“CPI cả nước tháng 10 có thể tăng không quá 1%”
Sau tháng 9 tăng tốc dữ dội do tác nhân là học phí giáo dục, CPI của Thủ đô đã “bình tĩnh” trở lại
Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2012 của thành phố chỉ tăng 0,37% so với tháng trước.
Như vậy, CPI của Hà Nội đã tăng 5,8% so với cuối năm 2011, và tăng 6,75% nếu so với cùng tháng năm trước.
Sau tháng 9 tăng tốc dữ dội do tác nhân là học phí giáo dục, CPI của Thủ đô đã “bình tĩnh” trở lại. Ảnh hưởng của việc tăng học phí phổ thông vừa qua đến CPI chỉ gói gọn trong tháng 9, không ảnh hưởng đến các tháng tiếp theo.
Động lực đẩy CPI tăng trong tháng 10 này thuộc về nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng khi đạt tăng 1,17% so với tháng trước. Sau khi đã tăng khoảng 52 nghìn đồng/bình 12 kg trong tháng 9, giá gas bán lẻ tiếp tục tăng khoảng 16 nghìn đồng/bình 12 kg tùy loại.
Ngoài ra, theo cách tính giá các mặt hàng xăng dầu của cơ quan thống kê, nên lần tăng giá xăng dầu ngày 28/8/2012 vẫn còn ảnh hưởng đến tháng này.
Cũng do cách tính toán trên, việc tăng giá xăng dầu ngày 28/8/2012 góp phần làm nhóm giao thông tăng gần 0,8% so với tháng trước. Ngoài ra, việc tăng giá vé xe bus công cộng bắt đầu từ ngày 1/10/2012 của Hà Nội cũng góp phần đáng kể thúc đẩy chỉ số giá.
Thông thường, trong các năm trước đây, nhóm dễ bị ảnh hưởng lan truyền của xăng dầu là nhóm các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, năm nay do sức cầu yếu nên mặc dù xăng dầu đã tăng giá rất mạnh trong thời gian qua nhưng nhóm thực phẩm trong tháng chỉ tăng gần 0,1% thậm chí nhóm lương thực còn giảm nhẹ.
Các nhóm hàng khác trong rổ hàng tính CPI tăng nhẹ, riêng nhóm bưu chính viễn thông không đổi so tháng trước.
Chỉ số giá vàng của Hà Nội tháng 10 đã tăng 4,52% so tháng trước. Trong tháng 10, giá Đô la Mỹ cũng tăng 0,05% so với tháng trước. Mức tăng này không ảnh hưởng đến CPI chung.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, trả lời báo chí, bà Trần Thị Hằng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, dự báo CPI cả nước tháng 10 có thể tăng không quá 1% so với tháng 9, trong khi CPI cả năm 2012 tăng trong khoảng 8%.
Như vậy, CPI của Hà Nội đã tăng 5,8% so với cuối năm 2011, và tăng 6,75% nếu so với cùng tháng năm trước.
Sau tháng 9 tăng tốc dữ dội do tác nhân là học phí giáo dục, CPI của Thủ đô đã “bình tĩnh” trở lại. Ảnh hưởng của việc tăng học phí phổ thông vừa qua đến CPI chỉ gói gọn trong tháng 9, không ảnh hưởng đến các tháng tiếp theo.
Động lực đẩy CPI tăng trong tháng 10 này thuộc về nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng khi đạt tăng 1,17% so với tháng trước. Sau khi đã tăng khoảng 52 nghìn đồng/bình 12 kg trong tháng 9, giá gas bán lẻ tiếp tục tăng khoảng 16 nghìn đồng/bình 12 kg tùy loại.
Ngoài ra, theo cách tính giá các mặt hàng xăng dầu của cơ quan thống kê, nên lần tăng giá xăng dầu ngày 28/8/2012 vẫn còn ảnh hưởng đến tháng này.
Cũng do cách tính toán trên, việc tăng giá xăng dầu ngày 28/8/2012 góp phần làm nhóm giao thông tăng gần 0,8% so với tháng trước. Ngoài ra, việc tăng giá vé xe bus công cộng bắt đầu từ ngày 1/10/2012 của Hà Nội cũng góp phần đáng kể thúc đẩy chỉ số giá.
Thông thường, trong các năm trước đây, nhóm dễ bị ảnh hưởng lan truyền của xăng dầu là nhóm các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, năm nay do sức cầu yếu nên mặc dù xăng dầu đã tăng giá rất mạnh trong thời gian qua nhưng nhóm thực phẩm trong tháng chỉ tăng gần 0,1% thậm chí nhóm lương thực còn giảm nhẹ.
Các nhóm hàng khác trong rổ hàng tính CPI tăng nhẹ, riêng nhóm bưu chính viễn thông không đổi so tháng trước.
Chỉ số giá vàng của Hà Nội tháng 10 đã tăng 4,52% so tháng trước. Trong tháng 10, giá Đô la Mỹ cũng tăng 0,05% so với tháng trước. Mức tăng này không ảnh hưởng đến CPI chung.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, trả lời báo chí, bà Trần Thị Hằng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, dự báo CPI cả nước tháng 10 có thể tăng không quá 1% so với tháng 9, trong khi CPI cả năm 2012 tăng trong khoảng 8%.