến các nhân viên luôn trong tình trạng căng thẳng. Thậm chí, nhân viên giao dịch tại các công ty chứng khoán lớn còn không có đủ thời gian để ngước lên nhìn mặt khách hàng. Chính vì vậy, việc tư vấn, chăm sóc khách hàng ở những công ty này hầu như bị bỏ quên.
Tại sàn BVSC, ông Đoàn Văn Trung (ở Giáp Bát, Hà Nội) đang loay hoay đăng ký mở tài khoản mới, chỗ nào không hiểu, ông lại quay sang hỏi người bên cạnh. Ông Trung tặc lưỡi: "Thôi kệ, cứ khai đại vào. Chờ nhân viên hướng dẫn có mà đến Tết sang năm".
BVSC có quy định là trong giờ giao dịch chứng khoán nhân viên không được nghe điện thoại di động nhưng nếu gọi điện thoại đến số cố định của BVSC để hỏi các thông tin hoặc nhờ tư vấn thì chỉ có đợi đến... tối.
Trả lời về lý do chọn BVSC, ông Trung nói: "Tôi thấy sàn này đông thì đến thôi. Chắc ở đây uy tín thì mới đông. Chợ mà có nhiều người bán, nhiều người mua họp hành mới xôm". Thế nhưng đó chỉ là nhận xét của các "lính mới" trên thị trường chứng khoán.
Chị Thu Minh, một nhà đầu tư đã có chút kinh nghiệm (ở Liễu Giai, Hà Nội) than thở: "Tôi đang nẫu hết cả ruột đây. Tưởng chọn sàn lớn cho chắc ăn, ai dè từ ra Tết đến giờ, mua cũng chẳng được, bán cũng không xong".
Anh Bình - một nhà đầu tư mở tài khoản tại ACBS bực dọc kể: "Có hôm, hai bố con tôi phải đến xếp hàng từ 7 giờ sáng chờ sàn ACBS mở cửa để đặt lệnh mua cổ phiếu NTS đầu tiên. Mặc dù hai bố con bỏ giá giống nhau, con tôi thì mua được, còn tôi thì không".
Cơ hội cho công ty chứng khoán mới
Sự gia tăng đột biến của các nhà đầu tư mới, sự quá tải tại các công ty chứng khoán lớn cùng cung cách phục vụ không mấy thân thiện, bất cẩn của nhân viên là lý do nhiều nhà đầu tư cũ chán nản, chuyển sang sàn khác, đặc biệt là các công ty chứng khoán mới hoạt động.
Nếu như ở các sàn lớn, nhà đầu tư mới thường bị bỏ mặc, thì ở Công ty Chứng khoán Kim Long, Công ty Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (APEC)... các nhà đầu tư được chăm sóc, săn đón từ... bãi gửi xe. Nhân viên ở đây sẽ hướng dẫn nhà đầu tư chưa biết gì về chứng khoán cách mở tài khoản, hướng dẫn đọc thông tin thị trường, tư vấn đầu tư hiệu quả...
Do khách hàng ít nên các lệnh đặt mua, bán ở những công ty chứng khoán mới thường được thực hiện ngay lập tức và mức phí cũng thấp hơn nhiều - chỉ từ 0,2% đến 0,3%. Chính nhờ những lý do này, hàng loạt khách hàng cũ ở các công ty chứng khoán lớn đang chuyển dần về các sàn mới.
Chị Hương Thùy (nhà đầu tư ở phố Ngô Quyền) nhận xét: "Ở những sàn lớn, muốn rút tiền có khi phải chờ đến cả tiếng đồng hồ. Ở sàn mới mở thì khác, nộp tiền rút tiền đều nhanh, đặt lệnh rất dễ dàng".
Sau nhiều ngày "ngồi thiền" trên sàn, ra về tay trắng, chị Minh - một nhà đầu tư mở tài khoản tại ACBS quyết định rút tiền chuyển về một công ty chứng khoán mới mở trên đường Kim Mã (Hà Nội).