Công ty Trung Quốc trình làng điện thoại BlackBerry không bàn phím
Điểm khác biệt là chiếc BlackBerry Motion và ra mắt không có bàn phím vật lý cổ điển như những chiếc BlackBerry trước kia
TCL Communications, một nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc, mới đây đã cho ra mắt chiếc điện thoại thông minh (smartphone) hiệu BackBerry Motion với màn hình cảm ứng và không có bàn phím vật lý, được nhắm đến thị trường Trung Đông.
Năm ngoái, TCL ký một thỏa thuận cấp phép thương hiệu với BlackBerry để sử dụng thương hiệu smartphone này. Về phần mình, BlackBerry sẽ không tiếp tục sản xuất điện thoại nữa mà chỉ tập trung phát triển phần mềm.
Hãng tin CNBC cho biết, đây là chiếc điện thoại thứ hai ra đời từ thỏa thuận trên. BlackBerry Motion chạy hệ điều hành Android của Google, có màn hình 5,5 inch chiếm toàn bộ mặt trước với độ sắc nét cao, và cảm ứng vấn tay. Ngoài ra, chiếc điện thoại mới cũng được trang bị đầy đủ ứng dụng an ninh của BlackBerry.
Điểm khác biệt là chiếc BlackBerry Motion và ra mắt không có bàn phím vật lý cổ điển như những chiếc BlackBerry trước kia. TCL cho biết pin của chiếc điện thoại này có thể đáp ứng 32 giờ sử dụng liên tục các tính năng khác nhau. Ngoài ra, chiếc điện thoại cũng có thể dùng 2 thẻ SIM.
Người tiêu dùng ở thị trường Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Saudi Arabia đã có thể đặt trước BlackBerry Motion, nhưng TCL không tiết lộ thông tin về giá cũng như việc mẫu điện thoại này có được bán ở các thị trường khác hay không.
Việc tập trung vào thị trường Trung Đông có thể giúp TCL thúc đẩy tăng trưởng doanh số. Trung Đông là một thị trường “khó nhằn” đối với các hãng smartphone trong năm nay, nhưng hãng nghiên cứu thị trường IDC dự báo doanh số thị trường smartphone Trung Đông có thể tăng 9% trong năm 2018.
Đầu năm nay, TCL đã trình làng chiếc BlackBerry KEYone, cũng chạy Android nhưng có bàn phím vật lý. Giá bán lẻ của chiếc điện thoại này là 549 USD.
BlackBerry, công ty có trụ sở ở Ontario, Canada, đã quá chậm trễ trong cuộc chơi điện thoại màn hình cảm ứng. Sự chậm trễ này khiến người dùng BlackBerry ồ ạt chuyển sang dùng điện thoại iPhone của Apple, Galaxy của Samsung, và các thiết bị khác sử dụng phần mềm hệ điều hành Android.
Từ năm 2013, BlackBerry đã nỗ lực xoay chuyển tình thế theo hướng đẩy mạnh các mảng phần mềm di động và an ninh, ứng dụng và Internet vạn vật (IoT). Tuy nhiên, hãng vẫn chìm trong thua lỗ, doanh số giảm chóng mặt, và lượng khách hàng ngày càng thu hẹp.
Năm 2016, BlackBerry tuyên bố dừng sản xuất điện thoại, cấp phép thương hiệu cho TCL, và chỉ còn tập trung làm phần mềm.
Năm ngoái, TCL ký một thỏa thuận cấp phép thương hiệu với BlackBerry để sử dụng thương hiệu smartphone này. Về phần mình, BlackBerry sẽ không tiếp tục sản xuất điện thoại nữa mà chỉ tập trung phát triển phần mềm.
Hãng tin CNBC cho biết, đây là chiếc điện thoại thứ hai ra đời từ thỏa thuận trên. BlackBerry Motion chạy hệ điều hành Android của Google, có màn hình 5,5 inch chiếm toàn bộ mặt trước với độ sắc nét cao, và cảm ứng vấn tay. Ngoài ra, chiếc điện thoại mới cũng được trang bị đầy đủ ứng dụng an ninh của BlackBerry.
Điểm khác biệt là chiếc BlackBerry Motion và ra mắt không có bàn phím vật lý cổ điển như những chiếc BlackBerry trước kia. TCL cho biết pin của chiếc điện thoại này có thể đáp ứng 32 giờ sử dụng liên tục các tính năng khác nhau. Ngoài ra, chiếc điện thoại cũng có thể dùng 2 thẻ SIM.
Người tiêu dùng ở thị trường Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Saudi Arabia đã có thể đặt trước BlackBerry Motion, nhưng TCL không tiết lộ thông tin về giá cũng như việc mẫu điện thoại này có được bán ở các thị trường khác hay không.
Việc tập trung vào thị trường Trung Đông có thể giúp TCL thúc đẩy tăng trưởng doanh số. Trung Đông là một thị trường “khó nhằn” đối với các hãng smartphone trong năm nay, nhưng hãng nghiên cứu thị trường IDC dự báo doanh số thị trường smartphone Trung Đông có thể tăng 9% trong năm 2018.
Đầu năm nay, TCL đã trình làng chiếc BlackBerry KEYone, cũng chạy Android nhưng có bàn phím vật lý. Giá bán lẻ của chiếc điện thoại này là 549 USD.
BlackBerry, công ty có trụ sở ở Ontario, Canada, đã quá chậm trễ trong cuộc chơi điện thoại màn hình cảm ứng. Sự chậm trễ này khiến người dùng BlackBerry ồ ạt chuyển sang dùng điện thoại iPhone của Apple, Galaxy của Samsung, và các thiết bị khác sử dụng phần mềm hệ điều hành Android.
Từ năm 2013, BlackBerry đã nỗ lực xoay chuyển tình thế theo hướng đẩy mạnh các mảng phần mềm di động và an ninh, ứng dụng và Internet vạn vật (IoT). Tuy nhiên, hãng vẫn chìm trong thua lỗ, doanh số giảm chóng mặt, và lượng khách hàng ngày càng thu hẹp.
Năm 2016, BlackBerry tuyên bố dừng sản xuất điện thoại, cấp phép thương hiệu cho TCL, và chỉ còn tập trung làm phần mềm.