CPI tháng 7 của Trung Quốc tăng thấp nhất trong 30 tháng
CPI tháng 7 của Trung Quốc tăng chậm nhất trong 30 tháng, một tín hiệu cho thấy Ngân hàng Trung ương nước này sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 của Trung Quốc tăng chậm nhất trong 30 tháng, một tín hiệu cho thấy Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố sáng 9/8 cho thấy, trong tháng 7, CPI của nước này tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng 2,2% trong tháng 6, và giảm mạnh so với mức đỉnh của 3 năm là 6,5% thiết lập vào tháng 7/2011. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn cao hơn mức dự báo 1,7% mà giới quan sát đưa ra trước đó.
“Con số này tạo cửa cho chính sách nới lỏng thêm nữa. Đến nay, đã thấy khá rõ là CPI của Trung Quốc năm nay sẽ tăng dưới mức mục tiêu 4%. Bởi thế, trọng tâm chính sách của Chính phủ Trung Quốc có thể hướng rõ ràng vào tăng trưởng”, ông Zhang Zhiwei, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc của ngân hàng Nomura tại Hồng Kông, nhận xét.
Theo dự báo của giới quan sát, các số liệu về sản lượng công nghiệp và đầu tư tài sản cố định công bố trong ngày hôm nay sẽ cho thấy những tín hiệu của sự khởi sắc. Nếu vậy, kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu bình ổn trở lại sau khi giảm tốc 6 quý liên tục.
Tuy nhiên, bất kỳ sự cải thiện nào đối với kinh tế Trung Quốc ở thời điểm hiện tại cũng sẽ là mong manh bởi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và phục hồi chậm chạm của kinh tế Mỹ đang tạo ra những rào cản lớn đối với tăng trưởng toàn cầu. Những khó khăn ở thị trường nước ngoài đã đẩy số đơn hàng xuất khẩu mới mà Trung Quốc nhận được trong tháng 7 giảm mạnh nhất trong 8 tháng.
“Sự hồi phục nếu có sẽ rất khiêm tốn, chỉ là sự bình ổn trở lại và dần cải thiện. Cần phải có thêm những hành động chính sách mới để đảm bảo sự hồi phục tăng trưởng. Chúng tôi đã nhận thấy một số chuyển biến cần tới sự hỗ trợ”, ông Yiping Huang, chuyên gia kinh tế trưởng về các thị trường châu Á mới nổi thuộc Barclays Capital ở Hồng Kông, phát biểu.
Theo một báo cáo của PBoC vào tuần trước, lạm phát của Trung Quốc có thể tăng tốc trở lại sau tháng 8 do những yếu tố mùa vụ, cũng như chi phí nhân công và đầu vào tăng.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã liên tục giảm tốc kể từ đầu năm 2011, còn 7,6% trong quý 2 vừa qua, mức thấp nhất kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Giới phân tích dự báo, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ lên mức 7,9% trong năm nay, và mức tăng của cả năm sẽ là 8%. Mục tiêu tăng trưởng GDP mà Bắc Kinh đề ra cho năm 2012 này là 7,5%.
Lãnh đạo Trung Quốc đã hứa sẽ đẩy mạnh quá trình điều chỉnh chính sách trong 6 tháng cuối năm để hỗ trợ tăng trưởng. Ngoài việc cắt giảm lãi suất hai lần liên tiếp trong tháng 6 và 7 vừa qua, Bắc Kinh đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc liên tục từ tháng 11 năm ngoái, giải phóng khoảng 1,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ (191 tỷ USD) vốn cho vay.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố sáng 9/8 cho thấy, trong tháng 7, CPI của nước này tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng 2,2% trong tháng 6, và giảm mạnh so với mức đỉnh của 3 năm là 6,5% thiết lập vào tháng 7/2011. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn cao hơn mức dự báo 1,7% mà giới quan sát đưa ra trước đó.
“Con số này tạo cửa cho chính sách nới lỏng thêm nữa. Đến nay, đã thấy khá rõ là CPI của Trung Quốc năm nay sẽ tăng dưới mức mục tiêu 4%. Bởi thế, trọng tâm chính sách của Chính phủ Trung Quốc có thể hướng rõ ràng vào tăng trưởng”, ông Zhang Zhiwei, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc của ngân hàng Nomura tại Hồng Kông, nhận xét.
Theo dự báo của giới quan sát, các số liệu về sản lượng công nghiệp và đầu tư tài sản cố định công bố trong ngày hôm nay sẽ cho thấy những tín hiệu của sự khởi sắc. Nếu vậy, kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu bình ổn trở lại sau khi giảm tốc 6 quý liên tục.
Tuy nhiên, bất kỳ sự cải thiện nào đối với kinh tế Trung Quốc ở thời điểm hiện tại cũng sẽ là mong manh bởi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và phục hồi chậm chạm của kinh tế Mỹ đang tạo ra những rào cản lớn đối với tăng trưởng toàn cầu. Những khó khăn ở thị trường nước ngoài đã đẩy số đơn hàng xuất khẩu mới mà Trung Quốc nhận được trong tháng 7 giảm mạnh nhất trong 8 tháng.
“Sự hồi phục nếu có sẽ rất khiêm tốn, chỉ là sự bình ổn trở lại và dần cải thiện. Cần phải có thêm những hành động chính sách mới để đảm bảo sự hồi phục tăng trưởng. Chúng tôi đã nhận thấy một số chuyển biến cần tới sự hỗ trợ”, ông Yiping Huang, chuyên gia kinh tế trưởng về các thị trường châu Á mới nổi thuộc Barclays Capital ở Hồng Kông, phát biểu.
Theo một báo cáo của PBoC vào tuần trước, lạm phát của Trung Quốc có thể tăng tốc trở lại sau tháng 8 do những yếu tố mùa vụ, cũng như chi phí nhân công và đầu vào tăng.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã liên tục giảm tốc kể từ đầu năm 2011, còn 7,6% trong quý 2 vừa qua, mức thấp nhất kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Giới phân tích dự báo, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ lên mức 7,9% trong năm nay, và mức tăng của cả năm sẽ là 8%. Mục tiêu tăng trưởng GDP mà Bắc Kinh đề ra cho năm 2012 này là 7,5%.
Lãnh đạo Trung Quốc đã hứa sẽ đẩy mạnh quá trình điều chỉnh chính sách trong 6 tháng cuối năm để hỗ trợ tăng trưởng. Ngoài việc cắt giảm lãi suất hai lần liên tiếp trong tháng 6 và 7 vừa qua, Bắc Kinh đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc liên tục từ tháng 11 năm ngoái, giải phóng khoảng 1,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ (191 tỷ USD) vốn cho vay.